dương cầm nhỏ
New member
- Xu
- 0
Áo Bông Che Đầu
Hỏi ai, ai đó thương không ?
Ðêm mưa một mãnh áo bông che đầu
Vì ai, ai có biết đâu ?
Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô !
Người đi Tam Ðảo, Ngũ Hồ,
Kẻ về khóc trúc Thương Ngô một mình
Non non, nước nước, tình tình,
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ !
Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Thương Vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Nhớ Người Xa
Ta nhớ người xa cánh núi sông
Người xa, xa có nhớ ta không?
Sao đương vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạnh lùng.
Vừa nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng, riêng cả đến tình chung
Tương tư lọ phải là trai gái
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng .
Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Gửi Người Cũ
Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào.
Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao ?
Trai gái bởi tay bà mụ nặn
Vợ chồng nguyên mối chị Hằng trao.
Xa đi ngán nỗi lòng thương nhớ,
Gần lại càng thêm dạ khát khao.
Bến Vị non Nùng xa cách mấy
Mà không buộc chặt sợi tơ đào ?
Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Vị Hoàng Hoài Cổ
Nô nức qua chơi thú Vị Hoàng
Này nơi phong vận đất nhiều quan
Trời kia khiến vậy: sông nên bãi
Ai khéo xoay ra phố nửa làng.
Khua gõ trống chuông, chùa vẫn nức,
Xì xèo tôm tép, chợ hầu tan.
Việc làng quan lớn đi đâu cả ?
Chỉ thấy năm ba bác xã bàn.
By Trần Tế Xương
nbhoanh
Sắp Tết rồi, post mấy câu đối của cụ Trần Tế Xương để bạn nào tâm đắc thì thuê viết để treo )
1.
Thiên hạ xác rồi, còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế, lại bôi vôi
2.
Không dưng xuân đến chi nhà tớ
Có nhẽ trời mà đóng cửa ai
3.
Nực cười thay: nêu không, pháp không, vôi bột cũng không, mà tết.
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi .
4.
Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Năm mới khác gì năm cũ, vạn người bán muối với mua vôi.
5.
Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy,
Người học, học cho hết sách, hay là thế thế thế mà thôi
Cô Lữ Buồn
Chúc Tết
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
By Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Xuân Hứng
Một ngọn đông phong sẽ thổi phào,
Đông quân nhường tỏ lối ra vào.
Tường mai ngõ hạnh tuy như cũ,
Lá bướm cành chim đã thế nào.
Tranh pháo vui xem con trẻ nọ,
Tóc râu thêm sợ tuổi trời cao.
Tìm xuân dễ biết xuân đâu tá,
Hương khói nhà ai cũng ngạt ngào.
By Trần Tế Xương
hegemony45
Đi ... mất ô
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh đã trở dậy, em nằm trơ trơ.
Hỏi ô, ô mất bao giờ
Hỏi em, em chỉ ậm ờ không thưa.
Chỉ e rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình.
Tú Xương.
Cô Lữ Buồn
Cảm Tết
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo!
Tiền bạc trong kho, chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh đường sắp gói, e nồm chẩy,
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu .. ..
Thôi thế thì thôi, đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo!
By Trần Tế Xương
hegemony45
Tết dán câu đối
Nhập thế cục bất khả vô văn tự, (1)
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài
Huống thân danh đã đỗ tú tài
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối.
Đối rằng :
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt. (2)
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ?
Thưa rằng : hay thực là hay !
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài ?
Xưa nay em vẫn chịu ngài .. .. (3)
(1). Bước vào đời không thể không chữ nghĩa.
(2). Cái phẩm giá tột cùng ở cõi người là tấm tình với trăng gió.
Sự phong lưu bậc nhất trên cõi đời là cốt cách giang hồ.
(3). Câu "chịu ngài" của bà Tú hàm cả hai ý :
chịu văn chương ngài hay và chịu cái tính "ngông" của ngài nữa !
Cô Lữ Buồn
Nhớ Người Xa
Ta nhớ người xa cánh núi sông
Người xa, xa có nhớ ta không?
Sao đương vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạnh lùng.
Vừa nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng, riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là trai gái
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng.
By Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Hóa Ra Dưa
Ước gì ta hóa ra dưa
Để cho người tắm nước mưa chậu đồng!
Ước gi ta hóa ra hồng
Để cho người bế người bồng trên tay.
By Trần Tế Xương
--------tự động gộp bài viết-------
Sông Lấp Nam Định
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
By Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Chữ Nho
Nào có ra gì cái chữ nho!
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!
By Trần Tế Xương
Cô Lữ Buồn
Chợt Giấc
Nằm nghe tiếng trống trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao cbợt tỉnh ra.
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta ?
By Trần Tế Xương
Cuộc sống sự nghiệp
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Loixua65a.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Loixua65a.jpg
Trời sinh ta ở trên đời biết chi?
Biết chăng cũng chẳng biết gì:
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà cứ nghĩ rằng ta giỏi,
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
Bức tranh hiện thực trong thơ Tú Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực của xã hội thực dân - nửa phong kiến là như vậy! Cảm hứng trong thơ Tú Xương hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những cái tốt lành, những cái thuộc về sức sống, về bản lĩnh của dân tộc, của nhân dân, dù có bị ẩn kín xuống nhưng vẫn không bao giờ mai một trong hoàn cảnh lịch sử tang tóc đó. Thi sĩ Tú Xương biết buồn đau trước vận nước vận dân. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Vịnh khoa thi Hương
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. [5]
Lọng cắm rợp trời, quan Sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra. [6]
Nhân tài đất Bắc nào ai đó ?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà !
Giễu người thi đỗ
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không [7]
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng ! [8]
Tính trào phúng được đẩy lên mức cao khi Tú Xương vừa phản ánh cái hiện thực vừa như trả đũa lũ quan lại nhũng nhiễu bằng cách giúi đầy phân vào miệng chúng như bài:
Ông cò
Hà Nam danh giá nhất ông cò [9]
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống toang đành chịu giột [10]
Tám giờ chuông đánh phải nằm co [11]
Người quên mất thẻ âu trời cãi [12]
Chó chạy ra đường có chủ lo [13]
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được [14]
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to
Đặc biệt bài thơ có một sức khái quát lớn về cả lũ quan lại và văng một tiếng chửi vào Hoàng Cao Khải, tên đại Việt gian cho Pháp thời đó:
Phường nhơ [15]
Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ [16]
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ
Nào sọt, nào quang, nào bộ gắp [17]
Đứa bưng đứa hót đứa đang chờ [18]
Mình hôi mũi ngạt không kỳ quản,
Áo ấm cơm no vẫn nhởn nhơ
Ngán nỗi hàng phường khi cúng tế,
Vẽ ông ôm đít để lên thờ [19]
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Sự trân trọng, tri ân ấy còn được ông nâng lên đến mức làm hẳn một bài "Văn tế sống vợ"
Văn tế sống vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ
Chúc Tết - Thơ Tú Xương
Hỏi ai, ai đó thương không ?
Ðêm mưa một mãnh áo bông che đầu
Vì ai, ai có biết đâu ?
Áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô !
Người đi Tam Ðảo, Ngũ Hồ,
Kẻ về khóc trúc Thương Ngô một mình
Non non, nước nước, tình tình,
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ !
Trần Tế Xương
21-12-2008, 16:14
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
Trần Tế Xương
22-12-2008, 09:09
Ta nhớ người xa cánh núi sông
Người xa, xa có nhớ ta không?
Sao đương vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạnh lùng.
Vừa nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng, riêng cả đến tình chung
Tương tư lọ phải là trai gái
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng .
Trần Tế Xương
24-12-2008, 00:30
Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào.
Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao ?
Trai gái bởi tay bà mụ nặn
Vợ chồng nguyên mối chị Hằng trao.
Xa đi ngán nỗi lòng thương nhớ,
Gần lại càng thêm dạ khát khao.
Bến Vị non Nùng xa cách mấy
Mà không buộc chặt sợi tơ đào ?
Trần Tế Xương
30-12-2008, 18:25
Nô nức qua chơi thú Vị Hoàng
Này nơi phong vận đất nhiều quan
Trời kia khiến vậy: sông nên bãi
Ai khéo xoay ra phố nửa làng.
Khua gõ trống chuông, chùa vẫn nức,
Xì xèo tôm tép, chợ hầu tan.
Việc làng quan lớn đi đâu cả ?
Chỉ thấy năm ba bác xã bàn.
By Trần Tế Xương
30-12-2008, 19:23
1.
Thiên hạ xác rồi, còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế, lại bôi vôi
2.
Không dưng xuân đến chi nhà tớ
Có nhẽ trời mà đóng cửa ai
3.
Nực cười thay: nêu không, pháp không, vôi bột cũng không, mà tết.
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi .
4.
Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Năm mới khác gì năm cũ, vạn người bán muối với mua vôi.
5.
Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy,
Người học, học cho hết sách, hay là thế thế thế mà thôi
31-12-2008, 12:39
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
By Trần Tế Xương
02-01-2009, 21:01
Một ngọn đông phong sẽ thổi phào,
Đông quân nhường tỏ lối ra vào.
Tường mai ngõ hạnh tuy như cũ,
Lá bướm cành chim đã thế nào.
Tranh pháo vui xem con trẻ nọ,
Tóc râu thêm sợ tuổi trời cao.
Tìm xuân dễ biết xuân đâu tá,
Hương khói nhà ai cũng ngạt ngào.
By Trần Tế Xương
03-01-2009, 15:55
Đêm qua anh đến chơi đây
Giày chân anh dận, ô tay anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh đã trở dậy, em nằm trơ trơ.
Hỏi ô, ô mất bao giờ
Hỏi em, em chỉ ậm ờ không thưa.
Chỉ e rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình.
Tú Xương.
13-01-2009, 13:33
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo!
Tiền bạc trong kho, chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh đường sắp gói, e nồm chẩy,
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu .. ..
Thôi thế thì thôi, đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo!
By Trần Tế Xương
13-01-2009, 14:48
Nhập thế cục bất khả vô văn tự, (1)
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài
Huống thân danh đã đỗ tú tài
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối.
Đối rằng :
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt. (2)
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ?
Thưa rằng : hay thực là hay !
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài ?
Xưa nay em vẫn chịu ngài .. .. (3)
(1). Bước vào đời không thể không chữ nghĩa.
(2). Cái phẩm giá tột cùng ở cõi người là tấm tình với trăng gió.
Sự phong lưu bậc nhất trên cõi đời là cốt cách giang hồ.
(3). Câu "chịu ngài" của bà Tú hàm cả hai ý :
chịu văn chương ngài hay và chịu cái tính "ngông" của ngài nữa !
09-02-2009, 22:00
Ta nhớ người xa cánh núi sông
Người xa, xa có nhớ ta không?
Sao đương vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạnh lùng.
Vừa nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng, riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là trai gái
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng.
By Trần Tế Xương
10-02-2009, 18:33
Ước gì ta hóa ra dưa
Để cho người tắm nước mưa chậu đồng!
Ước gi ta hóa ra hồng
Để cho người bế người bồng trên tay.
By Trần Tế Xương
--------tự động gộp bài viết-------
Sông Lấp Nam Định
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
By Trần Tế Xương
28-02-2009, 12:15
Nào có ra gì cái chữ nho!
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!
By Trần Tế Xương
28-02-2009, 13:06
Nằm nghe tiếng trống trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao cbợt tỉnh ra.
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta ?
By Trần Tế Xương
Cuộc sống sự nghiệp
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Loixua65a.jpg
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Loixua65a.jpg
- Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho "dài lưng tốn vải" như trong bài Hỏi ông trời của ông:
Trời sinh ta ở trên đời biết chi?
Biết chăng cũng chẳng biết gì:
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi
- Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu. Điều đó đã đi vào thơ ca của ông: Tiền bạc phó cho con mụ kiếm hoặc là Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ hay là Nuôi đủ năm con với một chồng, rồi ông cũng tự cười mình trong bài Phỗng sành:
Mắt thời thao láo, mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
Thế mà cứ nghĩ rằng ta giỏi,
Cứ việc ăn chơi chẳng học hành
Bức tranh hiện thực trong thơ Tú Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực của xã hội thực dân - nửa phong kiến là như vậy! Cảm hứng trong thơ Tú Xương hầu như không hướng nhiều về phía phản ánh những cái tốt lành, những cái thuộc về sức sống, về bản lĩnh của dân tộc, của nhân dân, dù có bị ẩn kín xuống nhưng vẫn không bao giờ mai một trong hoàn cảnh lịch sử tang tóc đó. Thi sĩ Tú Xương biết buồn đau trước vận nước vận dân. Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
Vịnh khoa thi Hương
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. [5]
Lọng cắm rợp trời, quan Sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra. [6]
Nhân tài đất Bắc nào ai đó ?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà !
Giễu người thi đỗ
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không [7]
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng ! [8]
Tính trào phúng được đẩy lên mức cao khi Tú Xương vừa phản ánh cái hiện thực vừa như trả đũa lũ quan lại nhũng nhiễu bằng cách giúi đầy phân vào miệng chúng như bài:
Ông cò
Hà Nam danh giá nhất ông cò [9]
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống toang đành chịu giột [10]
Tám giờ chuông đánh phải nằm co [11]
Người quên mất thẻ âu trời cãi [12]
Chó chạy ra đường có chủ lo [13]
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được [14]
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to
Đặc biệt bài thơ có một sức khái quát lớn về cả lũ quan lại và văng một tiếng chửi vào Hoàng Cao Khải, tên đại Việt gian cho Pháp thời đó:
Phường nhơ [15]
Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ [16]
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ
Nào sọt, nào quang, nào bộ gắp [17]
Đứa bưng đứa hót đứa đang chờ [18]
Mình hôi mũi ngạt không kỳ quản,
Áo ấm cơm no vẫn nhởn nhơ
Ngán nỗi hàng phường khi cúng tế,
Vẽ ông ôm đít để lên thờ [19]
- Đề tài người vợ trong thơ của Tú Xương cũng rất được quan tâm và đón nhận. Cuộc đời ông chỉ sống được có 37 năm, nhưng học hành thi cử đến 8 lần mới đỗ Tú Tài, mọi việc ở nhà đều là một tay của bà Tú gánh vác. Chính vì vậy, Tú Xương rất trân trọng vợ mình, ông viết về vợ như một sự tri ân.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Sự trân trọng, tri ân ấy còn được ông nâng lên đến mức làm hẳn một bài "Văn tế sống vợ"
Văn tế sống vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ
Chúc Tết - Thơ Tú Xương