Đây là vở tập làm văn của death00 theo chương trình cũ nhưng có rất nhiều bài vẫn được học trong chương trình mới. Mình đánh ra đây cho các bạn tham khảo. Các bài văn sẽ lần lượt được trình bày dưới dạng đề bài và bài làm. Mong là sẽ trở thành tài liệu tham khảo có ích cho các bạn học sinh phổ thông. Mình sẽ gõ dần dần vì cũng có khá nhiều bài và mỗi bài lại khá dài. Có nhận xét của thày cô chấm nhưng death00 chỉ xin gõ ra nội dung thôi các bạn nhé.
Đầu tiên death00 sẽ trích bài viết về "Thơ duyên" của tác gia Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11.
ĐỀ BÀI: Bình giảng 6 câu thơ đầu trong bài thơ "Thơ duyên" của Xuân Diệu.
Xuân Diệu là 1 hồn thơ mãnh liệt, sôi nổi, không bao giờ để lòng mình khép kín với cuộc đời, với đất trời. Đó là một tâm hồn đam mê sống, đam mê yêu và khát khao được yêu. Xuân Diệu nhìn cuộc đời với đôi mắt "xanh non, biếc rờn" nên đi tới đâu mọi thứ cũng trở nên vô cùng tươi tắn, đẹp đẽ và giàu sức sống khiến cho mọi người đọc thơ ông cũng cảm thấy cuộc sống này thật là đẹp, thật đáng yêu. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu cũng không phải là ngoại lệ. Điều đó đã được khẳng định rất rõ ràng trong 6 câu thơ đầu của bài thơ "Thơ duyên" được sáng tác năm 1938.
6 câu thơ đầu của bài thơ "Thơ duyên" thực sự là một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động và đẹp đẽ. Là mô tả thiên nhiên mà thiên nhiên cũng có hồn, cũng ngập tràn sức sống mãnh liệt, bởi vậy mới thấy hết được tài thơ của Xuân Diệu. Bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc ấy không những có màu sắc mà còn có cả âm thanh rộn rã của tạo vật, điều đó lại càng làm cho cảnh vật thêm sức sống, thêm duyên dáng, thướt tha. Những nét vẽ đầu tiên của Xuân Diệu đã mở ra cho người đọc, người xem một buổi chiều:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên”
Ngay ở những câu thơ đầu tiên ta đã thấy cảnh vật quấn quýt đầy yêu thương và thiết tha giao cảm. Buổi chiều trong thơ cổ thường mang đến cho người đọc những cảm giác u sầu, buồn tẻ và quạnh hiu như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn”
Buổi chiều còn là khoảng thời gian gắn với sự cô đơn và trống vắng:
“Có buổi chiều nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là cái bóng
Hoa tàn một mình em không hay”
(Dạ khúc-Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Nhưng với Xuân Diệu, buổi chiều không phải là khoảng thời gian buồn bã, lẻ loi và cô đơn mà lại luôn mang một âm hưởng tươi vui, rộn rã và chứa chan cảm xúc. Ông nhìn cảnh chiều bằng một đôi mắt khác hẳn. Đó là một đôi mắt của sự phấn chấn, tươi tắn và trẻ trung. Buổi chiều ở đây lại cũng không phải là một buổi chiều bình thường mà là một buổi chiều thu. Đấy! Nhắc đến mùa thu là người ta thấy ngay một cảm giác dễ chịu và mát mẻ. Đã đến chiều thu mà lại là chiều mộng nữa chứ! “Chiều mộng” ở đây có lẽ là một buổi chiều thơ mộng, buổi chiều ấy đẹp như một giấc mơ hồng của tình yêu. Những vần thơ đang ngân nga trong lòng người cũng như hòa quện, quấn quýt trên cành cây, ngọn lá. xao xuyến cả trời chiều. “Buổi chiều mộng” êm nhẹ như ru với năng vàng ươm trên ngọn cây với không gian lung linh, huyền ảo, gợi bao ý thơ, gợi bao cảm xúc. Buổi chiều mộng còn đón tiếp một hồn thơ mãnh liệt, căng tràn nên càng trở nên sống động, đẹp đẽ đầy chất thơ. Ngay cả những cành cây, ngọn cỏ khi đi vào thơ Xuân Diệu cũng trở nên có thần sắc và có một linh hồn “nhánh duyên”. Chúng nhỏ nhắn, duyên dáng và đáng yêu vô cùng, chúng là nhánh cây của tình yêu, nhánh cây mang màu của hạnh phúc.
Không chỉ thế mà khắp không gian còn rộn vang những âm thanh tươi vui của chim chóc:
“Cây me ríu rít cặp chim chuyền”
Ở đây ta thấy xuất hiện một hình ảnh thiên nhiên rất mới, đó là cây me- dấu hiệu của mùa thu. Khi cây me xanh rợp, chim chóc đua nhau kéo đến chính là lúc mùa thu đã đến, mang theo biết bao thi hứng cho thi nhân về đề tài mùa thu.. Tiếng hót của những chú chim vang lên ngân nga trong không gian, chan hòa cùng đất trời, cùng chiều thu thơ mộng. Đâu phải chỉ có con người mới đi tìm hạnh phúc, đâu phải chỉ có con người mới say trong đôi lứa, đâu phải chỉ có con người mới ngây ngất trong tình yêu mà chim muông cũng tìm đến nhau,cũng hạnh phúc, cũng quấn quýt bên nhau có đôi, có cặp. Những hình ảnh cây me, chim chóc đi vào trong thơ Xuân Diệu thật tự nhiên và sinh động, nó đã trở thành một biểu tượng cho sự hạnh phúc, sự sum vầy lứa đôi. Biết đâu dưới bóng cây me ấy lại là nơi hẹn hò, gặp gỡ nhau của những cặp uyên ương? Với Xuân Diệu thiên nhiên là cả một bầu thơ rộng lớn không tả xiết vẻ đẹp lộng lẫy, tự nhiên và rất “thiên nhiên” của nó, ông thường gửi gắm vào đó một tình yêu cháy bỏng nồng nàn và vô cùng mãnh liệt.
Ngay ở 2 câu thơ đầu ta cũng thấy được khát vọng yêu và được yêu của Xuân Diệu. Tâm hồn đam mê ấy luôn mong muốn có được một tình yêu như vần thơ hòa trên nhánh duyên như những đôi chim cặp kè hạnh phúc. Không thể giấu nổi khát vọng ấy, Xuân Diệu lại càng say mê, ngây ngất trước cảnh vật:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
Nói về mùa thu thì màu vàng đã trở thành một gam màu chủ đạo từ xưa đến nay trong thơ của hầu hết các nhà thơ nói riêng cà các nhà nghệ thuật nói chung.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Hay đối với các nhà thơ mới thì mùa thu hiện lên:
“Anh cầm trên tay giọt nắng vàng tươi
Lá lốm đốm thu đã về một nửa”
(Thu về một nửa – Võ Văn Trực)
Nhưng Xuân Diệu nhìn mùa thu với một tâm trạng hoàn toàn khác. Ông tả mùa thu với toàn màu xanh. Đó là một đột phá đáng kể. Nguyễn Khuyến khi viết về mùa thu cũng sử dụng màu xanh:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
(Thu điếu)
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
(Thu ẩm)
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”
(Thu vịnh)
Nhưng đấy là cái nhìn của một tâm trạng u hoài, trầm lắng, cô đơn, lạc lõng vì mất nước. Màu xanh của Xuân Diệu hoàn toàn khác. Nó không chỉ là màu xanh của cỏ cây, đất trời mà còn là màu xanh của tình yêu, của hi vọng. Đã xanh mà lại còn “xanh ngọc” thì quả thật là tuyệt! Màu xanh tràn ngập thiên nhiên, lấp lánh sự sống làm cho không khí không lạnh lẽo như mùa đông, không oi nồng như mùa hạ, và không ẩm ướt như mùa xuân mà khiến cho người đọc có cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Tác giả còn sử dụng động từ “đổ” lại càng diễn tả sự choáng ngợp và tràn trề của sự sống và của hi vọng…
(còn tiếp)
Đầu tiên death00 sẽ trích bài viết về "Thơ duyên" của tác gia Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11.
ĐỀ BÀI: Bình giảng 6 câu thơ đầu trong bài thơ "Thơ duyên" của Xuân Diệu.
BÀI LÀM:
Xuân Diệu là 1 hồn thơ mãnh liệt, sôi nổi, không bao giờ để lòng mình khép kín với cuộc đời, với đất trời. Đó là một tâm hồn đam mê sống, đam mê yêu và khát khao được yêu. Xuân Diệu nhìn cuộc đời với đôi mắt "xanh non, biếc rờn" nên đi tới đâu mọi thứ cũng trở nên vô cùng tươi tắn, đẹp đẽ và giàu sức sống khiến cho mọi người đọc thơ ông cũng cảm thấy cuộc sống này thật là đẹp, thật đáng yêu. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu cũng không phải là ngoại lệ. Điều đó đã được khẳng định rất rõ ràng trong 6 câu thơ đầu của bài thơ "Thơ duyên" được sáng tác năm 1938.
6 câu thơ đầu của bài thơ "Thơ duyên" thực sự là một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động và đẹp đẽ. Là mô tả thiên nhiên mà thiên nhiên cũng có hồn, cũng ngập tràn sức sống mãnh liệt, bởi vậy mới thấy hết được tài thơ của Xuân Diệu. Bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc ấy không những có màu sắc mà còn có cả âm thanh rộn rã của tạo vật, điều đó lại càng làm cho cảnh vật thêm sức sống, thêm duyên dáng, thướt tha. Những nét vẽ đầu tiên của Xuân Diệu đã mở ra cho người đọc, người xem một buổi chiều:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên”
Ngay ở những câu thơ đầu tiên ta đã thấy cảnh vật quấn quýt đầy yêu thương và thiết tha giao cảm. Buổi chiều trong thơ cổ thường mang đến cho người đọc những cảm giác u sầu, buồn tẻ và quạnh hiu như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
“Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn”
Buổi chiều còn là khoảng thời gian gắn với sự cô đơn và trống vắng:
“Có buổi chiều nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là cái bóng
Hoa tàn một mình em không hay”
(Dạ khúc-Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Nhưng với Xuân Diệu, buổi chiều không phải là khoảng thời gian buồn bã, lẻ loi và cô đơn mà lại luôn mang một âm hưởng tươi vui, rộn rã và chứa chan cảm xúc. Ông nhìn cảnh chiều bằng một đôi mắt khác hẳn. Đó là một đôi mắt của sự phấn chấn, tươi tắn và trẻ trung. Buổi chiều ở đây lại cũng không phải là một buổi chiều bình thường mà là một buổi chiều thu. Đấy! Nhắc đến mùa thu là người ta thấy ngay một cảm giác dễ chịu và mát mẻ. Đã đến chiều thu mà lại là chiều mộng nữa chứ! “Chiều mộng” ở đây có lẽ là một buổi chiều thơ mộng, buổi chiều ấy đẹp như một giấc mơ hồng của tình yêu. Những vần thơ đang ngân nga trong lòng người cũng như hòa quện, quấn quýt trên cành cây, ngọn lá. xao xuyến cả trời chiều. “Buổi chiều mộng” êm nhẹ như ru với năng vàng ươm trên ngọn cây với không gian lung linh, huyền ảo, gợi bao ý thơ, gợi bao cảm xúc. Buổi chiều mộng còn đón tiếp một hồn thơ mãnh liệt, căng tràn nên càng trở nên sống động, đẹp đẽ đầy chất thơ. Ngay cả những cành cây, ngọn cỏ khi đi vào thơ Xuân Diệu cũng trở nên có thần sắc và có một linh hồn “nhánh duyên”. Chúng nhỏ nhắn, duyên dáng và đáng yêu vô cùng, chúng là nhánh cây của tình yêu, nhánh cây mang màu của hạnh phúc.
Không chỉ thế mà khắp không gian còn rộn vang những âm thanh tươi vui của chim chóc:
“Cây me ríu rít cặp chim chuyền”
Ở đây ta thấy xuất hiện một hình ảnh thiên nhiên rất mới, đó là cây me- dấu hiệu của mùa thu. Khi cây me xanh rợp, chim chóc đua nhau kéo đến chính là lúc mùa thu đã đến, mang theo biết bao thi hứng cho thi nhân về đề tài mùa thu.. Tiếng hót của những chú chim vang lên ngân nga trong không gian, chan hòa cùng đất trời, cùng chiều thu thơ mộng. Đâu phải chỉ có con người mới đi tìm hạnh phúc, đâu phải chỉ có con người mới say trong đôi lứa, đâu phải chỉ có con người mới ngây ngất trong tình yêu mà chim muông cũng tìm đến nhau,cũng hạnh phúc, cũng quấn quýt bên nhau có đôi, có cặp. Những hình ảnh cây me, chim chóc đi vào trong thơ Xuân Diệu thật tự nhiên và sinh động, nó đã trở thành một biểu tượng cho sự hạnh phúc, sự sum vầy lứa đôi. Biết đâu dưới bóng cây me ấy lại là nơi hẹn hò, gặp gỡ nhau của những cặp uyên ương? Với Xuân Diệu thiên nhiên là cả một bầu thơ rộng lớn không tả xiết vẻ đẹp lộng lẫy, tự nhiên và rất “thiên nhiên” của nó, ông thường gửi gắm vào đó một tình yêu cháy bỏng nồng nàn và vô cùng mãnh liệt.
Ngay ở 2 câu thơ đầu ta cũng thấy được khát vọng yêu và được yêu của Xuân Diệu. Tâm hồn đam mê ấy luôn mong muốn có được một tình yêu như vần thơ hòa trên nhánh duyên như những đôi chim cặp kè hạnh phúc. Không thể giấu nổi khát vọng ấy, Xuân Diệu lại càng say mê, ngây ngất trước cảnh vật:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
Nói về mùa thu thì màu vàng đã trở thành một gam màu chủ đạo từ xưa đến nay trong thơ của hầu hết các nhà thơ nói riêng cà các nhà nghệ thuật nói chung.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
Hay đối với các nhà thơ mới thì mùa thu hiện lên:
“Anh cầm trên tay giọt nắng vàng tươi
Lá lốm đốm thu đã về một nửa”
(Thu về một nửa – Võ Văn Trực)
Nhưng Xuân Diệu nhìn mùa thu với một tâm trạng hoàn toàn khác. Ông tả mùa thu với toàn màu xanh. Đó là một đột phá đáng kể. Nguyễn Khuyến khi viết về mùa thu cũng sử dụng màu xanh:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
(Thu điếu)
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
(Thu ẩm)
“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”
(Thu vịnh)
Nhưng đấy là cái nhìn của một tâm trạng u hoài, trầm lắng, cô đơn, lạc lõng vì mất nước. Màu xanh của Xuân Diệu hoàn toàn khác. Nó không chỉ là màu xanh của cỏ cây, đất trời mà còn là màu xanh của tình yêu, của hi vọng. Đã xanh mà lại còn “xanh ngọc” thì quả thật là tuyệt! Màu xanh tràn ngập thiên nhiên, lấp lánh sự sống làm cho không khí không lạnh lẽo như mùa đông, không oi nồng như mùa hạ, và không ẩm ướt như mùa xuân mà khiến cho người đọc có cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Tác giả còn sử dụng động từ “đổ” lại càng diễn tả sự choáng ngợp và tràn trề của sự sống và của hi vọng…
(còn tiếp)