Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đã từng nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bác Hồ là người nhìn xa trông rộng, lúc nào cũng dự đoán được rất đúng những sự việc sẽ xảy ra. Thư chúc tết của Bác gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước năm nào cũng vậy, ngắn gọn, giản dị, xúc tích, chân tình, đằm thắm và lạc quan yêu đời”. Nội dung trong những bài thơ chúc tết ấy còn thể hiện như những “câu sấm” tiên đoán trước được những sự việc sẽ xảy ra, như những lời hịch kêu gọi đồng bào, chiến sĩ, cán bộ và nhân dân cả nước luôn tiến lên trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước.
Vào các dịp dân tộc đón xuân mới, là mỗi dịp Bác gặp gỡ, dặn dò, chỉ bảo cán bộ chiến sĩ…”. Phó Chủ tịch còn nói: “Tôi có một quyển sổ tay bìa cứng, trong đó tôi ghi lại được hết những bài thơ và bức thư chúc tết của Bác Hồ từ năm Bình Tuất (1946) đến năm Kỷ Dậu (1969) khi Bác đi xa”. Tôi đọc thơ chúc tết của Bác và nghiền ngẫm lại thấy Bác thật sự là một nhà tiên tri. Tôi đã già, tuổi tác hạn chế trí nhớ, nhưng nghe lời Bác tôi vẫn tiếp tục học, học nữa và học mãi để phục vụ nhân dân. Tôi học qua những bài học kinh nghiệm của năm tháng là học trò trung thành của Bác. Tôi học trong công tác hàng ngày, học trong cuộc sống và học trong sách vở, báo chí, không ngừng trau dồi tri thức để phục vụ nhân dân nhiều hơn và tốt hơn như lời Bác đã dạy.
Chúng ta đều thấy rằng thơ Bác Hồ trong mỗi dịp xuân về, như những cánh én bay, rộn ràng báo những tin vui, và điều đặc biệt là ta có thể tìm ra những điều người nói, suy nghĩ, dự báo trong đó.
Chẳng hạn như bài thơ chúc tết năm Canh Dần (1950) người chỉ rõ rằng: “Cuộc kháng chiến sẽ bước sang giai đoạn mới, chuyển sang tổng phản công, năm mới chắc là một năm đại thắng lợi”:
Kính chúc đồng bào năm mới
Mọi người càng thêm phấn khởi
Toàn dân xung phong thi đua
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới
Chuyển mau sang tổng phản công
Kháng chiến nhất định thắng lợi
Trong tập truyện ký “vừa đi đường vừa kể chuyện” dưới bút danh T. Lan, Bác kể lại chuyến đi thị sát chiến dịch biên giới (1950) và nêu thật cụ thể ngày giành thắng lợi: “Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng lợi”. Đúng như lời tiên tri của Bác, bốn năm sau, với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, toàn dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến thực dân Pháp.
Và mùa xuân Tân Mão (1951), Bác chúc:
“Nhiều xuân kháng chiến
Càng gần thành công”
đến năm sau mùa xuân Nhâm Thìn (1952)
“Xuân này xuân Nhâm Thìn,
Kháng chiến vừa sáu năm
Trường kỳ và gian khổ
Chắc thắng trăm phần trăm
Chiến sĩ thi giết giặc
Đồng bào thi tăng gia
Năm mới thi đua mới
Thắng lợi ắt về ta
Mấy câu thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi vừa là mừng xuân”
Đúng năm 1954, cuộc kháng chiến đã hoàn toàn thắng lợi. Ngày chuẩn bị bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, trong bức thư gửi chiến sĩ vào dịp tết Nguyên Đán, Bác Hồ giao nhiệm vụ lịch sử: “Bác mong các cháu nêu cao quyết tâm… xuân năm nay thành mùa xuân đại thắng lợi”.
Cách mạng nước ta tiến lên chặng đường mới, mở đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất câu thơ mừng xuân của Bác như một chân trời mở rộng “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Bài thơ Xuân của Bác 1961 như kêu gọi cả hai miền quyết tâm giành thắng lợi.
Mừng năm mới mừng xuân mới
Mừng Việt Nam mừng thế giới!
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Kế hoạch năm năm thêm phấn khởi
Chúc miền Bắc hăng hái thi đua
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới
Chúc hòa bình thống nhất thành công
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi
Bác kêu gọi miền Bắc cùng hăng hái thi đua, miền nam càng đoàn kết tiến tới. Xuân 1962 Nhâm Dần, xuân 1963 Quý Mão, xuân 1964 Giáp Thìn cũng vậy và đã thấy ngày vui đang đến, mỗi xuân một thêm gần: Xuân Ất Tỵ 1965 Bác đã nhìn thấy:
“Miền Nam kháng chiến ngày càng thắng lợi” và tin chắc “Hòa bình thống nhất ắt hắn thành công”.
Và tới xuân 1967 được dự đoán “Hơn hẳn mấy xuân qua”sang năm 1969 lại “chắc càng thắng to”. Đó là năm cuối cùng sức khỏe của Bác giảm nhiều, nhưng trước tương lai tốt đẹp của đất nước, Người như khỏe ra, lời thơ càng rộn ràng, nhịp điệu thơ càng náo nức, lời chúc thơ xưa càng thể hiện nhiều ý tưởng tiên tri.
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.
“Đánh cho Mỹ cút” là phải đuổi Mỹ sau đó mới “Đánh cho nguỵ nhào”, câu thơ của Bác như lời chỉ đường cho sự nghiệp giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước. Như vậy tiên đoán của Bác đã được khẳng định từ Hiệp định Pari 1973 Đế quốc mỹ phải cút khỏi nước ta và năm 1975, ngụy nhào, đất nước thống nhất Bắc Nam liền một dải.
[FLASH]https://www.nhaccuatui.com/m/RsXVDM9-9z[/FLASH]
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng một lần nữa lại nhắc lại “Tôi đọc thơ chúc tết của Bác và nghiền ngẫm lại thấy Bác thật sự là một nhà tiên tri”.
Tiên tri, vì trong đó bao giờ cũng thâu tóm, báo trước những mục tiêu lớn, giúp đồng bào và chiến sĩ thấy được tình thế mới của cách mạng. Bên cạnh đó, hay hòa vào đó là niềm vui sống, là tinh thần lạc quan của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh./.
Nguồn : svhttdl.bacgiang.gov.vn
Vào các dịp dân tộc đón xuân mới, là mỗi dịp Bác gặp gỡ, dặn dò, chỉ bảo cán bộ chiến sĩ…”. Phó Chủ tịch còn nói: “Tôi có một quyển sổ tay bìa cứng, trong đó tôi ghi lại được hết những bài thơ và bức thư chúc tết của Bác Hồ từ năm Bình Tuất (1946) đến năm Kỷ Dậu (1969) khi Bác đi xa”. Tôi đọc thơ chúc tết của Bác và nghiền ngẫm lại thấy Bác thật sự là một nhà tiên tri. Tôi đã già, tuổi tác hạn chế trí nhớ, nhưng nghe lời Bác tôi vẫn tiếp tục học, học nữa và học mãi để phục vụ nhân dân. Tôi học qua những bài học kinh nghiệm của năm tháng là học trò trung thành của Bác. Tôi học trong công tác hàng ngày, học trong cuộc sống và học trong sách vở, báo chí, không ngừng trau dồi tri thức để phục vụ nhân dân nhiều hơn và tốt hơn như lời Bác đã dạy.
Chúng ta đều thấy rằng thơ Bác Hồ trong mỗi dịp xuân về, như những cánh én bay, rộn ràng báo những tin vui, và điều đặc biệt là ta có thể tìm ra những điều người nói, suy nghĩ, dự báo trong đó.
Chẳng hạn như bài thơ chúc tết năm Canh Dần (1950) người chỉ rõ rằng: “Cuộc kháng chiến sẽ bước sang giai đoạn mới, chuyển sang tổng phản công, năm mới chắc là một năm đại thắng lợi”:
Kính chúc đồng bào năm mới
Mọi người càng thêm phấn khởi
Toàn dân xung phong thi đua
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới
Chuyển mau sang tổng phản công
Kháng chiến nhất định thắng lợi
Xuân Canh Dần 1950
Và mùa xuân Tân Mão (1951), Bác chúc:
“Nhiều xuân kháng chiến
Càng gần thành công”
đến năm sau mùa xuân Nhâm Thìn (1952)
“Xuân này xuân Nhâm Thìn,
Kháng chiến vừa sáu năm
Trường kỳ và gian khổ
Chắc thắng trăm phần trăm
Chiến sĩ thi giết giặc
Đồng bào thi tăng gia
Năm mới thi đua mới
Thắng lợi ắt về ta
Mấy câu thành thật nôm na
Vừa là kêu gọi vừa là mừng xuân”
Nhâm Thìn 1952
Cách mạng nước ta tiến lên chặng đường mới, mở đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất câu thơ mừng xuân của Bác như một chân trời mở rộng “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Bài thơ Xuân của Bác 1961 như kêu gọi cả hai miền quyết tâm giành thắng lợi.
Mừng năm mới mừng xuân mới
Mừng Việt Nam mừng thế giới!
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Kế hoạch năm năm thêm phấn khởi
Chúc miền Bắc hăng hái thi đua
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới
Chúc hòa bình thống nhất thành công
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi
Tân Sửu 1961
“Miền Nam kháng chiến ngày càng thắng lợi” và tin chắc “Hòa bình thống nhất ắt hắn thành công”.
Và tới xuân 1967 được dự đoán “Hơn hẳn mấy xuân qua”sang năm 1969 lại “chắc càng thắng to”. Đó là năm cuối cùng sức khỏe của Bác giảm nhiều, nhưng trước tương lai tốt đẹp của đất nước, Người như khỏe ra, lời thơ càng rộn ràng, nhịp điệu thơ càng náo nức, lời chúc thơ xưa càng thể hiện nhiều ý tưởng tiên tri.
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.
Xuân Kỷ Dậu 1969
[FLASH]https://www.nhaccuatui.com/m/RsXVDM9-9z[/FLASH]
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng một lần nữa lại nhắc lại “Tôi đọc thơ chúc tết của Bác và nghiền ngẫm lại thấy Bác thật sự là một nhà tiên tri”.
Tiên tri, vì trong đó bao giờ cũng thâu tóm, báo trước những mục tiêu lớn, giúp đồng bào và chiến sĩ thấy được tình thế mới của cách mạng. Bên cạnh đó, hay hòa vào đó là niềm vui sống, là tinh thần lạc quan của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh./.
Nguồn : svhttdl.bacgiang.gov.vn