Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, trên thế giới hiện nay, các quốc gia khối Hồi Giáo có trình độ giáo dục thấp nhất và chính sự khiếm khuyết về giáo dục này là môi trường thuận lợi cho sự cuồng tín tôn giáo tồn tại và bùng phát.
Hiện nay, Hồi Giáo trên thế giới được ước lượng có khoảng 1 tỷ 400 triệu tín đồ, tập trung trong 57 quốc gia. Tại tất cả các nước này chỉ có khoảng 500 trường đại học, trong khi tại Hoa Kỳ đã có 5.758 trường và Ấn Độ 8.407 trường!
Cuốn “Academic Ranking of World Universities” của Trường Đại Học Shanghai Jiao Tong ấn hành năm 2004 cho biết hiện nay có đến 90% số tín đồ Thiên Chúa Giáo trên thế giới biết đọc và biết viết, trong khi tín đồ Hồi Giáo chỉ có 40%.
Trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo, số người có trình độ trung học lên đến 98%, trong khi cộng đồng Hồi Giáo dưới 50%. Tài liệu trên cũng cho biết số tín đồ Thiên Chúa Giáo bậc đại học khoảng 40% trong khi Hồi Giáo chỉ có 2%.
Cứ mỗi 1 triệu dân, Hoa Kỳ có 4.000 nhà khoa học, Nhật Bổn có 5.000 nhà khoa học, trong khi các quốc gia có đông dân Hồi Giáo chỉ có 230 nhà khoa học trên mỗi 1 triệu người mà thôi. Trong thế giới Ả Rập, chỉ có 50 nhà kỹ thuật trên mỗi 1 triệu dân Ả Rập.
Về phương diện phổ biến văn hóa trong dân chúng, ở Singapore khoảng 1.000 dân có 360 tờ báo, còn ở Pakistan, 1.000 dân chỉ có 23 tờ báo. Ở Anh Quốc, mỗi triệu dân có 2.000 đề tựa sách, trong khi ở Ai Cập, mỗi triệu dân chỉ có 20 tựa sách!
Vài con số thống kê vừa trình bày cho chúng ta thấy các nước trong thế giới Hồi Giáo thiếu khả năng tạo ra kiến thức. Sở dĩ tỷ lệ thất học và kiến thức trong khối Hồi Giáo thấp như vậy, trước tiên là vì luật Hồi Giáo không cho phép phụ nữ đi học, trong khi số tín đồ phụ nữ luôn chiếm trên 50% tổng số tín đồ Hồi Giáo. Ngoài ra, các tín đồ Hồi Giáo thường chỉ được khuyến khích học văn hóa vừa đủ để có thể học giáo lý Hồi Giáo mà thôi. Vì thiếu trình độ văn hóa, đa số tín đồ Hồi Giáo bị nhốt chặt trong những tín điều cứng nhắc, không hề biết thế giới bên ngoài có những gì khá hơn và văn minh hơn hay không. Vì thế, lúc nào họ cũng sẵn sàng vâng lệnh các giáo sĩ của họ, và nếu số giáo sĩ này là những thành phần hoạt đầu chính trị thì thật là một thảm họa! Rất nhiều tín đồ Hồi Giáo đã được sống với các cộng đồng khác trên thế giới và được đối đãi rất tử tế, và rất mong muốn cộng đồng của họ tại quê nhà sớm được giải thoát khỏi tình trạng lạc hậu, bị kèm hãm, mất nhiều thứ tự do, nhất là giới phụ nữ. Họ ước ao những đồng đạo và đồng hương của họ được sống như những con người có nhân phẩm và được hưởng những tiện ích của thế giới văn minh ngày nay. Nhiều người đã đứng lên tranh đấu để giải phóng đồng bào họ, nhưng rất khó khăn.
Một thí dụ cụ thể là trường hợp của bà Taslima Rasreen, nữ văn sĩ Bangladesh. Trước tiên bà viết cuốn Lajja, có nghĩa là "Sự Tủi Hổ" để nói lên thân phận của người phụ nữ Hồi Giáo ở đất nước bà. Cuốn sách này đã bị các giáo sĩ Hồi Giáo tịch thu và cấm các tín đồ đọc. Bà viết cuốn thứ hai có tên là Utal Hawa. Đây là một tập tự truyện kể lại cuộc đời tủi nhục của bà khi sinh ra và lớn lên trong cộng đồng Hồi Giáo. Sách này cũng bị tịch thu và bị cấm đọc. Bà viết cuốn thứ ba có tên là "Tuổi thơ nữ" để nói lên thân phận của các em gái Hồi Giáo. Ngay sau đó, cả chính quyền Hồi Giáo lẫn các giáo sĩ đã cho thi hành những biện pháp cứng rắn đối với bà. Sách của bà bị cấm in, cấm phát hành, cấm bán, cấm lưu trữ và cấm sở hữu tại xứ sở này. Ai bất tuân sẽ bị trừng phạt nặng. Lý do bị cấm là vì những sách đó có chứa đựng những tình cảm bài bác Hồi Giáo, có thể làm bùng nổ những xung đột tôn giáo, và làm mất sự đồng bộ về chính trị cũng như xã hội. Bà phát biểu:
“Nói trắng ra là như thế này: làm gì có cái gọi là sự đồng bộ về chính trị và xã hội tại quê hương tôi. Nếu có, thì cái đám khủng bố chính trị cũng như tôn giáo đã bị xua đuổi từ đời nào rồi. Những tội ác, sát nhân cứ thế mà sinh sôi nẩy nở, những phụ nữ cứ mãi bị hãm hiếp, có những người phải tự tử sau đó. Hàng ngàn trong số họ bị đánh đập, bị ném đá cho tới chết. Từ khi tôn giáo trở thành sức mạnh cơ bản, không có không được, để xây dựng quốc gia, sự tra tấn cứ thế phát triển lên mãi. Đám chính thống đã thiêu hủy tới tận cùng điều gọi là tình tự giữa người và người. Nếu chẳng có ai lên tiếng chỉ trích thì rồi đây chẳng còn ai có được điều gọi là thiên lương, nghĩa là chẳng còn ai dám cho rằng mình suy nghĩ đúng. Những tình cảm tôn giáo như thế đó sẽ làm cho đất nước chúng tôi sống lùi lại trong nhiều năm, về tất cả mọi mặt. Dưới Hồi Giáo, phụ nữ chỉ được coi như là nô lệ, và là những món đồ chơi, phục vụ tình dục, chẳng có một người nữ nào có được cái quyền sống, như một con người. Nếu bạn thực tình muốn làm một điều tốt cho những xứ sở Hồi Giáo, bạn phải chống lại Hồi Giáo.”
Nhìn lại Quê Hương Việt Nam của chúng ta, tình trạng bệ rạc và hỗn loạn trong ngành giáo dục cũng rất đáng lo ngại. Theo tài liệu được công bố năm ngoái, hiện nay trên toàn quốc có 93 trường đại học, 137 trường cao đẳng và 37.270 trường học từ mầm non đến phổ thông. Số người có trình độ đại học được ước lượng khoảng gần 3%. Nếu so với các nước Đông Nam Á, những con số này phải nói là quá thấp. Kèm kẹp dân chúng trong tình trạng yếu kém về kiến thức để dễ sai khiến là chủ trương của các chính quyền Hồi Giáo, giáo sĩ Hồi Giáo cũng như các chính quyền độc tài và cộng sản. Muốn phá vỡ sự kềm hãm này, phải tìm cách nâng cao trình độ học vấn của dân chúng, về cả mặt văn hóa lẫn chính trị. Bà Taslima Rasreen nói rằng “Nếu bạn thực tình muốn làm một điều tốt cho những xứ sở Hồi Giáo, bạn phải chống lại Hồi Giáo.”
Lê Tinh Thông
Hiện nay, Hồi Giáo trên thế giới được ước lượng có khoảng 1 tỷ 400 triệu tín đồ, tập trung trong 57 quốc gia. Tại tất cả các nước này chỉ có khoảng 500 trường đại học, trong khi tại Hoa Kỳ đã có 5.758 trường và Ấn Độ 8.407 trường!
Cuốn “Academic Ranking of World Universities” của Trường Đại Học Shanghai Jiao Tong ấn hành năm 2004 cho biết hiện nay có đến 90% số tín đồ Thiên Chúa Giáo trên thế giới biết đọc và biết viết, trong khi tín đồ Hồi Giáo chỉ có 40%.
Trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo, số người có trình độ trung học lên đến 98%, trong khi cộng đồng Hồi Giáo dưới 50%. Tài liệu trên cũng cho biết số tín đồ Thiên Chúa Giáo bậc đại học khoảng 40% trong khi Hồi Giáo chỉ có 2%.
Cứ mỗi 1 triệu dân, Hoa Kỳ có 4.000 nhà khoa học, Nhật Bổn có 5.000 nhà khoa học, trong khi các quốc gia có đông dân Hồi Giáo chỉ có 230 nhà khoa học trên mỗi 1 triệu người mà thôi. Trong thế giới Ả Rập, chỉ có 50 nhà kỹ thuật trên mỗi 1 triệu dân Ả Rập.
Về phương diện phổ biến văn hóa trong dân chúng, ở Singapore khoảng 1.000 dân có 360 tờ báo, còn ở Pakistan, 1.000 dân chỉ có 23 tờ báo. Ở Anh Quốc, mỗi triệu dân có 2.000 đề tựa sách, trong khi ở Ai Cập, mỗi triệu dân chỉ có 20 tựa sách!
Vài con số thống kê vừa trình bày cho chúng ta thấy các nước trong thế giới Hồi Giáo thiếu khả năng tạo ra kiến thức. Sở dĩ tỷ lệ thất học và kiến thức trong khối Hồi Giáo thấp như vậy, trước tiên là vì luật Hồi Giáo không cho phép phụ nữ đi học, trong khi số tín đồ phụ nữ luôn chiếm trên 50% tổng số tín đồ Hồi Giáo. Ngoài ra, các tín đồ Hồi Giáo thường chỉ được khuyến khích học văn hóa vừa đủ để có thể học giáo lý Hồi Giáo mà thôi. Vì thiếu trình độ văn hóa, đa số tín đồ Hồi Giáo bị nhốt chặt trong những tín điều cứng nhắc, không hề biết thế giới bên ngoài có những gì khá hơn và văn minh hơn hay không. Vì thế, lúc nào họ cũng sẵn sàng vâng lệnh các giáo sĩ của họ, và nếu số giáo sĩ này là những thành phần hoạt đầu chính trị thì thật là một thảm họa! Rất nhiều tín đồ Hồi Giáo đã được sống với các cộng đồng khác trên thế giới và được đối đãi rất tử tế, và rất mong muốn cộng đồng của họ tại quê nhà sớm được giải thoát khỏi tình trạng lạc hậu, bị kèm hãm, mất nhiều thứ tự do, nhất là giới phụ nữ. Họ ước ao những đồng đạo và đồng hương của họ được sống như những con người có nhân phẩm và được hưởng những tiện ích của thế giới văn minh ngày nay. Nhiều người đã đứng lên tranh đấu để giải phóng đồng bào họ, nhưng rất khó khăn.
Một thí dụ cụ thể là trường hợp của bà Taslima Rasreen, nữ văn sĩ Bangladesh. Trước tiên bà viết cuốn Lajja, có nghĩa là "Sự Tủi Hổ" để nói lên thân phận của người phụ nữ Hồi Giáo ở đất nước bà. Cuốn sách này đã bị các giáo sĩ Hồi Giáo tịch thu và cấm các tín đồ đọc. Bà viết cuốn thứ hai có tên là Utal Hawa. Đây là một tập tự truyện kể lại cuộc đời tủi nhục của bà khi sinh ra và lớn lên trong cộng đồng Hồi Giáo. Sách này cũng bị tịch thu và bị cấm đọc. Bà viết cuốn thứ ba có tên là "Tuổi thơ nữ" để nói lên thân phận của các em gái Hồi Giáo. Ngay sau đó, cả chính quyền Hồi Giáo lẫn các giáo sĩ đã cho thi hành những biện pháp cứng rắn đối với bà. Sách của bà bị cấm in, cấm phát hành, cấm bán, cấm lưu trữ và cấm sở hữu tại xứ sở này. Ai bất tuân sẽ bị trừng phạt nặng. Lý do bị cấm là vì những sách đó có chứa đựng những tình cảm bài bác Hồi Giáo, có thể làm bùng nổ những xung đột tôn giáo, và làm mất sự đồng bộ về chính trị cũng như xã hội. Bà phát biểu:
“Nói trắng ra là như thế này: làm gì có cái gọi là sự đồng bộ về chính trị và xã hội tại quê hương tôi. Nếu có, thì cái đám khủng bố chính trị cũng như tôn giáo đã bị xua đuổi từ đời nào rồi. Những tội ác, sát nhân cứ thế mà sinh sôi nẩy nở, những phụ nữ cứ mãi bị hãm hiếp, có những người phải tự tử sau đó. Hàng ngàn trong số họ bị đánh đập, bị ném đá cho tới chết. Từ khi tôn giáo trở thành sức mạnh cơ bản, không có không được, để xây dựng quốc gia, sự tra tấn cứ thế phát triển lên mãi. Đám chính thống đã thiêu hủy tới tận cùng điều gọi là tình tự giữa người và người. Nếu chẳng có ai lên tiếng chỉ trích thì rồi đây chẳng còn ai có được điều gọi là thiên lương, nghĩa là chẳng còn ai dám cho rằng mình suy nghĩ đúng. Những tình cảm tôn giáo như thế đó sẽ làm cho đất nước chúng tôi sống lùi lại trong nhiều năm, về tất cả mọi mặt. Dưới Hồi Giáo, phụ nữ chỉ được coi như là nô lệ, và là những món đồ chơi, phục vụ tình dục, chẳng có một người nữ nào có được cái quyền sống, như một con người. Nếu bạn thực tình muốn làm một điều tốt cho những xứ sở Hồi Giáo, bạn phải chống lại Hồi Giáo.”
Nhìn lại Quê Hương Việt Nam của chúng ta, tình trạng bệ rạc và hỗn loạn trong ngành giáo dục cũng rất đáng lo ngại. Theo tài liệu được công bố năm ngoái, hiện nay trên toàn quốc có 93 trường đại học, 137 trường cao đẳng và 37.270 trường học từ mầm non đến phổ thông. Số người có trình độ đại học được ước lượng khoảng gần 3%. Nếu so với các nước Đông Nam Á, những con số này phải nói là quá thấp. Kèm kẹp dân chúng trong tình trạng yếu kém về kiến thức để dễ sai khiến là chủ trương của các chính quyền Hồi Giáo, giáo sĩ Hồi Giáo cũng như các chính quyền độc tài và cộng sản. Muốn phá vỡ sự kềm hãm này, phải tìm cách nâng cao trình độ học vấn của dân chúng, về cả mặt văn hóa lẫn chính trị. Bà Taslima Rasreen nói rằng “Nếu bạn thực tình muốn làm một điều tốt cho những xứ sở Hồi Giáo, bạn phải chống lại Hồi Giáo.”
Lê Tinh Thông