Thi vào 10 môn Văn tỉnh Hà Tĩnh

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ TĨNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2007 – 2008
ĐỀ BÀI (Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1: 1.5 điểm
Hãy viết một đoạn văn khoảng 15 dòng giới thiệu về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến sáng tác Truyện Kiều.
Câu 2: 1.5 điểm
Hãy giải thích các chú thích sau để hiểu các câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

  • Nghiêng nước, nghiêng thành trong câu thơ Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
  • Hồ cầm trong câu thơ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
  • Quạt nồng ấm lạnh trong câu thơ Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ?
Câu 3: 3 điểm
Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, tác giả đã xây dựng được hai tình huống truyện đặc sắc. Hãy cho biết đó là tình huống nào? Phân tích ý nghĩa của những tình huống này?
Câu 4: 4 điểm
Cảm nhận của em về bài thơ Tức ảnh PácBó
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẳn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Tháng 2, năm 1941
(Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)
 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

A/ Hướng dẫn chung

  1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá chính xác bài làm của học sinh. Do tính chất của kì thi tuyển sinh vào trường chuyên nên chấm phải căn cứ vào đáp án để cho điểm từng câu nhưng cũng phải nhìn tổng thể để đánh giá toàn bài để cho điểm nhằm phân loại chính xác và chọn lọc được tốt.
  2. Khuyến khích những bài viết đúng kiểu văn bản, thể hiện rõ sự tích hợp, có cảm súc, sáng tạo.
B/ Đáp án và cho điểm
Câu 1: 1.5 điểm
Thời đại gia đình, cuộc đời:
Thời đại Nguyễn Du có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến khủng hoảng sâu sắc; phong trào khởi nghĩa nông dân mà đỉnh cao là Tây Sơn… Ông sinh ra ở một gia đình đại quý tộc thời phong kiến, có nhiều người làm quan to và có truyền thống về văn học. Nhưng cuộc sống “êm đềm chướng rủ màn che” với Nguyễn Du tồn tại không được bao lâu. Cuộc đời nhà thơ có nhiều biến động thăng trầm…
Ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều: Nguyễn Du là người có trái tim giàu lòng yêu thương; có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú (có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời). Những biến động ấy đã tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức để ông sáng tác Truyện Kiều, một tác phẩm giàu giá trị nhân đạo và hiện thực…
(nêu được 3 yếu tố: 0.75 điểm; ảnh hưởng: 0.75 điểm)
Câu 2: 1.5 điểm
Giải nghĩa các chú thích

  • Nghiêng nước nghiêng thành: lấy ý ở một câu thơ chữ Hán, có nghĩa là: ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm mê say kẻ quân tử tới mức có thể mất thành mất nước.
  • Hồ cầm: thường hiểu là đàn tì bà, đàn của người Hồ, một thứ đàn giống đàn nhị của Việt Nam, người Trung Quốc thấy xuất hiện ở Phương Bắc nên gọi là đàn của người Hồ, ở đây, Nguyễn Du nhằm tả tài đàn của Thúy Kiều.
  • Quạt nồng ấm lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chăn chiếu) để khi cha mẹ ngủ thì chỗ nằm đã ấm sẳn. Ý nói về sự lo lắng không biết ai phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ, nhằm ca ngời tình yêu thương sự hiếu thảo của Thúy Kiều.
(Giải nghĩa đúng một chú thích được 0.5 điểm)
Câu 3: 3 điểm
Hai tình huống đó là:

  • Tình huống thứ nhất: hai cha con (ông Sáu và bé Thu) gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ true bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của cốt truyện.
  • Tình huống thứ hai: ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
Phân tích ý nghĩa của những tình huống: học sinh có thể có nhiều cách phân tích nhưng định hướng chung phải làm rõ được ý nghĩa:

  • Tình huống thứ nhất: bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha.
  • Tình huống thứ hai: biểu lộ tình cảm sâu sắc của ông Sáu đối với con.
(Phân tích ý nghĩa tình huống thứ nhất: 2.0 điểm; tình huống thứ hai: 1 điểm).
Câu 4: 4 điểm
Yêu cầu kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng tri thức đọc – hiểu để phát biểu cảm nhận về một bài thơ trữ tình – Tức cảnh Pác Bó – của Bác Hồ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt tốt, không sai phạm lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: trên cơ sở những hiểu biết về hoàn cảnh sáng tác, những giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, học sinh thể hiện năng lực cảm thụ nói chung, thơ Bác Hồ nói riêng và biết phát biểu cảm nhận ấy thành văn bản nghị luận. Học sinh có nhiều cách làm bài, miễn là đáp ứng được các ý cơ bản sau:

  • Tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 năm 1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Sống và làm việc ở hang Pác Bó (Cao Bằng) trong điều kiện rất gian khổ nhưng vẫn rất vui – niềm vui của cuộc sống cách mạng… Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, bài thơ có một ý nghĩa rất đặc biệt (0.5 điểm).
  • Cảm nhận chung về bài thơ:
Với thể thơ tứ tuyệt bình dị, giọng điệu thoải mái, pha chút hóm hỉnh, bài thơ thể hiện niềm vui thích, sảng khoái với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ trong những ngày ở Pác Bó, vẻ đẹp tâm hồn, phong thái ung dung làm chủ, hòa nhịp với thiên nhiên của Bác Hồ. 0.5 điểm

  • Cảm nhận cụ thể:
Cái “sang” của cuộc đời cách mạng.
Niềm thích thú với “thú lâm tuyền”.
Nghệ thuật: thể thơ tứ tuyệt, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu…
Học sinh bám vào bài thơ để phân tích làm rõ vấn đề, quá trình phân tích có thể mở rộng liên hệ, so sánh với bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc, Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi. (2.5 điểm).

  • Đánh giá chung:
Bài thơ cho ta thấy được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 0.5 điểm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top