Từ nay đến năm 2015, tất cả các tỉnh thành thực hiện mô hình thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học. Đây là thông tin mà Bộ GD&ĐT vừa gửi tới các Sở GD&ĐT.
PV Báo Tiền Phong trao quà hỗ trợ một gia đình ở Lào Cai có 2 em nhỏ bị lũ cuốn trôi - Ảnh: Quyền Thành
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết:
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn, tai nạn về đuối nước là tai nạn hay mắc phải và gây ra tỉ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em (so với các loại tai nạn khác). Tử vong do đuối nước có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là trẻ không biết bơi.
Khái niệm bơi trong bối cảnh này được hiểu rất đơn giản: làm sao để khi một người không may rơi xuống nước họ có thể không bị nước làm cho ngạt thở trong khoảng 30 giây đầu tiên.
Nghĩa là bất kể trẻ bơi kiểu gì, có đúng kỹ thuật hay không không quan trọng, miễn là có thể nổi được dưới nước trong một thời gian nhất định, trước khi người khác đến cứu giúp.
Vì vậy, dạy bơi là giải pháp hạn chế tử vong do đuối nước gây ra đối với học sinh. Tất nhiên về lâu về dài, khi học sinh biết bơi rồi các em sử dụng hoạt động này như một phương pháp rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh.
Nước ta có bờ biển chạy dài, lắm ao hồ, sông ngòi, lại thường xuyên xảy ra thiên tai mưa lũ. Vậy cớ gì mà chủ trương dạy bơi trong các nhà trường giờ mới được nói tới?
Dạy bơi trong nhà trường từng được nhiều cán bộ giáo dục ở các địa phương phân tích kỹ cả về khó khăn và thuận lợi.
Khó khăn mang tính phổ biến là thiếu nơi để dạy bơi. Nếu dạy bơi cho từng cá nhân trong từng gia đình thì việc này có vẻ rất đơn giản với một đất nước sẵn ao hồ sông ngòi như chúng ta. Nhưng dạy bơi trong nhà trường thì nơi để dạy phải đạt được những quy chuẩn nhất định.
Một khó khăn điển hình khác là thiếu người dạy bơi. Trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, họ đều biết bơi dù ít dù nhiều nhưng không phải ai cũng được đào tạo để có thể dạy cho học sinh bơi.
Những khó khăn đó không thể khắc phục ngày một ngày hai. Vì thế mục tiêu ban đầu mà chúng tôi đưa ra cũng chừng mực: từ nay đến năm 2015 về cơ bản các tỉnh, thành phố triển khai được mô hình thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học bằng các hình thức phù hợp với từng địa phương.
Học sinh có độ tuổi nào được xác định là đối tượng quan trọng trong chủ trương này, thưa ông?
Các chuyên gia khuyến cáo là trẻ càng biết bơi sớm càng tốt. Nhưng chúng tôi (các thành viên trong chương trình phối hợp liên ngành về phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh) cũng thống nhất với nhau rằng, để tổ chức dạy bơi trong nhà trường thì đối tượng phù hợp nhất là học sinh lớp 4.
Tất nhiên nơi nào có điều kiện dạy bơi cho học sinh từ lớp 3 chúng tôi cũng khuyến khích, nơi nào lớp 5 mới dạy bơi cho các em chúng tôi cũng không cho là quá muộn.
Còn với các gia đình, nhà nào có điều kiện dạy bơi cho con em mình từ khi các em còn chưa đi học chúng tôi cũng hoan nghênh, miễn là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em.
Từ góc độ những người làm công tác quản lý, tổ chức giáo dục, chúng tôi không đặt vấn đề dạy bơi với học sinh THCS vì với độ tuổi này mà mới học bơi là quá muộn.
Được biết một số địa phương đã chủ động xây dựng thí điểm các mô hình dạy bơi trường học?
Hải Dương là một nơi đã có đề án “xoá mù” bơi cho học sinh. Một số tỉnh phía Nam cũng chủ động xây dựng mô hình dạy bơi.
Đồng Tháp chẳng hạn, họ cho học sinh tập bơi ở dưới sông. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người tập bơi, họ làm một cái lồng sắt lớn thả xuống sông và học sinh tập bơi trong chiếc lồng sắt đó.
Có nơi làm đơn giản hơn: giới hạn phạm vi bơi (trong lòng các khúc sông) bằng các khung tre.
Vừa rồi, chúng tôi được tham quan mô hình triển khai dạy bơi tại hai trường tiểu học ở Đà Nẵng. Bể bơi làm bằng nhựa cao su, khi nào cần sử dụng thì bơm lên, cho nước vào. Phụ kiện kèm theo gồm có mái che, nhà vệ sinh. Chi phí của mô hình tuy không cao nhưng để triển khai đại trà thì không phải nơi nào cũng theo được.
Theo tôi nghĩ, đòi hỏi một môi trường lý tưởng để dạy bơi là rất khó. Vì thế các địa phương có thể tận dụng điều kiện tự nhiên ở địa phương mình, vấn đề là phải kiểm soát được tính mạng người học bơi.
PV Báo Tiền Phong trao quà hỗ trợ một gia đình ở Lào Cai có 2 em nhỏ bị lũ cuốn trôi - Ảnh: Quyền Thành
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết:
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn, tai nạn về đuối nước là tai nạn hay mắc phải và gây ra tỉ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em (so với các loại tai nạn khác). Tử vong do đuối nước có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là trẻ không biết bơi.
Khái niệm bơi trong bối cảnh này được hiểu rất đơn giản: làm sao để khi một người không may rơi xuống nước họ có thể không bị nước làm cho ngạt thở trong khoảng 30 giây đầu tiên.
Nghĩa là bất kể trẻ bơi kiểu gì, có đúng kỹ thuật hay không không quan trọng, miễn là có thể nổi được dưới nước trong một thời gian nhất định, trước khi người khác đến cứu giúp.
Vì vậy, dạy bơi là giải pháp hạn chế tử vong do đuối nước gây ra đối với học sinh. Tất nhiên về lâu về dài, khi học sinh biết bơi rồi các em sử dụng hoạt động này như một phương pháp rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh.
Nước ta có bờ biển chạy dài, lắm ao hồ, sông ngòi, lại thường xuyên xảy ra thiên tai mưa lũ. Vậy cớ gì mà chủ trương dạy bơi trong các nhà trường giờ mới được nói tới?
Dạy bơi trong nhà trường từng được nhiều cán bộ giáo dục ở các địa phương phân tích kỹ cả về khó khăn và thuận lợi.
Khó khăn mang tính phổ biến là thiếu nơi để dạy bơi. Nếu dạy bơi cho từng cá nhân trong từng gia đình thì việc này có vẻ rất đơn giản với một đất nước sẵn ao hồ sông ngòi như chúng ta. Nhưng dạy bơi trong nhà trường thì nơi để dạy phải đạt được những quy chuẩn nhất định.
Một khó khăn điển hình khác là thiếu người dạy bơi. Trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, họ đều biết bơi dù ít dù nhiều nhưng không phải ai cũng được đào tạo để có thể dạy cho học sinh bơi.
Những khó khăn đó không thể khắc phục ngày một ngày hai. Vì thế mục tiêu ban đầu mà chúng tôi đưa ra cũng chừng mực: từ nay đến năm 2015 về cơ bản các tỉnh, thành phố triển khai được mô hình thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học bằng các hình thức phù hợp với từng địa phương.
Học sinh có độ tuổi nào được xác định là đối tượng quan trọng trong chủ trương này, thưa ông?
Các chuyên gia khuyến cáo là trẻ càng biết bơi sớm càng tốt. Nhưng chúng tôi (các thành viên trong chương trình phối hợp liên ngành về phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh) cũng thống nhất với nhau rằng, để tổ chức dạy bơi trong nhà trường thì đối tượng phù hợp nhất là học sinh lớp 4.
Tất nhiên nơi nào có điều kiện dạy bơi cho học sinh từ lớp 3 chúng tôi cũng khuyến khích, nơi nào lớp 5 mới dạy bơi cho các em chúng tôi cũng không cho là quá muộn.
Còn với các gia đình, nhà nào có điều kiện dạy bơi cho con em mình từ khi các em còn chưa đi học chúng tôi cũng hoan nghênh, miễn là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em.
Từ góc độ những người làm công tác quản lý, tổ chức giáo dục, chúng tôi không đặt vấn đề dạy bơi với học sinh THCS vì với độ tuổi này mà mới học bơi là quá muộn.
Được biết một số địa phương đã chủ động xây dựng thí điểm các mô hình dạy bơi trường học?
Hải Dương là một nơi đã có đề án “xoá mù” bơi cho học sinh. Một số tỉnh phía Nam cũng chủ động xây dựng mô hình dạy bơi.
Đồng Tháp chẳng hạn, họ cho học sinh tập bơi ở dưới sông. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người tập bơi, họ làm một cái lồng sắt lớn thả xuống sông và học sinh tập bơi trong chiếc lồng sắt đó.
Có nơi làm đơn giản hơn: giới hạn phạm vi bơi (trong lòng các khúc sông) bằng các khung tre.
Vừa rồi, chúng tôi được tham quan mô hình triển khai dạy bơi tại hai trường tiểu học ở Đà Nẵng. Bể bơi làm bằng nhựa cao su, khi nào cần sử dụng thì bơm lên, cho nước vào. Phụ kiện kèm theo gồm có mái che, nhà vệ sinh. Chi phí của mô hình tuy không cao nhưng để triển khai đại trà thì không phải nơi nào cũng theo được.
Theo tôi nghĩ, đòi hỏi một môi trường lý tưởng để dạy bơi là rất khó. Vì thế các địa phương có thể tận dụng điều kiện tự nhiên ở địa phương mình, vấn đề là phải kiểm soát được tính mạng người học bơi.
Quý Hiên
Thực hiện
Theo TPO
Thực hiện
Theo TPO