- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại cuộc sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tác một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn gửi riêng của mình. Nội dung của tác phẩm văn nghệ không phải chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm vào đó.
Ví dụ: Nguyễn Du đã sáng tác nên “Truyện Kiều” một kiệt tác của văn học Việt Nam “Truyện Kiều” người đọc cảm thông sâu sắc trước số phận “hồng nhan bạc mệnh” của Thúy Kiều, căm thù xã hội phong kiến đã đẩy những con người tài sắc như Kiều vào bước đường cùng, từ đó càng trân trọng hơn tấm lòng nhân đạo của tác giả đối với những số phận đen bạc trong xã hội cũ.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ví dụ: chỉ là tiếng suối, là ánh trăng, là tấm lòng của một người yêu nước, nhưng qua bài thơ “Cảnh khuya” của Bác, người đọc cảm nhận được bao điều mới lạ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa - Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ - Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem...
Như vậy, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lý...những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giớ bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm cá nhân của nghệ sĩ.
Ví dụ: Nguyễn Du đã sáng tác nên “Truyện Kiều” một kiệt tác của văn học Việt Nam “Truyện Kiều” người đọc cảm thông sâu sắc trước số phận “hồng nhan bạc mệnh” của Thúy Kiều, căm thù xã hội phong kiến đã đẩy những con người tài sắc như Kiều vào bước đường cùng, từ đó càng trân trọng hơn tấm lòng nhân đạo của tác giả đối với những số phận đen bạc trong xã hội cũ.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lí thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ví dụ: chỉ là tiếng suối, là ánh trăng, là tấm lòng của một người yêu nước, nhưng qua bài thơ “Cảnh khuya” của Bác, người đọc cảm nhận được bao điều mới lạ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa - Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ - Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem...
Như vậy, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội như dân tộc học, xã hội học, lịch sử, địa lý...những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giớ bên trong của con người. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm cá nhân của nghệ sĩ.