Thể tích khí NO bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là?

trangnqa7

New member
Xu
0
!Mọi ng giúp chút nha ^^ Tks mọi ng nhiều ạ :D
Bài giải mọi người viết dưới dạng ion dùm mình với nhé :D Cô giáo mà thấy viết phân tử giết chết hehe
Mỗi bài màu sắc tí cho mọi ng dễ nhìn nhé ^^

1.Cho 25,6 gam Cu vào dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp X và 4,48 lít khí NO duy nhất. Cho tiếp 100ml dung dịch HCl 0,8M vào X thì có thu được khí nữa không,bao nhiêu lit?
2.Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3(dư).Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO(đktc) và dung dịch X.Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X.
3.Cho 2,56g Cu tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO.Sau phản ứng cho thêm H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra.Thể tích khí NO bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là?
4.Cho 1,92g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra 1 chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A.Thể tích khí sinh ra là
5.Nung 67,2g hỗn hợp Fe(NO3)3,Cu(NO3)2 sau phản ứng thu được 4,48 lít khí O2.Chất rắn sau khi nung có khối lượng là
6.Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu,Zn,Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X,cô cạn dung dịch X thu được 67,3 gam muối khan( không có NH4NO3) Nung hỗn hợp muối khan này đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn
Hi,tạm thế ạ ^^ mới cả tiện hỏi mọi ng cái này chút,mong là có ai biết hehe
Mua con này ở đâu ấy ạ ^^
View attachment 7042
 
về mấy bài toán thì nhiều ­quá ai mà giải hểt........... còn về việc kia thì mình hông biểt đâu
:26:
 
1.Cho 25,6 gam Cu vào dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp X và 4,48 lít khí NO duy nhất. Cho tiếp 100ml dung dịch HCl 0,8M vào X thì có thu được khí nữa không,bao nhiêu lit?

bài làm:
số mol NO= 0,2 mol
số mol Cu = 0,4 mol
ptpu ra thì số mol của Cu = 3/2 số mol NO
dựa vào số mol đó => Cu còn dư 0,1 mol
khi cho tiếp đ HCl vào thì Cu c
òn dư trong dung dịch còn các ion Cu 2+ và N03- có trong môi trường axít chũng tiếp tục phản ứng và cho ra sản phẩm khí NO bạn viết pt ion ra rùi tính tiếp nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2.Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3(dư).Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO(đktc) và dung dịch X.Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X.
bài này làm tương tự bài tên bạn ạ

 
mình thấy máy bài này na ná như nhau bạn tự làm đi nhé giải cho bạn nhiều sợ bạn không chịu khó suy nghĩ nên mình chỉ có thể hướng dẫn cho bạn tự làm thì mới là tốt với bạn. chúc bạn học tốt hơn.
 
bài thứ 2 ngoài chất khử là NO kon ka NH4NO3 nua day ban a
tu dó bạn viết phương trình p.u ui tinh ra thoi
lượng muối sau khi bay hơi còn lai có 2 muoi.
thế là xong!!!!!!!!!!!
 
Vâng cám ơn các bạn ạ :D
Còn bạn j Bút Tre dã man thế,giết chết h hehe :D Dù sao cũng cám ơn ạ :P
Với cả mấy bài này nữa T_T Chịu,chả hiểu j cả :(

1.Đốt 2 rượu metylic và etylic rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào 150ml Ba(OH)2 1M thấy có kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,6g.Thêm Ba(OH)2 dư vào có 19,7g kết tủa nữa.% khối lượng mỗi rượu ?

2.Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với H=81%.Toàn bộ CO2 đc hấp thụ vào dd Ca(OH)2 được 550g kết tủa và dd X,Đun X thu thêm 100 gam kết tủa.Tính m?

3.Đốt cháy 0,225 mol rượu đơn chức A bằng oxi vừa đủ.Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 100ml dd Ba(OH)2 1,5M được 14,775g kết tủa.Rượu A có công thức nào?

4.Đôt 10 gam chất A(C,H,O) Hấp thụ sản phẩm cháy vào 600ml NaOH 1M thấy khối lượng dd tăng 29,2 gam.Thêm CaCl2 dư vào dd pư có 10g kết tủa.Xác định A biết CTPT trùng với CTĐGN
 
:D mình cũng nghĩ thế hehe :D chênh có 1t làm sao phải quan trọng cái chuyện xưng hô hehe :D
Tks nha :D học giỏi nhở ,học Hóa chả hiểu cái j :-s
Giúp đỡ nhiệt tình ghê keke còn bài 1 giải quyết nốt đi b ;))
 
4.Đôt 10 gam chất A(C,H,O) Hấp thụ sản phẩm cháy vào 600ml NaOH 1M thấy khối lượng dd tăng 29,2 gam.Thêm CaCl2 dư vào dd pư có 10g kết tủa.Xác định A biết CTPT trùng với CTĐGN
b
ài làm:
số mol NaOH = 0,6 mol
khối lượng dung dịch tăng = m CO2 + m H2O = 29,2 gam ( do ở đây không có chất kết tủa)
=> khối lượng oxi tham gia phản ứng = 29,2 - 10 = 19,2 gam => số mol oxi tham hia pư = 0,6 mol
dựa vào khối lượng kết tủa bạn tính đc số mol CO2 phản ứng vs CaCl2 và viết ptpu ra bạn tính đc số mol CO2
từ đó tính đc số mol H2O dựa vào khối lượng dd tăng
từ đó dễ dàng tìm đc CTĐGN của hợp chất trên.
 
Vâng xin cảm ơn tiểu_thuyết ^^ mà cái bài j ở p1 mà hỏi còn ra khí ko ý.Cái đó là phải còn ra khí chứ sao lại ko ra nữa hả b :D
 
Bút Tre ơi hình như cái bài 3 đốt cháy 0,225 mol rượu ý làm đc theo đồ thị.Mà nếu làm đồ thị => nCO2 luôn đỡ phải viết 2 TH nữa.hình như thế.chả chắc :">
Mới cả câu m gam tinh bột bài t ko có đáp án đấy :(
 
Bút Tre ơi hình như cái bài 3 đốt cháy 0,225 mol rượu ý làm đc theo đồ thị.Mà nếu làm đồ thị => nCO2 luôn đỡ phải viết 2 TH nữa.hình như thế.chả chắc :">
Bài 1 đó đúng là có thêm khí, còn bài của Bút Tre làm, mỗi người có 1 cách làm, thấy hiểu và quen cách nào, bạn sẽ tính nhanh đc theo cách đó. Nếu tôi quen cách của Bút Tre, khi thi đại học hay làm bài trắc nghiệm tôi có thể chỉ cần viết nháp nháp vài thứ hay tôi có thể nhẩm nhanh trong đầu (nếu các con số trở nên quen thuộc và dễ nhẩm) để tìm ra đáp án rất nhanh. Nếu tôi quen dùng đồ thị, tôi cũng chỉ cần vẽ nháp và điền điền nhanh 1 số thông tin và tính nhẩm để ra kết quả. Còn việc trình bày dài-ngắn như bài của Bút Tre trên, cũng chẳng cần bận tâm , vì bạn là người hỏi bài, người ta trình bày cụ thể và rõ ràng để mong bạn có thể hiểu đc mà. Bạn cũng nên tập làm 1 bài toán hóa theo nhiều cách nhất có thể để mình nắm đc phương pháp làm bài của mỗi cách, nhưng cũng đừng cố gắng tập trung vào việc làm bài nào cũng trình bày nhiều cách, vì như vậy rất mất time, mình chỉ làm 1 vài lần để nắm phương pháp thôi, còn thì bạn nên tự chọn cho mình 1 cách nào đó mà bạn thấy dễ hiểu nhất, và tập làm riêng theo cách đó đến khi tốc độ nhanh rồi thì có lẽ, việc làm 1 bài toán hóa dạng này trong khoảng 10,20 giây là điều ko khó đối với bạn.
P/s: bạn nên tránh post quá nhiều bài thế này, dễ làm lõang topic, nên dùng chức năng comment......
@Bút Tre: tính nhầm số mol bài tinh bột rồi... :)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
E hỏi mấy bài này với nữa ạ :D

Dẫn từ từ V lít hỗn hợp khí X gồm CO và H2 qua ống sứ chứa 16,8 gam hỗn hợp CuO,Fe3O4 và Al2O3 nung nóng đến khi X phản ứng hết,thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của X là 0,32 gam
1/Giá trị của V
2/Số gam chất rắn còn lại trong ống sứ


Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại.Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5g kết tủa.Tổng số gam 2 oxit ban đầu là?

Hỗn hợp A gồm Fe2O3,Fe3O4,FeO với số mol bằng nhau.Lấy x gam A cho vào 1 ống sứ,nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua,toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được y gam kết tủa.Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 19,2g gồm Fe,FeO,Fe3O4,Fe2O3.Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO duy nhất.
1/Giá trị của x và y
2/Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong 1 bình kín dung tích không đổi 11,2 lít chứa CO.Nung nóng bình 1 thời gian,sau đó làm lạnh tới 0oC.Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6
1/So với trước thí nghiệm thì sau thí nghiệm áp suất trong bình ( tăng ; giảm; không đổi;mới đầu giảm rồi tăng)
2/Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung
3/Nếu phản ứng xảy ra với H=100% thì số gam chất rắn sau khi nung là

Dạ vậy đã ạ :D giúp e vs nhé tks mn hehe :D E vẫn không hiểu cái dạng này lắm :D
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top