• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thảo luận lịch sử việt Nam 1858-1918

Trang Dimple

New member
Xu
38
[h=2]
Thảo luận lịch sử việt Nam 1858-1918
[/h]


Quá trình Pháp xâm lược việt Nam

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta

thái độ trách nhiệm của nhà Nguyễn..

Các phong trào đấu tranh yêu nước.......

Mọi người cùng thỏa luận đóng góp chia sẻ kiến thức nhé!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Quá trình Pháp xâm lược việt Nam


Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Hải quân Pháp do Genoully (phía Pháp) và Palnanca (phía Tây Ban Nha) chỉ huy tấn công cảng Đà Nẵng bằng thuyền chiến và tập kết quân ở Sơn Trà.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Genoully gửi tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng đang giữ Đà Nẵng trong hai giờ phải giao nộp cho quân Pháp tỉnh này. Nhưng chưa tới hạn, Genoully ra lệnh bắn phá đồn Điện Hải, An Hải. Triều đình Huế nghe tin căng thẳng ở Đà Nẵng, Tự Đức cử ngay Nguyễn Tri Phương tổng chỉ huy mặt trận đem quân giải quyết căng thẳng. Nguyễn Tri Phương cho quân đào hào, sơ tán dân, lập một hàng rào vây ở mé biển để quân Pháp ở Sơn Trà bí ở Sơn trà. Suốt 5 tháng vây hãm, cái đói và nóng nực đã khiến quân Pháp mệt mỏi, Pellerin khuyên Genoully đưa quân ra Bắc sẽ có giáo dân giúp nhưng luận điệu giáo dân giúp chỉ làm Genoully bực bội.


tớ góp chút ý kiến nha,

 
Khởi nghĩa Yên thế

Phong trào khởi nghĩa Yên Thế (1883-1913), xét về mặt ý nghĩa và tác dụng của phong trào đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, có

một vị trí và vai trò vô cùng to lớn.

từ một phong trào đấu tranh tự phát của nông dân mang tính chất phong kiến, phong trào khởi nghĩa Yên Thế từ đầu thế kỷ XX đã

chuyển sang phạm trù tư sản. Nhưng đúng như nhận định của đồng chí Trường Chinh thì dù có trải qua hai giai đoạn như vậy, nhưng

từ đầu đến cuối phong trào khởi nghĩa Yên Thế vẫn là một cuộc đấu tranh tự phát của nông dân với tất cả những đặc điểm vốn có

và gắn liền với bất cứ một phong trào nông dân nào khi chưa bắt gặp sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. Cũng vì vậy mà khi đánh giá

các phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX, trước khi xuất dương tìm đường cứu nước mới, anh thanh niên Nguyễn Tất

Thành (sau này là Bác Hồ, là Hồ Chí Minh) đã nhận định rằng phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn mang

“cốt cách phong kiến” và chính vì hạn chế đó, đặt trong bối cảnh Việt Nam lúc đó, phong trào khởi nghĩa không thể không thất bại

trước sức tấn công dồn dập và ác liệt của kẻ thù là thực dân Pháp đang ở trong thế áp đảo.

Hoàng Hoa Thám hồi còn bé tên là Trương văn Nghĩa, quê làng Dị Chế huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, cha là Trương văn Thận mẹ là

Lương thị Minh.

Sinh thời, bố mẹ ông đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả 2 ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa Nguyễn văn Nhàn (Nùng văn

Vân) ở Sơn Tây.năm 16 tuổi, ông tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870 - 1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (3 - 1884) thì ông gia

nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, 1 lãnh binh người Bắc Ninh, rồi nghĩa quân của Hoàng đình Kinh (1882 - 1888), và sau đó ông

đứng dưới cờ nghĩa của Lương văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành 1 tướng lĩnh có tài.

Tháng 4 - 1892, Đề Nắm bị Đề Sặt giết hại , từ đó ông trở thành Đề Thám -vị thủ lỉnh tối cao của phong trào khởi nghĩa Yên Thế
 
Quá trình Pháp xâm lược việt Nam


Ngày 2 tháng 2 năm 1859, Genoully để lại một số tiểu đoàn chống cự quân Nguyễn Tri Phương ở Đà Nẵng còn lại theo đường biển từ Vũng Tàu ven theo tiến vào Gia Định.

Gia Định

Vũng Tàu: Ngày 9 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến vào Vũng Tàu. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp nổ súng, công phá các đồn ven biển và dùng quân bộ có trợ giúp tàu chiến tấn công đồ Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa có nhiệm vụ bảo vệ đường sông hướng vào Gia Định. Sau đó, các tàu chiến Pháp đi một cách chậm chạp men theo sông Cần Giờ tiến vào cửa thủy Gia Định

Nhà Bè: Cửa thủy Gia Định có chặng sông Nhà Bè với 12 đồn ven sông chặn đánh với tàu chiến Pháp suốt 6 ngày đêm. Đặc biệt, các lính thủy đồn Giao Khẩu và Hữu Bình đột kích đánh đắm hai thuyền La Dragon va Avalanche của Pháp. Sáng ngày 16, quân Pháp chậm rãi vào đậu sát sông Bến Nghé.

Gia Định: Ngày 17 tháng 2 năm 1859, tàu chiến Pháp tập trung hỏa lực bắn phá cửa thành Gia Định rồi đem quân đánh mạnh vào mặt thành tới trưa. Tàu chiến Pháp sau đó chuyển hướng bắn nát các lỗ châu mai quân trong thành khiến thế bị vỡ, trấn thủ Võ Duy Ninh xấu hổ tự sát.
Tháng 3 năm 1859, Genoully cho phá thành rồi cùng quân vào tàu tiến vào tiếp tế Đà Nẵng.
 
thái độ trách nhiệm của nhà Nguyễn..

1/Qua nhiều năm phân tranh, loạn lạc kéo dài, thiên tai nhiều phen, nạn sưu thuế cao, nạn tham nhũng, bóc lột của bọn cường hào, bọn quan lại biến chất cùng nếp sống xa hoa của chúng… nên đến thời Tự Đức, sức dân và nền nông công thương nưóc ta đều đã lạc hậu, đã suy kiệt.

Đình thần Trương Quốc Dụng tâu: “…tài lực của nhân dân nay không bằng 6/10 năm trước”.Đến khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương cũng đã tâu rằng: “Quân và dân của đã hết, sức đã yếu”.

2.Không có chính sách sánh suốt và thích hợp để nuôi “sức dân”(nhất là giới nông dân: lực lượng chủ yếu dành cho sản xuất và quốc phòng), không lôi kéo được người dân tộc ít người, người dân theo đạo công giáo đứng chung đội ngũ:

Trong sử Việt, không có triều đại nào loạn lạc nhiều như triều Nguyễn. Đánh dẹp xong nơi này thì nơi khác mọc lên.Vì sao vậy? Có nhiều nguyên do, nhưng tựu chung cũng bởi dân quá bần cùng vì nạn thuế sưu cao, vì nạn thiên tai gây mất mùa, vì nạn quan lại vừa tham nhũng vừa hà khắc, vì chính sách cấm đạo quá đáng và còn vì âm mưu muốn đồng hóa một số dân tộc ít người…Chi tiết của vấn đề nhiều góc cạnh này, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong sách sử.

3/Quân đội nhà Nguyễn không còn đủ mạnh như thời đánh nhau với nhà Tây sơn:

Nhiều sách sử viết về thời kỳ này cho biết: lính chính qui không quá một vạn, tinh thần thì sợ vũ khí khá hiện đại của giặc, đánh đấm còn theo thói cũ, vũ khí quá thô sơ; lương ăn áo mặc thảy đều thiếu thốn…

Đại thần Phạm Phú Thứ nhận xét:
“Quân sĩ hèn nhát là do chưởng quan bất tài và vô quyền. Quân sĩ nhiều người không có lương bổng, rất đói khổ, phải tìm cách giúp đỡ nhau chớ không trông mong gì đến gạo trong kho.Quan võ thì thường than thở rằng mình hết sức chống giữ biên cương, rủi ra chết đi thì chỉ thiệt mình, chứ công trạng nào ai nghĩ đến cho…”

4/Trong tình cảnh như vậy mà nơi triều đình đa phần vua quan đều bất cập trước biến động của thời cuộc, không ngờ Pháp ở xa đến đánh chiếm; nên lúng túng trong cách suy nghĩ, phòng chống,ứng,xử:

Nhà Nguyễn không chỉ bất cập trước biến động của thời cuộc trong những năm đầu khi Pháp nổ súng vào nước ta; mà vào năm 1870, triều đình Huế đã đánh mất hai cơ hội quí báu để cởi ách thực dân chỉ vì căn bệnh “khờ khạo và bạc nhược”:

-Năm 1870, Pháp bị Đức đánh thua xiểng niểng.Chiều ngày 1-9, hoàng đế Na-pơ-lê-ông III bị bắt cùng mười vạn binh, ngày 27-10, tất cả 173000 quân Pháp ở thành Mết-zơ đầu hàng.Khoảng thời gian này, tin tức về cuộc thất bại thật thảm hại này lan tới Sài Gòn, tới Huế. Soái phủ Nam Kỳ hoảng sợ vội vàng cho phòng bị nghiêm mật, vì e rằng Huế sẽ nhân cơ hội này để tổ chức phản công. Cuối cùng, bọn chúng đã thở phào nhẹ nhõm khi nhận được “thơ hỏi thăm và chia buồn” của vua Tự Đức!

-Một cơ hội khác bị bỏ lỡ nữa, đó là lúc tư bản Pháp bị cuộc cách mạng vô sản nổi lên ở Pa-ri và phong trào công nhân mạnh lên ở nhiều tỉnh (năm 1871).Tuy sau này Công xã Pa-ri thất bại, nhưng giai cấp tư sản Pháp còn phải vướng víu rất nhiều khi củng cố lại chính quyền, không còn đầu óc nào để lo cho một thuộc địa quá xa xăm…

5.Tại “sân nhà” mà nhà Nguyễn không dám đánh, luôn giữ “thế thủ” và đường lối “chủ hòa” thì làm sao không mất nước cho được:

Nói là “chủ hàng” thì đúng hơn; vì chỉ có chủ động tấn công, ta mới giành được ưu thế bất ngờ, và ta cũng không cần đóng vai “quân tử Tàu” trong cung cách đánh với xâm lược; nghĩa là bằng mọi giá, mọi cách, mọi nơi ta phải làm sao để cầm chân, phân tán mỏng giặc ra và làm hao mòn sức lực của chúng thì mới có thể ít ra ngồi ngang hàng, ngang mặt tính chuyện thương lượng chớ.

Thêm nữa cũng vì căn bệnh “khờ khạo và bạc nhược”vừa nêu trên, nhà Nguyễn không thể tạo được tiếng nói chung của mọi tầng lớp, không củng cố và phát huy được khả năng, tiềm lực, trí tuệ của dân tộc.Vậy có thể nói sức đề kháng của dân tộc lúc bấy giờ vì sự lãnh đạo quá đổi non kém mà trở nên khá yếu ớt.

Nói đâu xa, ngay nơi triều đình sự non kém và yếu ớt, đã bộc lộ thật rõ nét:Trong sách Dương sự thủy mạc có ghi mấy câu luận bàn rất ngô nghê, rất tức cười của triều thần khi giặc đã vào nhà rồi, tôi tóm gọn lại như sau để minh chứng:

-“chống giặc duy thủ là hơn. Họ và ta vốn không gần nhau, không thể thôn tín nhau. Chuyến này chúng đến chẳng qua là vì lợi. Lấy chủ đợi khách, nên dùng kế trì cửu để đợi họ mệt mỏi….Tự Đức cho là phải.”

- “Bấy lâu nay ta lạnh nhạt với họ, họ bị các nước láng giềng chê cười, cho nên đem quân đánh ta cho được hòa-”trích lời tâu của tướng Nguyễn Bá Nghi

Nói thêm về vị tướng này.Tuy ông cũng là người yêu nước, có tiết tháo như tướng Nguyễn Tri Phương; nhưng có lẽ vì không có cái nhìn toàn cục, không lường hết dã tâm và quá sợ hãi trước vũ khí của thực dân, nên ông đã đề ra đối sách với bọn thực dân sai lầm vô cùng.

Như từ ngày ông nhận lệnh vào Nam để thay Nguyễn Tri Phương chỉ huy cuộc kháng chiến. Vừa xem xét tình hình xong, Bá Nghi đã gửi lời tâu liên tiếp về triều với ý rằng: “Giữ không tiện, đánh cũng không tiện”, “hòa thì mất ít, đánh thì mất nhiều”,”Pháp sở dĩ đánh ta vì ta lạnh nhạt với nó, nó đánh ta là để có hòa”,“đánh giữ đều không được, trừ một chước hòa, tôi chỉ còn chịu tội…” “Tôi không đắp đồn lũy nữa, không thu trưng binh nữa…kẻ địch xét thấy ý ta không trung thực, họ lâi càng thêm chém cắt hơn”

Nghe lời tâu , quá đổi “xụi lơ”, không chút nhuệ khí nào, ấy vậy mà vua Tự Đức còn

buông ra những lời động viên quân tướng cũng rất

đáng cười ra nước mắt: “Phải gắng sức, khéo dùng lời cảm hóa kẻ địch để họ kiêng nể mà nghe ta”( trích Dương sự thủy mạc, khuyếtdanh, bản dịch của Khoa Sử, ĐHTH Hà Nội)…

Luận bàn vấn đề này, Gs Trần Văn Giàu đã có nhận xét trong Tổng tập, tôi tóm gọn lại như sau:
Triều Nguyễn không dự kiến tình huống Pháp chiếm giữ nước ta.Vì họ cho nước Pháp xa Việt Nam lắm, họ không ở gần ta như nhà Minh , nhà Thanh…nên họ lấy nước ta làm gì, chẳng qua họ cần mấy thẻo đất để lập thương điếm, lập nhà thờ và để đòi bồi thường chiến phí thôi.

Bởi nhà Nguyễn mê muội như thế, nên ông chua chát viết thêm:

“Xứ ta vào những năm 1860-1862, quân Tây có bao nhiêu, có lúc chỉ có khoảng 300 tên.Chỉ cần một đội quân cảm tử không đông lắm, bằng dao găm đã có thể tiêu diệt chúng trong một đêm thì khí thế quân ta lên biết bao nhiêu!...”Và gần đây, có ai đó còn nhớ chuyện đã u buồn, đại khái nói là Tây có một nhúm người mà chúng đô hộ ta cả trăm năm…. Đôi lời trách cứ này, thiết nghĩ thật đáng suy gẫm.


6/Thực tế cho thấy, triều đình nhà Nguyễn theo đuổi đường lối “bế quan tỏa cảng”, không nhanh chóng “canh tân” đất nước là không phù hợp với yêu cầu của xã hội và xu thế của thời đại.

Việt Nam và Trung Quốc vào thời buổi ấy gặp nhau ở điểm này: chọn đường lối “đóng cửa”, vẫn không ngăn được gót giày của bọn xâm lăng.Vì sao vậy? Vì thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã phát triển ngày càng lớn mạnh.Và nước ta cùng như nhiều nước khác có hoàn cảnh tương tự, nhanh chóng nằm trong tầm ngắm của bọn thực dân tham lam trong kế hoạch xâm chiếm đất đai, giành giật thị trường và gây thanh thế ở khu vực…

Điều cốt lõi là cách ta “mở cửa” như thế nào để vừa bảo vệ được vương quyền, sự toàn vẹn của lãnh thổ, nền độc lập của dân tộc; vừa thỏa mãn được lợi ích của giới tư bản.

Bài học của vương triều Nhật Bản ở vào thời kỳ ấy và có hoàn cảnh tương tợ như ta, theo tôi đến hôm nay vẫn nhiều điều đáng cho ta suy gẫm.
Một điều cốt lõi khác nữa là chỉ có “đổi mới”, mới có nhiều cơ hội, nhiều điều kiện để đưa đất nước nhanh chóng phát triển, nhanh chóng thoát cảnh đói nghèo, lạc hậu về mọi nhiều mặt

Lịch sử trên thế giới đã và đang cho ta thấy chỉ có con đường“dân giàu, nước mạnh” mới có thể bảo vệ được non sông, chủ quyền của dân tộc.


Và thật đáng trách, trước tình cảnh nước nhà nguy khốn khi ấy, một

số quan lại, sĩ phu thức thời, tiến bộ mạnh dạn đưa ra nhiều đề nghị

đổi mới đầy tâm huyết: như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ,

Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Tư Giản, Bùi Viện…


nhưng tất cả đều không được triều đình Nguyễn thủ cựu nghe theo.



Phan Thanh Giản là một đại quan của nhà Nguyễn.Ông có dịp tận

mắt nhìn thấy sự lớn mạnh của nền văn minh phương Tây, đã buồn

bã viết:

Tự Thán

Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,

Thấy việc Âu châu phải giật mình.

Kêu gọi đồng bang mau kịp bước,

Hết lời năn nỉ chẳng ai tin…

7/Các vua nhà Nguyễn luôn đặt ngôi báu lên hàng đầu, nên có thái độ thật “ích kỷ”, “sợ thù trong hơn sợ giặc ngoài”, nên dần dà trở thành tay sai ngày càng đắc lực cho thực dân.

Bởi lẽ ấy, khi đất nước bị lấn chiếm, họ không những dễ dàng nhân nhượng những đòi hỏi tham lam của thực dân, mà còn nhanh chóng quay lưng lại, thậm chí còn làm cản trở, làm sa sút thêm tinh thần chiến đấu chống lại bọn ngoại xâm của những con dân yêu nước. Để chi vậy? Để họ rãnh tay đàn áp các cuộc nổi dậy, mà “ theo con số thống kê được thì trong 4 triều đại, từ Gia Long đến Tự Đức, có tới trên 400 cuộc.Và tất cả đều bị đàn áp dã man” ( theo GS.Văn Tạo)

Và một tác giả khác cũng đã phê phán:


Sau “vết nhơ lịch sử”(Ca Văn Thỉnh đã gọi hòa ước Nhâm Tuất,

năm 1862 như vậy), việc tệ hại tiếp theo là triều đình đã ra lệnh bãi

binh, lại còn giúp thực dân truy lùng các thủ lĩnh kháng chiến.

Do vậy, có thể nói rằng “Pháp tấn công mà ta thủ hòa tất nhiên

phải đi đến chuyện mất nước” và tất cả những việc làm mù quáng

vừa kể trên còn là “một sự phản bội của Huế”(Trần Văn Giàu).

8.Nhận thấy đại bộ phận vua quan nhà Nguyễn, ngày càng thiếu sáng suốt, bất lực, cầu hòa, quay lưng lại với nhân dân. Không kể nhiều vụ loạn lạc đã xảy ra ở thời Tự Đức, ít nhất đã có 4 cuộc đảo chánh nhằm thay đổi ngôi vua:

-Đấy là âm mưu xảy ra khi Tự Đức vừa lên ngôi do Hồng Bảo là người anh con dòng thứ, cùng một số người muốn giành lại ngai vàng.Việc bại lộ, Hồng Bảo bị tống giam rồi tự tử trong ngục.

-Năm 1864, xảy ra vụ nổi dậy của Hồng Tập, con hoàng thân Miên Áo, em chú bác của vua, cùng với một số người khác cùng phất cờ “Bình Tây sát tả”, lập kế hoạch giết Phan thanh Giản, Trần Tiến Thành, thay thế Tự Đức bằng một ông vua khác. Bại lộ, Hồng Tập và Nguyễn Văn Viện bị án chém.

- Vào năm 1866, do Đoàn Trưng là rể của Tùng Thiện Vương (tức là em rể họ của Tự Đức) đã nổi lên gây cuộc binh biến ( sử cũ gọi là giặc Chày Vôi) nhằm lập Hoàng tôn Ưng Đạo, con của Hồng Bảo lên ngôi. Tự Đức suýt bị giết và sau khi dập tắt cuộc bạo loạn, ông đã cho xử tử cả nhóm Đoàn Trưng và mẹ con Ưng Đạo (là chị dâu và cháu của ông).-Hòa ước 1862 và 1874 gây bất bình trong cả nước.

Ở Bắc cũng như ở Nam, đông đảo sĩ phu và người dân yêu nước tự động hợp thành phe “Văn thân”, mạnh nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai làm thủ lĩnh. Họ giương cao ngọn cờ “Bình Tây diệt Triều”, tuy có chiếm được Hà Tĩnh, nhưng rốt cùng cũng bị quân triều đình dẹp tan…

Tất cả đều thất bại, vì sao? Vì họ có phần tự phát, nóng vội, thiếu đường lối và tổ chức.

Và nhất là họ thiếu một gương mặt thật sáng giá, đủ tài đức, đủ sáng suốt để có thể qui tựu mọi lực lượng, mọi tầng lớp, mọi nơi cùng một lòng đứng dậy và kiên trì đi đến mục tiêu chung.Bỏi không được vậy, nên ta thấy thực dân và phong kiến dễ dàng dẹp tan, bẻ gãy nhanh chóng những phe nhóm cứ nổi lên nhỏ lẻ nhằm chống đối bọn chúng...

(Trích một phần trong bài soạn: Nhớ Nguyễn Tri Phương, cùng vài trang sử buồn xa cũ…)

Như vậy ta có thể khẳng định việc thực dân Pháp xâm lược nước ta là điều tất yếu không thể tránh khỏi nhưng việc nước ta rơi vào tay Pháp trở thành thuộc địa của Pháp thuộc về trách nhiệm của nhà Nguyễn. Quyền lợi dòng họ đã đặt lên trên quyền lợi của dân tộc đầu hàng Pháp bán nước đẩy nhân dân ta vào tình cảnh mất nước.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Quá trình Pháp xâm lược việt Nam
Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai (Versaiìles) năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX

Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai (Versaiìles) năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX. Năm 1847, hai tàu chiến Pháp Gơloarơ (Gloire) và Vichtoriơ (Victorieuse) đã xâm phạm hải phận Đà Nẵng, sau đó nổ súng làm đắm 5 chiến thuyền bọc đồng của triều đình rối rút đi. Việc này đã cắt đứt mối quan hệ Việt - Pháp trong nhiều năm. Nhưng một cơ hội mới đã đến ngày 2-12-1852, Lui Bônapác (Louis Bonaparte) dựa vào sự ủng hộ của bọn đại tư sản phản động, giáo dân, và sức mạnh của lưỡi lê lên ngôi hoàng đế. Nền Đế chế thứ hai là một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp, bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Nhưng cũng phải đợi đến tháng 9-1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hòa hoãn, liên quân hai nước cùng nhau câu kết để uy hiếp Trung Quốc, cộng thêm các báo cáo của bọn con buôn và giáo sĩ về tình hình ngày thêm suy đốn của triều đình Huế, Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.

Ngày 16-9-1856, tàu chiến Catina (Catinat) đến Đà Nẵng có phái viên cầm quốc thư sang Việt Nam, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp. Thất bại trong âm mưu điều tra tình hình Việt Nam phục vụ âm mưu xâm lược, ngày 26 9-1856, tư bản Pháp đã trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn lũy rồi kéo lên khóa tất cả các đại bác bố trí ở trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi. Một tháng sau, ngày 24 tháng 10, tàu chiến Caprixiơ (Capricieuse) lại cập bến Đà Nẵng xin được gặp các quan lại triều đình để thương lượng, nhưng cũng bị cự tuyệt. Cuối cùng, ngày 23-1-1857, phái viên của Napôlêông III là Môngtinhi (Montigny) cập bến Đà Nẵng yêu cầu được tự do truyền đạo và buôn bán. Thực ra đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc. Cho nên, ngay trước khi Môngtinhi đến Đà Nẵng một tháng, Bộ trưởng Hải quân Pháp là Hamơlanh (Hamelin) đã tiếp viện thêm cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Ngoại giao nước Pháp là Oalépxki (Walewski) cũng đã ra lệnh cho Phó Đô đốc Giơnuiy (Rigault de Genouilly), lúc đó đang chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tấn công Trung Quốc, sau khi bắn phá và chiếm cứ xong Quảng Châu phải kéo ngay quân xuống đánh chiếm Việt Nam. Rõ ràng việc cử Môngtinhi sang triều đình Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi mưu mô kế hoạch đều đã được bọn tư bản sắp đặt từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng. Vì thế, bản thân Môngtinhi đã có những hành động vô cùng trắng trợn. Vấp phải thái độ của triều đình Huế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi rút lui về nước, y đã đe dọa sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ việc cấm đạo; đồng thời y cũng cấp báo về nước yêu cầu cử binh chiếm gấp Nam Kì. Trước khi xuống tàu về nước, y còn lén lút đưa tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Penlơranh (Pellerin) về Pháp yêu cầu Napôlêông III cử binh sang Việt Nam bênh vực những người theo đạo.

Ngày 22 - 4 - 1857, Napôlêông III quyết định cử ra Hội đồng Nam Kì để xét lại Hiệp ước Vécxai (Versailles) đã được kí kết năm 1787 giữa Bá Đa Lộc (Évêque d' Adran), đại diện cho Nguyễn Ánh và Môngmôranh (Montmorin), đại diện cho Lui XVI. Âm mưu của tư bản Pháp lúc đó là muốn dựa vào văn kiện bán nước đầu tiên của Nguyễn Ánh để "hợp pháp hóa" việc mang quân sang đánh chiếm Việt Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi kí kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước. Chúng không thể dựa vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Lôn, đòi độc quyền thương mại và tự do truyền đạo ở Việt Nam như các điều khoản của hiệp ước đã ghi. Mặc dù vậy, chúng vẫn quyết định cử quân sang đánh chiếm Việt Nam, lập luận một cách trắng trợn rằng việc đem quân đánh chiếm Nam Kì đã từ lâu nằm trong dự kiến của nước Pháp, đến nay thi hành chẳng qua chỉ là tiếp tục truyền thống cũ, trung thành với một "quốc sách" đã được các chính phủ tiếp tục theo đuổi qua các thời kì mà thôi. Tháng 7 - 1857, Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp đã lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến tháng 9 năm 1856, cho là "làm nhục quốc kì" Pháp. Mặt khác, chúng còn lấy cớ "bênh vực đạo", "truyền bá văn minh công giáo" để 'tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam. Nhưng tất cả những lí do đó đều không che đậy nổi nguyên nhân sâu xa bên trong của âm mưu xâm lược. Đó là yêu cầu tìm kiếm thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với địch thủ cổ truyền là tư bản Anh.

Cuối cùng, sau khi liên quân Pháp - Anh đánh xong Quảng Châu (5 - 1 - 1858) và dùng áp lực quân sự buộc phong kiến Trung Quốc kí điều ước Thiên Tân (27 - 6 - 1858), Giơnuiy kéo ngay quân xuống hợp với quân Tây Ban Nha do đại tá Palăngca (Palanca) chỉ huy, rồi dong buồm kéo thẳng tới Đà Nẵng dàn trận từ chiều ngày 31 - 8 - 1858. Pháp và Tây Ban Nha liên minh quân sự với nhau vì trong số các giáo sĩ nước ngoài bị triều đình Huế giam giữ giết hại hồi đó có một số người Tây Ban Nha. Tư bản Tây Ban Nha cũng nhiều lần dòm ngó các vùng Đồ Sơn, Quảng Yên ngoài Bắc, nên nữ hoàng Tây Ban Nha là Idaben II (Isabelle II) sẵn sàng câu kết với Pháp trong cuộc viễn chinh này để kiếm lợi.

(Nguồn:Đại Cương Lịch sử Việt Nam, NXB GD Giáo Dục)
 

Các phong trào đấu tranh yêu nước.......

Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896)

1. Sự bùng nổ của phong trào.

Đối với thực dân Pháp, việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đã chấm dứt giai đoạn xâm lược ngót 30 năm. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới. Vả lại, thực dân Pháp mới chỉ xác lập được quyền lực ở trung ương, còn phần lớn các địa phương ở xứ Bắc và Trung Kỳ chúng chưa thể nắm được. Vì thế, thực dân Pháp còn phải trải qua giai đoạn 12 năm mà chúng gọi là giai đoạn bình định, đàn áp các phong trào vũ trang cuối cùng.

Trong triều, phe chủ chiến dù khó khăn, vẫn không nản chí. Vấn đề trước mắt họ là phải tìm ra một nhân vật mà phái chủ chiến có thể khống chế được để đưa lên ngôi.

Vua Hàm Nghi (húy là Ưng Lịch), được đưa lên ngôi tháng 8-1884, sớm tỏ ra có khí phách ngay trước mặt tên Trú sứ Rây na (Rheinart) và các sĩ quan Pháp có mặt trong buổi lễ đăng quang của mình tại kinh thành Huế.
Đại biểu cho phe chủ chiến trong triều là Phan Đình Phùng, Ông Ích Khiêm, Trần Xuân Soạn... đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913). Mặc dù có những điểm bất đồng trong chuyện phế lập, nhưng phái chủ chiến và đa số hoàng tộc đã nhanh chóng thông qua kế hoạch táo bạo đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá và toàn bộ khu vực Kinh thành của Tôn Thất Thuyết.

Lực lượng quân Pháp ở Huế có tới 2300 tên do tướng Đờ Cuốc xy (De Courcy) chỉ huy nhằm tiêu diệt lực lượng chủ chiến của Tôn Thất Thuyết.

Nhưng phe chủ chiến đã nhanh tay hơn. Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá. Quân Pháp mất 4 sĩ quan và trên 60 lính. Nhưng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ nên khi quân Pháp phản công, quân ta bị động, thiệt hại rất lớn. Tôn Thất Thuyết phải đưa xa giá vua Hàm Nghi rời kinh thành, đi ra Quảng Trị mà từ lâu ông đã cho chuẩn bị cơ sở.

Khi tới Tân Sở (Quảng Trị), quân sĩ chỉ còn 500 người. Ngày 13-7-1885, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất, nêu lại sự kiện "sự biến Kinh thành", hô hào dân chúng phò Vua cứu nước. Ngày 19-9-1885, khi Pháp vội vã đưa Đồng Khánh lên làm Vua bù nhìn ở Huế, Hàm Nghi xuống chiếu lần thứ hai, bóc trần âm mưu của Pháp, cảnh cáo thế lực đầu hàng của Đồng Khánh và nêu cao tính chính thống, chính nghĩa của mình.

Quân Pháp đánh chiếm Quảng Bình tháng 7-1885, Nghệ An tháng 8-1885, Quảng Nam tháng 12-1885 để bao vây chặt lực lượng chủ chiến. Mặt khác, chúng ra sức khủng bố, mua chuộc những người có liên quan đến sự kiện còn ở Kinh thành, tăng cường lực lượng ngụy binh, tô vẽ cho triều đình Đồng Khánh vừa dựng lên một cách vội vã.

Nhưng tất cả hành động đó của chúng không ngăn được một phong trào dân tộc võ trang đã âm ỉ sục sôi, chỉ đợi dịp nổ bùng.

2. Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

* Giai đoạn thứ nhất ( 1885 - 1888)

Lúc đầu, "Triều đình Hàm Nghi" với sự phò tá của 2 người con Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp, Đề đốc Lê Trực, Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân di chuyển và chiến đấu ở vùng rừng núi Quảng Bình; sau phải vượt Trường Sơn, qua đất Hạ Lào về vùng sơn phòng Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Đây là trang sử vẻ vang hiếm có của một ông vua yêu nước khi dòng họ mình nói chung đã hàng giặc. Để chiến đấu lâu dài, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định vượt vòng vây đi xây dựng lực lượng kháng chiến ở Thanh Hoá, rồi qua Trung Quốc.

Tháng 12-1886, theo lệnh Toàn quyền Pôn Be (P. Bert), Đồng Khánh xuống 1 dụ kêu hàng, nhưng không một ai trong "Triều đình Hàm Nghi" chịu buông súng.

Ngược lại, chưa bao giờ cả nước ta lại có nhiều cuộc khởi nghĩa đến như thế dưới ngọn cờ Cần Vương. Trong giai đoạn đầu này, phong trào Cần Vương trải rộng từ địa bàn trung tâm ra Bắc và Nam Kỳ. Ở Trung Kỳ, trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ; Quảng Nam là Trần Quang Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu ; Quảng Ngãi là Lê Trung Đình ; Bình Định là Mai Xuân Thưởng . . .

Bắc Kỳ cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Bắc Giang, Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc...Đặc biệt, xứ Bắc Kỳ cũng đang hình thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có sức chiến đấu mạnh mẽ, có tiếng vang như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đức Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh)...

* Giai đoạn thứ hai ( 1888- 1896)

Đêm 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc tại vùng núi Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ông bị đày đi Angiêri.
Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt, nhưng lại tập trung thành những trung tâm kháng chiến lớn.
Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dài ngày đầu tháng 1-1887 của 3000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ Mã Cao (Yên Định) theo kế hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời, thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui khi Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887.(5)

Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ lĩnh người Thái là Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892.

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh du kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa quân Bãi Sậy, tuy không có những trận đánh lớn như ở Ba Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.

Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch... đã đưa cuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần Vương.

Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh (Cồn Chùa, Thượng Bồng - Hạ Bồng, Trùng Khê - Trí Khê, Vụ Quang) kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chiến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Phó tướng Cao Thắng, hy sinh lúc mới 30 tuổi là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân sự lớn, không kể cả 3000 ngụy quân của Nguyễn Thân, vượt xa cả quân số, vũ khí khi chúng tấn công thành Ba Đình. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.

Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895 để lại bài thơ Tuyệt mệnh vào loại xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương chấm dứt.

Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top