Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
THÀNH TỰU DÂN CHỦ CỦA ĐẠI CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP.
1. Tiền đề dẫn tới sự hình thành tư tưởng dân chủ ở Pháp.
Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng điển hình nhất, triệt để nhất, sâu sắc nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử thê giới cận đại. Sự vĩ đại của cách mạng Pháp được thể hiện qua nhiều lĩnh vực, nhiều mặt nhưng trong đó nổi bật nhất là vấn đề dân chủ đã được cách mạng Pháp giải quyết một cách triệt đề nhất. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà cách mạng Pháp làm được điều đó mà là do có những tiền đề chủ quan và khách quan cần thiết mà không một nước nào ở châu Âu lúc đó có được. Những tiền đề này đã giúp các lãnh tụ của cách mạng Pháp xây dựng nên một nước Pháp dân chủ nhất, tiến bộ nhất trong lịch sử thế giới cận đại.
Tiền đề khách quan: cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, cách mạng công nghiệp Anh, cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã dẫn tới sự ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng năm 1774 và Hợp chúng quốc châu Mĩ ra đời năm 1776. Tất cả những thắng lợi này đã động viên giai cấp tư sản Pháp, nông dân và bình dân Pháp. Mặt khác trên thế giới lóc này quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã vững mạnh hơn rất nhiều so víi thời kì cách mạng tư sản Anh năm 1640. Do vậy, tuy diễn ra muộn hơn nhưng do điều kiện quốc tế thuận lợi và tình hình mọi mặt chín muồi hơn nên cách mạng tư sản Pháp đã thừa hưởng và phát triển tới đỉnh cao những thắng lợi và tinh hoa của các cuộc cách mạng tư sản trước đó.
Tiền đề chủ quan: Do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ XVIII, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và trình độ sản xuất ở Pháp vượt xa Anh khi cách mạng tư sản Anh bùng nổ. Sự phát triển này lại vấp phải những trở ngại nghiêm trọng về mọi mặt của thể chế kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ phong kiến chuyên chế, mặt khác hơn hẳn giai cấp tư sản ở Anh trước ngày cách mạng, từ nửa sau thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản Pháp đã trở thành một giai cấp mạnh nhất, giàu nhất và có thế lực nhất về kinh tế. Ngoài ra nền thống trị tàn bạo phản động của chế độ phong kiến đã đẩy nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mặt đời sống của nhân dân lao động cùng cực, nông dân bị phá sản phải rời bỏ nông thôn hàng đoàn đi sống lang thang. Đó là bối cảnh dẫn tới sự hình thành một cách tự nhiên một trận tuyến chống phong kiến của cả đẳng cấp thứ ba và liên minh giữa tư sản và nông dân trở nên chặt chẽ, đây là một yếu tố và là một động lực thúc đẩy tính triệt để của cuộc cách mạng Pháp 1789.
Tiền đề quan trọng nữa là sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo về tư tưởng và lí luận cho công cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Pháp. Văn học cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII đã công khai đả kích, phê phán mạnh mẽ những thối nát bất công của chế độ phong kiến chuyên chế và nhen nhóm lên những ý niệm sơ khởi về nhân dân, về dân chủ.Hơn nữa họ còn tiến lên một bước kêu gọi lật đổ chế độ phản động, lỗi thời này, khởi xướng chủ nghĩa nhân văn, những tư tưởng tự do dân chủ và xây dựng những nguyên tắc cho việc thiết lập một thể chế chính trị, xã hội mới trong tương lai.
Trên đây là những tiền đề cơ bản góp phần làm nên cuộc Đại cách mạng Pháp. Từ cuộc cách mạng này đã thiết lập nên được nền dân chủ tư sản tiến bộ nhất trong lịch sử loài người ở thời kì lịch sử thế giới cận đại.
2.Thành tựu dân chủ của Đại cách mạng Pháp
Đại cách mạng Pháp trải qua nhiều giai đoạn gay go phức tạp và việc thiết lập nền dân chủ ở Pháp gắn chặt với quá trình cách mạng qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao. Trong quá trình cách mạng quần chúng nhân dân là người có yêu cầu dân chủ và mức độ dân chủ phụ thuộc vào số lượng nhân dân đại biểu cho những nguyện vọng Êy. Điều này thể hiện rõ ràng cụ thể trong từng giai đoạn của cuộc cách mạng.
2.1.Giai đoạn 1789 đến 1792
Cách mạng Pháp bắt đầu từ mấy tháng trước phá ngục Baxti (14-7- 1789). Bản thân việc Lui XVI phải triệu tập hội nghị ba đẳng cấp vào ngày 5-5- 1789 cũng là một thắng lợi có ý nghĩa dân chủ của đẳng cấp thứ ba. Sau đó, khi đẳng cấp thứ ba đấu tranh kiên quyết với sự ủng hộ của hàng ngàn quần chúng để tự khẳng định tư cách đại biểu của mình và tự tuyên bố là hội nghị quốc dân thì chính Lui XVI phải lùi bước và phê chuẩn tư cách Hội nghị quốc dân của đẳng cấp thứ ba (24- 6- 1789). Khoảng nửa tháng sau, Hội nghị quốc dân lại tuyên bố là Hội nghị lập hiến (9- 7- 1789). Lần này Lui XVI đã chuẩn bị quân đội để đàn áp. Khi binh lính tập trung kéo vào Pari thì quần chúng cách mạng cũng rục rịch nổi dậy và trong ngày 13-7- 1789, công nhân, tiểu tư sản, tư sản Pari nhất tề đứng lên đẩy lùi quân đội. Tiếp đó các hình thức chính quyền dầu tiên của một trật tự xã hội mới mang tính chất dân chủ khác với phong kiến đã ra đời. Đó là các Uỷ ban thường trực, Công xã hay Hội đồng thị chính Pari. Bên cạnh đó cũng xuất hiện đội bảo an, công cụ bảo vệ cách mạng bảo vệ quyền tư hữu của giai cấp tư sản. Như vậy là những thiết chế cụ thể của một thể chế dân chủ dã ra đời thay thế từng bước chính quyền quân chủ. Trong Hội nghị lập hiến, giới quý téc phải tự đứng lên kêu gọi “sự hy sinh” của chính mình. Cũng chính Hội nghị lập hiến đã thảo ra và thông qua bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng ngày 26- 8- 1789. Ngày 6- 10- 1789 vua Pháp Lui XVI phải phê chuẩn Tuyên ngôn này. Cùng với Tuyên ngôn là một phong trào sinh hoạt dân chủ sôi nổi rộng rãi ở các thành phố chủ yếu ở thủ đô Pari. Nghiều báo chí, sách vở ra đời, nêu cao tù do tư tưởng và ngôn luận. Câu lạc bộ của phái Gia cô banh cũng hình thành. Tờ báo “Bạn dân” do Mara làm chủ bót là cơ quan phát ngôn của những người Giacôbanh cấp tiến. Sang năm 1790, nền dân chủ tiến hơn một bước với những luật lệ bầu cử có lợi cho tư sản, với các sắc lệnh xoá bỏ các tước vị quý téc thế tập, luật cải tổ hành chính nước Pháp, thống nhất thị trường, quốc hữu hoá tài sản của giáo hội để bán đấu giá, cải cách giáo hội, đặt giáo họi dưới quyền kiểm soát của nhà nước, bãi bỏ các phường hội chật hẹp.
Những năm 1789- 1792 chứng kiến sự hình thành một nền dân chủ hiện thực thành quả của cách mạng mà sự kiện tiêu biểu cao nhất là bản “Tuyên ngôn về nhân quyền và và dân quyền”. Tuyên ngôn được quốc hội lập hiến thông qua ngày 27- 8- 1789 do Xiây et khởi thảo dưới sự giúp đỡ của Giepphecxơn.
Xiây et (sinh 1748- mất 1836) là viện trưởng một tu viện Thiên chóa giáo. Tuy là cha cố nhưng rất tích cực tham gia các phong trào chính trị. Trước cách mạng Pháp ông đã xuất bản cuốn sách nhỏ “Thế nào là đẳng cấp thứ ba” để đả kích chế độ phong kiến chuyên chế và biện hộ nguyện vọng giành chính quyền của đẳng cấp thứ ba và được hội nghị uỷ thác soạn thảo bản Tuyên ngôn.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền gồm 17 điều đề cập tới các vấn đề cơ bản sau đây:
ác lập quyền tự do cá nhân của công dân. Điều 1 nêu: “mọi người sinh ra và sống tự do bình đẳng về các quyền”. Điều 11 viết: “Việc tự do trao đổi về tư tưởng và ý kiến là một trong những quyền quí nhất của con người. Mọi công dân có thể phát ngôn, viết, hay tiến hành in Ên mọt cách tự do”
Xác lập quyền bình đẳng giữa các công dân: Điều 6 quy định: “ luật pháp phải là như nhất đối với mọi người khi đước bạôh cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” Điều 7 quy định: “ bất cứ ai cũng có thể bị luận tội, bj bắt, bị giam giữ trong những trường hợp bị luật pháp quy định và theo các hình thức do luật pháp xác định”.
Việc xác lập quyền bình đẳng giữa các công dân chính là cơ sở của tình bác ái. Tư tưởng tự do- bình đẳng- bác ái được thÓ hiện trên lá cờ Tam tài của Pháp khi cách mạng thành công.
Tuyên bố quyền tư hữu: đây là một trong nhưng quyền thể hiện tính tư sản rõ là tư hữu tài sản, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Điều 11: “quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiếng liếng không ai có thể bị tước bỏ”. Quyền tư hữu của bản tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng của Rút xô.
Quyền tư hữu trong bản tuyên ngôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo cho sự phát triển của xã họi. Con người được quyền tư hữu của cải, tư hữu cả sức lao động của mình thì mới hăng say sản xuất, năng suất lao động nâng cao . Đây là một trong những dộng lực cho xã hội tiến lên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của nền dân chủ tư sản cận đại.
Tiếp sau bản Tuyên ngôn là chính sách của quốc hội lập hiến và Hiến pháp 1791.
Chính sách của Quốc hội lập hiến:
Về ruộng đất: Hội đồng tuyên bố huỷ bỏ hoàn toàn các trật tự phong kiến. Những đặc quyền phong kiến cơ bản như: thuế xăng, tô hiện vật, tô lao dịch, thuế thừa kế ruộng đất... chỉ được bãi bỏ khi nông dân đã chuộc cho chóa đất một món tiền nặng nề quá sức mình số tiền chuộc gấp 20 lần tô hang năm phải nép một lần, ruộng đất của nhà thờ được bán theo từng Êp trại lớn, trả tiền trong 4 năm, nông dân không có tiền để được giải phóng theo các điều khoản trên.
Trong công thương nghiệp, quốc hội quyết định bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do mua bán lúa mì, cấm nhập cảng sợi lanh và các vật liệu kiến trúc để khuyến khích sản xuất trong nước.
Nhưng chính sách đó có tác dụng làm cho kinh tế Pháp có dấu hiệu phát triển hưng thịnh. Nhưng đồng thời cuộc đấu trânh của công nhân đòi tăng lương, giảm giê làm tăng lên. Các hội công nhân xuất hiện “Hội những người bạn của nhân loại”, “ Hội ái hữu” của thợ méc Pari với hàng ngàn hội viên công nhân đã tham gia vào các câu lạc bộ chính trị và có ý thức liên hệ với công nhân ở các tỉnh. Để hạn chế phong trào công nhân Quốc hội lập hiến thông qua đạo luật Sapoliê ngày 14- 6-1790 qui định: nếu những công dân cùn nghề nghiệp mà bàn bạc với nhau, giao ước với nhau cùng cự tuyệt lao động hay đòi hỏi lao động với mọt giá cả nhất định thì sự bàn bạc và giao ước đó đều bị coi là trái với Hiến pháp, vi phạm vào tự do và tuyên ngôn nhân quyền... Những người đó bị tước quyền công dân trong 1 năm và bị xử phạt 500 livrơ.
Như vậy trong giai đoạn cầm quyền của đại tư sản Pháp, các chính sách của quốc hội lập hiến vừa có mặt tích cực dân chủ lại vừa có mặt tiêu cực.
Trong chính sách về ruộng đất: mọi người đều được chuộc ruộng đất, là một chính sách tiến bộ nhưng nông dân lại phải trả tiền ngay khi chuộc đất, lại phải trả số tiền lớn gấp 20 lần số tiền nép hàng năm do vây thực tế nông dân không có tiền để mua vì thé chính sách ruộng đất không được giải quyết triệt để nên không thể tiến bộ bằng chính sách ruộng đất của Lincôn cho nên dưới thời nắm quyền củâ đại tư sản đa số nông dân không được giải quyết ruộng dất. Do đó đối với nông dân Pháp, cách mạng chưa thể dừng lại, vấn đề ruộng đất tiếp tục còn phải giải quyết.
Trong công thương nghiệp chính sách đối với nhà thờ của Quốc hội lập hiến cũng rất tiến bộ song lại đối lập với nó là bộ luật Sapôlie.
Mặc dù còn hạn chế nhưng với chính sách của Quốc hội lập hiến nhân dân cũng phần nào được tự do hơn trước. Do vậy đây cũng là một thành tựu dân chủ trong Đại cách mạng Pháp .
Với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền cùng với những chính sách của Quốc hội lập hiến đã phần nào đem lại quyền dân chủ cho nhân dân. Nhưng đây mới chỉ là ở mức độ ban đầu vì chính tầng líp đại tư sản, sau khi đạt được mục tiêu đã muốn dừng cách mạng lại. Chính quyền rơi vào tay phái đại tư sản tài chính, bọn này đã thỏa hiệp với quí téc và tăng lữ, chấp nhận nền quân chủ lập hiến, vua Lui XVI vẫn nắm quyền. Đây chính là bối cảnh dẫn đến bản Hiến pháp 1791 và thực chất đây là bước thụt lùi so với tinh thần cơ bản của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
Hiến pháp 1791 quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội nhưng quyền hành Pháp vẫn do vua nắm: nhà vua được tuyên bố là người đứng đầu nhà nước, là tư lệnh tối cao các lực lượng lục quân, có quyền phê chuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hay cách chức các bộ trưởng, các sứ thần và nhân viên ngoại giao, các tư lệnh quân đội... vua có quyền phủ quyết, đình chỉ, nghĩa là huỷ bỏ các sắc lệnh đang thi hành. Quốc hội lập pháp là cơ quan tối cao ban hành pháp luật.
Tuy Hiến pháp công nhận nguyên tắc chủ quyền của quốc dân “mọi chính quyền đều bắt nguồn từ quốc dân” nhưng lại chia công dân thành hai loại là “tích cực” và “tiêu cực”. Công dân “tiêu cực” bị mất quyền bầu cử và ứng cử. Công dân “tích cực” cũng bị chia thành 3 loại khác nhau trong bầu cử và ứng cử. Trong tổng số 26 triệu dân chỉ có 4 triệu 30 vạn dân có quyền công dân “tích cực” và chỉ có rất Ýt người được bầu Nghị sĩ, Hiến pháp không giải quyết vấn đề ruộng đất, vấn đề cơ bản quan trọng nhất của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Ngoài ra, qua luật Sapôliê, Hiến pháp còn cấm công nhân không được thành lập tổ chức hay hội của mình, cấm bãi công và sẽ trừng trị nghiêm ngặt những trường hợp vi phạm.
n pháp qui định những điều kiện ứng cử khắt khe, những người muốn được bầu cử vào các hội đồng hàng quận phải nép thuế bằng 150 đến 200 ngày công nếu ở thành thị hoặc phải có những thu hoạch về đất đai Ýt nhất từ 150 đến 400 ngày công nếu ở nông thôn.
Như vâỵ, Hiến pháp đã vi phạm những nguyên tắc “tự do, bình đẳng, bác ái” nêu ra trong tuyên ngôn nhan quyền và dân quyền” đã tước đoạt quyền lợi của đa số quần chúng, là những người tham gia tích cực vào cuộc cách mạng, chỉ bảo vệ một số hữu sản trong xã hội.
Trước những hành động nửa vời và phản bội của líp đại tư sản, những lãnh tụ nổi tiếng của phái Giacôbanh như Rôbexpie, Mara và nhiều người khác đã lên tiếng đấu tranh, kêu gọi nhân dân tiếp tục chiến đấu. Chính vì vậy Hội nghị lập hiến ra lệnh truy nã Mara. Phái Gia côbanh cũng vì sự khác nhau về quyền lợi và lẳptờng mà bị phân liệt.Đầu tiên một nhóm đối lập hình thành phái Phơi ăng, sau đó một bộ phận nữa lại tách ra thành nhóm đối lập nữa là nhóm Girông đanh. Trong Hội nghị lập pháp bầu ra theo chế độ tuyển cử hạn chế năm 1791, có hai phái đốilập vốn cùng ở phái Giacôbanh trước kia. Đó là phái Gia cô banh của Rôbexpie, Mara, còng còn có phái gọi là phái Núi và phái Giroong đanh. Cuộc đấu tranh cho dân chủ gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp. Nhưng người tiểu tư sản lúc này đòi hỏi một nền dân chủ rỗng rãi hơn, một chế độ xã hội tiến bộ hơn. Đương nhiên giai cấp công nhân Pháp cũng mong muốn như vậy nhưng họ chưa trở thành mét giai cấp trưởng thành như trong thế kỉ sau. Họ hoà mình trong đám quần chúng nghèo khổ đông đảo ủng hộ cách mạng, ủng hộ những người tiểu sản xuất và rồi họ sẽ làm một cuộc cách mạng mới, vì quyền lợi của họ khác với quyền lợi của những người tiểu sản xuất. Cũng do vậy, ngay trong cách mạng, nếu cuộc sống vãn không được cải thiện bao nhiêu thì họ cũng đứng dâỵ chống lại nhà nước, chống lại giai cấp cầm quyền, dù cho giai cấp đó là tiến bộ nhất thời kì đó.
1791, Vua Lui XVI buộc phải phê chuẩn Hiến pháp, tuyên thệ trung thành với quốc dân. Nhưng thực ra vẫn âm mưu dùa vào nước ngoài để chống lại cách mạng. Đầu tháng 7- 1792, quân Phổ tràn vào Pháp, cách mạng lâm nguy. Trước tình hình đó các đội quân tình nguyện được thành lập kéo về Pari và cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pari ngày 10- 8- 1792 bắt giam vua Lui XVI và vợ , bầu ra quốc hội mới, nhân dân tự đảm nhiệm lấy việc quốc phòng. Đến đây nền quân chủ Pháp sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của phái lập hiến của đại tư sản tài chính.
2.2.Giai đoạn 1792 đến 1794
Sau ngày 10- 8- 1792, phái Giacôbanh đã lãnh đạo các công xã khởi nghĩa tổ chức bầu cử theo phổ thông đầu phiếu bầu theo hai cấp Hội nghị quốc ước thay cho Hội nghị lập pháp, từ đó lập ra Hội đồng chấp chính thay cho nội các. Chính quyền cách mạng ra sắc luạt ngày14- 8- 1792 chia ruộng công và ruộng đất của bọn quí téc di cư cho nông dân làm của riêng, ban hành pháp lệnh ngày 15- 8- 1792 huỷ bỏ việc truy tố nông dân. Dưới sự lãnh đạo của công xã và phái Núi, quân đội và hoạt dộng chiến đấu ddwợc cải tổ, tăng cường nhờ nhiệt tìh cách mạng của quần chúng. Do đó nước Pháp đã giành được chiến thắng vang dội trước quân xâm lược áo ngày 20- 9- 1792 ở Vam mi. Chính những người cách mạng này đã nêu cao tài năng tổ chức và tấm gương dũng cảm để cuối cùng quét sạch quân xâm lược khỏi đất nước vào cuối năm 1794. Một ngày sau chiến thắng Vam mi, Hội nghị quốc ước được bầu lên sau khởi nghĩa đã họp phiên đầu tiên (21-9- 1792). ChÝnh tại phiên họp lịch sử này số phận nền quân chủ đã dược định đoạt. Hội nghị quốc ước quyết nghị thủ tiêu nền quân chủ, thiết lập nền cộng hoà. Năm 1792 là năm thứ nhất của nền Đệ nhất cộng hoà, cũng là năm thứ tư của tự do. Sau đó, Hội nghị quốc ước còn quyết định xử tử Lui XVI, thể hiện sự đoạn tuyệt dứt khoát không thương tiếc với chế độ quân chủ cũ, điều mà bốn năm trước chưa thực hiện được. Quyết định này được thông qua với đa số phiếu (387 trên tổng sè 721 phiếu). Việc bỏ phiếu này đã hết sức thẳng thắn công khai, không theo kiểu bá phiếu kín nhờ sáng kiến của Mara. đó là việc biểu quyết từng người khi gọi tên. Đây thật là một hành động cách mạng, một đặc trưng dân chủ của phái Núi. Lui XVI đã phải lên đoạn đầu đài ngày 21- 1- 1793.
Những bước tiến mới mẻ của của nền dân chủ của phái Gia cô banh không thể không bị phái Giroong đanh cản trở quyết liệt, đồng thời tình hình khó khăn về kinh tế trong cách mạng đã làm nảy sinh người đối lập mới của phái Gia cô banh là phái Cuồng điên. Những người Giacôbanh không có cách nào hơn là phải hợp tác với phái Cuồng điên để tiêu diệt phái Giroong đanh, cản trở lớn nhất của nền dân chủ. Sự liên minh này dẫn tới sự tiêu diệt phái Giroong đanh vào đầu tháng 6- 1793. Để bảo vệ thành quả cách mạng, thành quả dân chủ, phái Giacôbanh buộc phải tiêu diệt các phần tử của phe đối lập, và kể từ tháng 6- 1793, đường lối này được thực hiện tích cực. Lần lượt phái cuồng điên, phái Đăng Tông, phái Êbéc bị tiêu diệt. Chính vì vậy, từ khi Gia cô banh nắm quyền, người ta gọi giai đoạn này là nền chuyên chính Giacô banh hay là thời kì khủng bố. ở đây có thể thấy rõ quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính. Chính trong giai đoạn chuyên chính Giacôbanh, nhưng thiết chế dân chủ cao đã được thực hiện. Đó là đạo luật ruộng đất (10- 6- 1793), quyết định xoá bỏ mọi đặc quyền phong kiến (17-7-1793), những cải cách về tôn giáo, thay thế đạo Cơ đốc ngu dân bằng niềm tin tôn thờ Đấng tối cao, cải cách lịch cộng hoà...
cùng với cả một hệ thống các thiết chế dân chủ ấy là bản hiến pháp 1793, một hiến pháp dân chủ nhất, tiến bộ nhất của thời đại đã được ban bố. Mở đầu bản hiến pháp có lời tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền do Rô bexpie khởi thảo, ghi rõ mục đích của xã hội là hạnh phóc chung, chính phủ đảm bảo cho con người những quyền tự nhiên bất khả xâm phạm: tự do, bình đẳng, an ninh, tư hữu, tự do cá nhân, tù do tín ngưỡng, quyền xây dựng pháp luật, quyền lao động và quyền bảo hiểm xã hội nếu bị tàn tật, quyền phản đối áp bức, quyền bạo động khi chính phủ vi phạm quyền lợi của nhân dân. Hiến pháp quy định cơ quan tối cao về lập pháp là quốc hội lập pháp, do những người Pháp từ 21 tuổi trở lên bầu ra hằng năm theo lối đầu phiếu trực tiếp. Quốc hội lập pháp cử ra một Hội đồng chấp chính gồm 24 uỷ viên, hằng năm 1/2 số uỷ viên này được bầu lại... Với nhiều điều khoản tiến bộ và dân chủ như vậy, Hiến pháp 1793 được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh. Khi đưa ra toàn dân biểu quyết số phiếu thuận là 1. 801. 918 còn số phiếu chống chỉ có 11.600. Đây là bản hiến pháp tiến bộ nhất thời kì lịch sử thế giới cận đại và hơn hẳn bản Hiến pháp năm 1791, nó đã xoá bỏ sự phân chia công dân “tích cực” và công dân “tiêu cực”.
Hiến pháp 1793 thể hiện trí tuệ và thực tiễn của những người dân chủ nhất nước Pháp thời đó, cũng là những chiến sĩ cách mạng kiên cường và dũng cảm nhất. Theo lời họ, những điều khoản của Hiến pháp 1793 chỉ được viết ra bằng lưỡi gươm và chỉ lưỡi gươm mới xoá bỏ nó. Họ còn tuyên bố “Chúng tôi đã kí kết một điều ước với cái chết”. Cách mạng đã tới đỉnh điểm.
Nhưng lợi dụng những nhu cầu chưa được thỏa mãn của những người cùng khổ nhất, lợi dụng hành động chuyên chính bắt buộc của những người Giacôbanh, bọn đại tư sản, kẻ thù của phái Giacôbanh quay trở lại lôi kéo phái đầm lầy trung gian để chống lại Rôbexpie và các bạn chiến đấu của ông. Chúng đổ hết tội lỗi vào ông và gọi là độc tài. Cuộc chính biến phản cách mạng nổ ra ngày 27- 7- 1794 chấm dứt giai đoạn nền dân chủ cao nhất của cách mạng Pháp. Rôbexpie và các chiến sĩ dân chủ của cách mạng Pháp bị hành hình ngày 28- 7- 1794.
2.3.Giai đoạn 1794 đến 1799
Đây là giai đoạn thoái trào của cách mạng, nền dân chủ Pháp thụt lùi.
Sau cuộc chính biến, các Uỷ ban cứu quốc và các công xã do Rôbexpie thành lập đều bị giải tán. Các đoàn thể và tổ chức quần chúng cũng bị xoá bỏ. Các luật dân chủ ban hành tháng 2- 1794 trong đó có các sắc luật ruộng đất đều bị bãi bỏ. Các câu lạc bộ của phái Gia cô banh bị đập phá tan tành. Hiến pháp 1793 bị thay thế bằng Hiến pháp năm thứ III (mùa thu 1795). Hội nghị quốc ước tự giải tán ngày 26- 10 – 1795 nhường chỗ cho chế độ đốc chính. Trong điều kiện nền dân chủ bị phá hoại nghiêm trọng, nhân dân bị đói khổ hơn, nguy cơ chiến tranh đe doạ ngoài biên ải, nước Pháp trước mắt cần một thủ lĩnh chính trị, quân sự kiên quyết. Với một tài quân sự rõ rệt, Napolêông Bônapác nhảy lên vũ đài, tiếp đó làm cuộc chính biến ngày 18 tháng Sương mù (9-11- 1799) và tự xưng Hoàng đế ngày 2- 12- 1804.
Tuy nền dân chủ bị thiệt hại và bị phản bội nhưng thành quả trước kia không thể và không bị thủ tiêu sạch trơn. Những dấu Ên của nó vẫn đậm nét trên mọi bình diện bởi vì đó là những hiện thực đã tồn tại, đã được cảm nhận và tác động trong xã hội. Lịch sử chỉ có thể tiến lên chứ không thể quay lùi lại. Bản Hiến pháp 1795, dẫu kém dân chủ, thậm chí phản dân chủ, cũng vẫn phải khẳng định chế độ cộng hoà. Trong thể chế xã hội vẫn áp dụng tam quyền phân lập. Các công dân đã làm quen được với các chế độ bầu cử, tự do ngôn luận, chế độ tư hữu. Những tàn dư của xã hội phong kiến nhanh chóng bị xoá bỏ. Nhiều nông dân tự canh đã ra đời trong nông thôn. Ngay dưới thời Bônapac, toàn bộ nước Pháp được cải cách hành chính với tổ chức chính quyền các cấp thống nhất. Sau khi xưng hoàng đế, để bảo vệ chế độ tư hữu mà cách mạng tư sản Pháp mang lại, Napôlêông đã cho biên soạn và lần lượt công bố bộ pháp điển gồm 3 phần: dân luật (1804), thương luật (1807), hình luật (1810). Toàn bộ gồm 2881 điều.
Những điều trong bộ luật này đều xây dựng trên nguyên tắc tự do bình đẳng của giai cấp tư sản. Điều 554 ghi: “Quyền tư hữu là quyền được hưởng và sử việc trả thù lao cho các lợi Ých công cộng, không ai có thể bắt buộc người nào đó chuyển nhượng quyền sở hữu của mình...”
Bộ lụât Napôlêông là bản mẫu của nền lập pháp các quốc gia tư sản trên thế giới thời cận đại. Ănghen nói: “Nó là một bộ luật xã hội tư sản điển hình”.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản được một thời kì phát triển. Nước Pháp tiến sâu vào chủ nghĩa tư bản thậm chí tiến sang chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thị trường thế giới. Tóm lại, những thành quả dân chủ vẫn còn tồn tại dù không còn ở mức độ cao như trước năm 1794. Nhưng đó chính là cơ sở dân chủ nhất cho những cuộc cách mạng những năm 1848, 1871. Đứng về mặt dân chủ, cũng có thể nói rằng Đại cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng dân chủ triệt để trong lòng xã hội phong kiến, đưa nước Pháp mạnh mẽ đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.
Nguyễn Thị Huyền Trang
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: