rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Khi cuộc sống trở nên phức tạp hơn ở tuổi thanh niên, thật dễ dàng cảm thấy bị quá tải.
Một sự thật mà bố mẹ có thể giải thích với đứa con tuổi thanh niên của họ là: khi người trẻ lớn lên, cuộc sống sẽ trở nên phức tạp hơn.
Điều này có nghĩa là thanh niên phải tiếp tục phát triển một hệ thống kiểm soát bản thân phức tạp hơn để đương đầu với thế giới kinh nghiệm đang phức tạp lên. Cuộc sống sẽ trở nên phức tạp hơn như thế nào. Có nhiều cách. Hãy xem xét 10 cách sau
Sẽ có nhiều thông tin hơn để xử lý về tất cả những gì đang xảy ra.
Sẽ cần nhiều sự chú ý hơn đến tất cả những gì đang xảy ra.
Sẽ có nhiều vai của cuộc sống mà bạn cần biết.
Sẽ có nhiều nhu cầu để ưu tiên điều gì là quan trọng nhất.
Sẽ có nhiều sự cạnh tranh và xung đột cần giải quyết.
Sẽ có nhiều quyết định và quyết định khó cần đưa ra.
Sẽ cần có nhiều sự kiểm soát bản thân hơn để hoàn thành mọi việc.
Sẽ có nhiều trách nhiệm hơn cho những hậu quả của những sự lựa chọn bạn đưa ra.
Sẽ có nhiều vấn đề quan trọng hơn mà bạn chưa bao giờ trải qua trước đây.
Sẽ có nhiều thứ để ghi nhớ mà bạn buộc phải nhớ.
Tôi thường thấy người trẻ đang vật lộn để đương đầu với sự phức tạp mang tính thách thức, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và cuối của tuổi thanh niên.
Tôi nghĩ điều quan trọng với bố mẹ là có mặt để giúp đứa con phát triển một hệ thống kiểm soát bản thân đầy đủ hơn ở mỗi giai đoạn khó khăn đó.
Hãy bắt đầu với giai đoạn đầu tuổi thanh niên, phân biệt với thời trẻ con (từ 9 – 13 tuổi). Hãy xem xét một người 12 tuổi. Cô ấy đã sống rất lâu chủ yếu trong một gia đình đơn giản và được che chở, cô cảm thấy tự tin vì kiểm soát được cuộc sống của cô, gần gũi với bố mẹ cô, cảm thấy thoải mái khi được định nghĩa và đối xử như một đứa trẻ, quan tâm đến điểm số của cô ở trường, thích đóng vai trò của cô trong gia đình.
Tuy nhiên, chia tay với thời trẻ con và bước vào thời thanh niên, cô bắt đầu cảm thấy bất mãn với bản sắc trẻ con của cô, muốn một điều gì khác cho bản thân cô, muốn độc lập hơn với bố mẹ, ít tập trung vào việc học và tập trung nhiều hơn vào bạn bè, và tìm kiếm một gia đình xã hội gồm những người bạn đồng trang lứa để thuộc về và hòa hợp với họ khi cô chuyển từ một trường tiểu học nhỏ bé sang trường trung học lớn hơn – bây giờ cô đang cố tìm hiểu cách làm sao để trở nên nữ tính hơn vì tuổi dậy thì đã bắt đầu làm thay đổi cơ thể cô – làm sao để vẻ ngoài và hành động trở nên già dặn hơn. Cô không thể trở về nhà để trở lại thời trẻ con được nữa, cô chỉ có thể phát triển về phía trước. Đột nhiên cuộc sống trở nên phức tạp hơn để kiểm soát so với trước đây.
Tiếp theo hãy xem xét một người 18 tuổi. Trường phổ thông thật tuyệt. Nó có những người bạn cũ thân thiết, thành công trong học tập, tham gia những nhóm thể thao, những hoạt động xã hội, lái xe và hẹn hò, tiệc tùng và có bố mẹ trông nom nhà, giúp anh ấy hoàn thành công việc.
Lần đầu tiên rời khỏi nhà và sống xa gia đình, bạn bè, anh ấy thấy bản thân bị giáng cấp về mặt xã hội, từ một Ông nào đó trong trường phổ thông thành một Ông tầm thường trong một trường đại học, nơi anh ta cảm thấy mất kết nối và vô danh. Thêm nữa, anh ấy phải thúc đẩy bản thân trong một thế giới mà dường như không ai quan tâm đến anh ta đang làm gì. Phải chuẩn bị cho tương lai của mình, nhưng anh ta không biết tương lai đó là gì. Và sống xa gia đình, anh ta không có bố mẹ để dựa vào hằng ngày, và anh ta phải tự quan tâm, chăm sóc bản thân. Anh ấy phải nhận toàn bộ trách nhiệm cho việc đương đầu với những yêu cầu kiểm soát một cuộc sống mới đi cùng với cuộc sống độc lập hơn. Anh ấy không thể quay về trường phổ thông nữa, anh ấy chỉ có thể phát triển tiến lên. Đột nhiên cuộc sống trở nên phức tạp hơn để kiểm soát so với trước đây.
Từ những gì tôi đã nhìn thấy, những thanh niên thường bộc lộ 4 dấu hiệu tâm lý giống nhau khi họ bị quá tải bởi sự phức tạp của cuộc sống.
Mất tổ chức: không giữ đúng những cam kết ở mọi nơi vì có quá nhiều cam kết cần biết.
Dễ mất tập trung: Không có khả năng tập trung một cách kiên định ở bất kỳ chỗ nào vì nhìn khắp nơi cùng một lúc.
Lo lắng: Cảm thấy khó chịu vì cảm thấy bị quá tải, làm hại khả năng hoạt động hiệu quả.
Tiêu khiển: dựa nhiều vào sự giải trí điện tử và trốn thoát xã hội để tránh không phải dấn thân vào thế giới thực.
Tất nhiên, trong thời đại dược phẩm của chúng ta, điều trị bằng thuốc tác động đến trí tuệ có thể giúp một người trẻ lấy lại sự kiểm soát, sự tập trung hoặc bình tĩnh để đương đầu với sự phức tạp của cuộc sống. Nhưng tôi tin rằng điều trị bằng thuốc mà không có sự giáo dục tâm lý thì nó sẽ làm lãng phí một cơ hội quý giá để giúp người trẻ phát triển những kỹ năng kiểm soát bản thân và hiểu bản thân mà anh/cô ấy cần để trưởng thành.
Nguồn
Adolescence and the Growing Complexity of Life
As life grows more complex in adolescence, it is easy to feel overwhelmed
Published on August 26, 2013 by Carl E. Pickhardt, Ph.D. in Surviving (Your Child's) Adolescence
PsychologyToday
Một sự thật mà bố mẹ có thể giải thích với đứa con tuổi thanh niên của họ là: khi người trẻ lớn lên, cuộc sống sẽ trở nên phức tạp hơn.
Điều này có nghĩa là thanh niên phải tiếp tục phát triển một hệ thống kiểm soát bản thân phức tạp hơn để đương đầu với thế giới kinh nghiệm đang phức tạp lên. Cuộc sống sẽ trở nên phức tạp hơn như thế nào. Có nhiều cách. Hãy xem xét 10 cách sau
Sẽ có nhiều thông tin hơn để xử lý về tất cả những gì đang xảy ra.
Sẽ cần nhiều sự chú ý hơn đến tất cả những gì đang xảy ra.
Sẽ có nhiều vai của cuộc sống mà bạn cần biết.
Sẽ có nhiều nhu cầu để ưu tiên điều gì là quan trọng nhất.
Sẽ có nhiều sự cạnh tranh và xung đột cần giải quyết.
Sẽ có nhiều quyết định và quyết định khó cần đưa ra.
Sẽ cần có nhiều sự kiểm soát bản thân hơn để hoàn thành mọi việc.
Sẽ có nhiều trách nhiệm hơn cho những hậu quả của những sự lựa chọn bạn đưa ra.
Sẽ có nhiều vấn đề quan trọng hơn mà bạn chưa bao giờ trải qua trước đây.
Sẽ có nhiều thứ để ghi nhớ mà bạn buộc phải nhớ.
Tôi thường thấy người trẻ đang vật lộn để đương đầu với sự phức tạp mang tính thách thức, đặc biệt là ở giai đoạn đầu và cuối của tuổi thanh niên.
Tôi nghĩ điều quan trọng với bố mẹ là có mặt để giúp đứa con phát triển một hệ thống kiểm soát bản thân đầy đủ hơn ở mỗi giai đoạn khó khăn đó.
Hãy bắt đầu với giai đoạn đầu tuổi thanh niên, phân biệt với thời trẻ con (từ 9 – 13 tuổi). Hãy xem xét một người 12 tuổi. Cô ấy đã sống rất lâu chủ yếu trong một gia đình đơn giản và được che chở, cô cảm thấy tự tin vì kiểm soát được cuộc sống của cô, gần gũi với bố mẹ cô, cảm thấy thoải mái khi được định nghĩa và đối xử như một đứa trẻ, quan tâm đến điểm số của cô ở trường, thích đóng vai trò của cô trong gia đình.
Tuy nhiên, chia tay với thời trẻ con và bước vào thời thanh niên, cô bắt đầu cảm thấy bất mãn với bản sắc trẻ con của cô, muốn một điều gì khác cho bản thân cô, muốn độc lập hơn với bố mẹ, ít tập trung vào việc học và tập trung nhiều hơn vào bạn bè, và tìm kiếm một gia đình xã hội gồm những người bạn đồng trang lứa để thuộc về và hòa hợp với họ khi cô chuyển từ một trường tiểu học nhỏ bé sang trường trung học lớn hơn – bây giờ cô đang cố tìm hiểu cách làm sao để trở nên nữ tính hơn vì tuổi dậy thì đã bắt đầu làm thay đổi cơ thể cô – làm sao để vẻ ngoài và hành động trở nên già dặn hơn. Cô không thể trở về nhà để trở lại thời trẻ con được nữa, cô chỉ có thể phát triển về phía trước. Đột nhiên cuộc sống trở nên phức tạp hơn để kiểm soát so với trước đây.
Tiếp theo hãy xem xét một người 18 tuổi. Trường phổ thông thật tuyệt. Nó có những người bạn cũ thân thiết, thành công trong học tập, tham gia những nhóm thể thao, những hoạt động xã hội, lái xe và hẹn hò, tiệc tùng và có bố mẹ trông nom nhà, giúp anh ấy hoàn thành công việc.
Lần đầu tiên rời khỏi nhà và sống xa gia đình, bạn bè, anh ấy thấy bản thân bị giáng cấp về mặt xã hội, từ một Ông nào đó trong trường phổ thông thành một Ông tầm thường trong một trường đại học, nơi anh ta cảm thấy mất kết nối và vô danh. Thêm nữa, anh ấy phải thúc đẩy bản thân trong một thế giới mà dường như không ai quan tâm đến anh ta đang làm gì. Phải chuẩn bị cho tương lai của mình, nhưng anh ta không biết tương lai đó là gì. Và sống xa gia đình, anh ta không có bố mẹ để dựa vào hằng ngày, và anh ta phải tự quan tâm, chăm sóc bản thân. Anh ấy phải nhận toàn bộ trách nhiệm cho việc đương đầu với những yêu cầu kiểm soát một cuộc sống mới đi cùng với cuộc sống độc lập hơn. Anh ấy không thể quay về trường phổ thông nữa, anh ấy chỉ có thể phát triển tiến lên. Đột nhiên cuộc sống trở nên phức tạp hơn để kiểm soát so với trước đây.
Từ những gì tôi đã nhìn thấy, những thanh niên thường bộc lộ 4 dấu hiệu tâm lý giống nhau khi họ bị quá tải bởi sự phức tạp của cuộc sống.
Mất tổ chức: không giữ đúng những cam kết ở mọi nơi vì có quá nhiều cam kết cần biết.
Dễ mất tập trung: Không có khả năng tập trung một cách kiên định ở bất kỳ chỗ nào vì nhìn khắp nơi cùng một lúc.
Lo lắng: Cảm thấy khó chịu vì cảm thấy bị quá tải, làm hại khả năng hoạt động hiệu quả.
Tiêu khiển: dựa nhiều vào sự giải trí điện tử và trốn thoát xã hội để tránh không phải dấn thân vào thế giới thực.
Tất nhiên, trong thời đại dược phẩm của chúng ta, điều trị bằng thuốc tác động đến trí tuệ có thể giúp một người trẻ lấy lại sự kiểm soát, sự tập trung hoặc bình tĩnh để đương đầu với sự phức tạp của cuộc sống. Nhưng tôi tin rằng điều trị bằng thuốc mà không có sự giáo dục tâm lý thì nó sẽ làm lãng phí một cơ hội quý giá để giúp người trẻ phát triển những kỹ năng kiểm soát bản thân và hiểu bản thân mà anh/cô ấy cần để trưởng thành.
Nguồn
Adolescence and the Growing Complexity of Life
As life grows more complex in adolescence, it is easy to feel overwhelmed
Published on August 26, 2013 by Carl E. Pickhardt, Ph.D. in Surviving (Your Child's) Adolescence
PsychologyToday