Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) thành công đã đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam - là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thắng lợi đó là kết quả của sự phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong đó, sức mạnh dân tộc đóng vai trò quyết định. Thế nhưng, một số người lại cho rằng: Cách mạng Tháng Tám thành công là một “sự ăn may”(!) Vậy đâu là sự thật?.
Những người này lập luận rằng: Từ sau cuộc đảo chính của Nhật (09-3-1945), Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng không còn là thuộc địa của Pháp, mà là thuộc địa của Nhật. Trong khi đó, phát xít Nhật đã bị quân Đồng minh đánh cho tơi tả, phải chịu thất bại thảm hại và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Như vậy, ở Đông Dương xuất hiện “khoảng trống quyền lực”, cho nên cách mạng chỉ cần nổ ra là giành thắng lợi (?). Từ cách nhìn như vậy, họ cho rằng “Cách mạng Tháng Tám là một sự ăn may”. Thực chất quan điểm của họ là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của quần chúng và đi đến phủ nhận sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Cần phải thấy rằng, để Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi, ngoài yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng thì nhân tố quyết định là sự lãnh đạo của Đảng; là việc Đảng ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và dự đoán thời cơ chính xác, chớp thời cơ kịp thời để phát động tổng khởi nghĩa thành công. Nếu điều kiện chín muồi đã đến mà không nắm lấy thời cơ, chần chừ, chờ đợi địch đầu hàng, trao quyền độc lập thì cơ hội ngàn vàng đó sẽ không bao giờ đến; Cách mạng Tháng Tám sẽ không thể xảy ra. Thực tế lịch sử là vậy nhưng vẫn còn những ý kiến trái chiều, thiếu thiện chí, không khách quan, cần phải làm sáng tỏ.
Trước hết, phải thấy rằng: việc Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật chỉ tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ, phát xít Nhật tuy bị đánh bại, nhưng lực lượng quân đội Nhật ở Việt Nam lúc bấy giờ còn rất mạnh vì chúng mới được tăng cường vào đầu năm 1945. Hơn nữa, Nhật vẫn xác định Việt Nam là đầu cầu liên lạc cuối cùng của họ đối với vùng Đông Nam Á; nếu để mất thì quyền lợi của Nhật ở vùng đất này sẽ không còn, danh dự của Nhật cũng sẽ mất; bởi vậy, chúng kiên quyết giữ bằng mọi giá. Thực tế lực lượng của phát xít Nhật ở Việt Nam lúc đó vẫn còn khoảng 100.000 quân, với đầy đủ vũ khí, trang bị và đóng nguyên tại các vị trí phòng thủ của mình. Cho dù đã không còn ý chí chiến đấu, nhưng hai quân đoàn của Nhật vẫn sẵn sàng tuân lệnh từ cấp trên của họ và là một đối thủ mạnh với bất cứ lực lượng nào định tấn công bằng vũ lực. Trong thời điểm nhạy cảm đó, quân Nhật vẫn có thể nổ súng vào lực lượng khởi nghĩa với nhiều lý do: để tự vệ, để giữ gìn trật tự tại nơi đóng quân chờ quân Đồng minh tới giải giáp1… Do vậy, việc Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật chỉ làm cho tinh thần lính Nhật ở Đông Dương bị sa sút, còn về quân sự chúng vẫn rất mạnh, không dễ gì đánh bại chúng để giành chính quyền. Đây là thời cơ thuận lợi mà Đảng ta đã kịp thời nắm lấy, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức lực lượng, phát động sức mạnh quần chúng để giành chính quyền.
Cần khẳng định rằng, nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Ngay từ năm 1939, do nhận thức rõ được tình hình thế giới và trong nước, đánh giá được mạnh, yếu của địch và sự tất yếu phải nổ ra cuộc cách mạng dân tộc trong thời kỳ này, Đảng ta đã trực tiếp chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền cả về đường lối, căn cứ địa và lực lượng cách mạng. Về đường lối, nhất quán với mục tiêu cách mạng được đề ra từ khi thành lập Đảng, trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VI (tháng 11-1939), được phát triển trong Hội nghị lần thứ VII (1940), hoàn chỉnh trong Hội nghị lần thứ VIII (tháng 5-1941), Đảng ta đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang ra bàn bạc. Trong đó, đã xác định rõ: khởi nghĩa vũ trang là con đường duy nhất của cách mạng Việt Nam và hình thái vận động cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. Đảng ta nhấn mạnh: “… ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là nay mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân Tàu xoay ra hoàn toàn cho cuộc cách mạng Đông Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”2. Như vậy, bằng tư duy chiến lược sắc bén, Đảng ta đã sớm đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, những gì đã diễn ra trong Tháng Tám lịch sử đó không nằm ngoài những dự báo và sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng.
Cùng với chủ trương tổng khởi nghĩa, kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông trong lịch sử, Đảng ta xác định phải xây dựng căn cứ địa cách mạng vững chắc, vừa làm nơi đóng quân của lực lượng cách mạng, vừa là nơi đánh địch, rút lui để bảo vệ mặt trận, đồng thời là nơi cung cấp sức người, sức của cho cách mạng. Xây dựng căn cứ địa cũng là để đảm bảo sự liên lạc dễ dàng của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Thực hiện chủ trương đó, chúng ta đã sớm xúc tiến xây dựng các căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn, Cao Bằng, với các tên gọi khác nhau. Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa hoàn chỉnh; là “hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam”; trong đó, Tuyên Quang được xác định là “Thủ đô kháng chiến”. Việc xây dựng căn cứ địa vững chắc là bước “tạo thế” quan trọng để Tổng khởi nghĩa đi đến thắng lợi.
Trên cơ sở nhận thức rõ quy luật tất yếu: mọi cuộc cách mạng muốn thành công phải có lực lượng mạnh, Đảng ta đã rất quan tâm đến xây dựng lực lượng vững mạnh theo một quy trình từ xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng bán vũ trang quần chúng, từ đó phát triển thành lực lượng vũ trang cách mạng. Ngay từ khi Nhật còn chưa tham chiến ở Việt Nam, chúng ta đã xây dựng được lực lượng quần chúng đông đảo, tham gia vào các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh theo sáng kiến của Hồ Chí Minh (5-1941) và liên tục phát triển trên địa bàn ngày càng rộng. Đây là tổ chức tập hợp được đông đảo quần chúng nhất, hơn bất cứ tổ chức nào khác ở Việt Nam khi đó, và đã tuyên bố (từ rất sớm) đứng về phía Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Khi viết về thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952”, nhà sử học Pháp Philippe Devillers nhận định: “Nó (Cách mạng Tháng Tám - TG) còn là kết quả lô-gic của Việt Minh trong mọi khu vực của đời sống đất nước”. Trong xây dựng lực lượng vũ trang, chúng ta đã xây dựng được hai bộ phận: lực lượng bán vũ trang của quần chúng và lực lượng vũ trang tập trung. Thực tế ta đã xây dựng được 3 trung đội Cứu quốc quân3. Lực lượng này đã giữ vai trò quan trọng trong đấu tranh vũ trang, cùng với lực lượng đông đảo của quần chúng tiến hành Tổng khởi nghĩa trên khắp các địa phương trong cả nước. Đây cũng là cơ sở để ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, đánh dấu sự phát triển không ngừng của lực lượng vũ trang cách mạng thông qua thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong Cách mạng tháng Tám, cùng với việc tạo thời cơ, Đảng ta đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nắm và giành thời cơ. Tính từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh cho đến khi quân Đồng minh vào nước ta, thời cơ cho cách mạng chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Nếu không có sự nhận định đúng và chớp thời cơ nhanh chóng của Đảng ta, thời cơ đó sẽ trôi qua, cách mạng nổ ra khó thắng lợi. Khi Hồng quân Liên Xô đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật, ngày 15-8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Ở Việt Nam, bọn tay sai của chúng cũng đã hoang mang đến cực độ. Lúc này, mặc dù đang ốm nặng, song Hồ Chí Minh vẫn luôn theo dõi sát tình hình và khẳng định: “đây là một thời cơ quý và hiếm nếu bỏ qua thì không bao giờ có nữa”, và ra lời hiệu triệu: “Dù có phải thiêu cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Chủ trương đó, cùng với sự chuẩn bị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đã tạo điều kiện thuận lợi để Cách mạng Tháng Tám nổ ra đúng lúc và giành thắng lợi.
Để có được một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trọn vẹn, không thể không nhắc đến và nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo cao nhất và xuất sắc nhất: Hồ Chí Minh. Một học giả nước ngoài đã bình luận: “...những đánh giá như vậy (với xu hướng hạ thấp ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - TG) không thể che giấu sự thật rằng cuộc Cách mạng Tháng Tám là một thành tựu phi thường... Trong khi những nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa khác bằng lòng ở lại Nam Trung Quốc và đợi đến khi quân Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, ông Hồ và các đồng sự của ông mới chứng tỏ khả năng có thể đối phó với thách thức và đặt cả thế giới trước sự đã rồi”4. Tại Hội thảo khoa học quốc tế: “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” tổ chức tại Hà Nội (ngày 12 và 13-5-2010), trong tham luận: “Những bức ảnh biết nói”, nhà nghiên cứu - nhà báo Mỹ - Bà Lady Borton cũng cho rằng: Hồ Chí Minh là người cách mạng Việt Nam nhận được thông tin sớm nhất về việc quân Nhật đầu hàng Đồng minh và đã chỉ đạo Tổng khởi nghĩa rất kịp thời, mau lẹ.
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ, phong trào hành động cách mạng đã diễn ra hết sức sôi nổi trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ở Hà Nội, những người chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiếp xúc với Bộ Chỉ huy quân Nhật và thương lượng thành công để giải tỏa cuộc bao vây, tránh được cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra. Việc tránh được xung đột với quân đội Nhật được đánh giá là một thắng lợi quan trọng của cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội. Cho đến ngày 19-8-1945, chính phủ thân Nhật của người Việt Nam do ông Trần Trọng Kim đứng đầu vẫn tồn tại và hoạt động. Nhiều đảng phái và tổ chức chính trị khác cũng nhận thức được cơ hội đang đến và gấp rút chạy đua trong nỗ lực xúc tiến những hoạt động giành địa vị chính trị cho mình. Nhưng cuối cùng, Hồ Chí Minh và Việt Minh đã thắng. Như vậy, có thể khẳng định rằng, Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng là nhờ sự tài tình của Đảng và Bác Hồ trong nghệ thuật chỉ đạo và lãnh đạo cách mạng; sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, căn cứ địa, lực lượng cách mạng và việc dự đoán thời cơ, chớp lấy thời cơ... Với lực lượng đông đảo được tập hợp và rèn luyện đấu tranh trong tổ chức Việt Minh, với một Lãnh tụ dẫn đường xuất sắc, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tự giải phóng mình chứ không hề ngồi yên trông mong, chờ đợi một “khoảng trống quyền lực” hay một khoảng “chân không chính trị” nào. Đảng, Bác Hồ đã nhận định đúng tình hình, đón đúng và tận dụng triệt để thời cơ lịch sử “ngàn năm có một” để giành thắng lợi trọn vẹn. Tất cả những luận chứng khoa học trên đây cùng với thực tiễn của những ngày tháng Tám năm 1945 lịch sử khẳng định rằng: Cách mạng Tháng Tám thành công không phải là “sự ăn may” như ai đó từng hồ đồ tuyên bố.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản. Đây là cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, do đó, thành công của cách mạng là triệt để, là "đến nơi" như Hồ Chí Minh khẳng định. Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ định được. Vì vậy, mọi mưu toan chống phá, sự suy diễn chủ quan về cuộc cách mạng này đều không có giá trị.
chú thích
____________
1 - Thực tế đã diễn ra, sáng ngày 19-8-1945, khi lực lượng khởi nghĩa tới chiếm trại Bảo an và thu vũ khí của quân đội chính quyền Trần Trọng Kim ở đây, Bộ Chỉ huy quân Nhật đã đưa xe tăng và binh lính tới uy hiếp, đòi thu vũ khí của quân khởi nghĩa.
2 - ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 131 - 132.
3 - 3 trung đội Cứu quốc quân: Trung đội cứu quốc quân I (tháng 02-1941), Trung đội Cứu quốc quân II (tháng 9-1941), Trung đội Cứu quốc quân III (tháng 02-1944).
4 - Duiker - Hồ Chí Minh - Hyperion, Newyork, 2000 - Bản dịch của Phòng Phiên dịch Bộ Ngoại giao, tr. 332.
Tác giả: Nguyễn Trọng Phúc
Những người này lập luận rằng: Từ sau cuộc đảo chính của Nhật (09-3-1945), Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng không còn là thuộc địa của Pháp, mà là thuộc địa của Nhật. Trong khi đó, phát xít Nhật đã bị quân Đồng minh đánh cho tơi tả, phải chịu thất bại thảm hại và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Như vậy, ở Đông Dương xuất hiện “khoảng trống quyền lực”, cho nên cách mạng chỉ cần nổ ra là giành thắng lợi (?). Từ cách nhìn như vậy, họ cho rằng “Cách mạng Tháng Tám là một sự ăn may”. Thực chất quan điểm của họ là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của quần chúng và đi đến phủ nhận sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Cần phải thấy rằng, để Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi, ngoài yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng thì nhân tố quyết định là sự lãnh đạo của Đảng; là việc Đảng ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và dự đoán thời cơ chính xác, chớp thời cơ kịp thời để phát động tổng khởi nghĩa thành công. Nếu điều kiện chín muồi đã đến mà không nắm lấy thời cơ, chần chừ, chờ đợi địch đầu hàng, trao quyền độc lập thì cơ hội ngàn vàng đó sẽ không bao giờ đến; Cách mạng Tháng Tám sẽ không thể xảy ra. Thực tế lịch sử là vậy nhưng vẫn còn những ý kiến trái chiều, thiếu thiện chí, không khách quan, cần phải làm sáng tỏ.
Trước hết, phải thấy rằng: việc Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật chỉ tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ, phát xít Nhật tuy bị đánh bại, nhưng lực lượng quân đội Nhật ở Việt Nam lúc bấy giờ còn rất mạnh vì chúng mới được tăng cường vào đầu năm 1945. Hơn nữa, Nhật vẫn xác định Việt Nam là đầu cầu liên lạc cuối cùng của họ đối với vùng Đông Nam Á; nếu để mất thì quyền lợi của Nhật ở vùng đất này sẽ không còn, danh dự của Nhật cũng sẽ mất; bởi vậy, chúng kiên quyết giữ bằng mọi giá. Thực tế lực lượng của phát xít Nhật ở Việt Nam lúc đó vẫn còn khoảng 100.000 quân, với đầy đủ vũ khí, trang bị và đóng nguyên tại các vị trí phòng thủ của mình. Cho dù đã không còn ý chí chiến đấu, nhưng hai quân đoàn của Nhật vẫn sẵn sàng tuân lệnh từ cấp trên của họ và là một đối thủ mạnh với bất cứ lực lượng nào định tấn công bằng vũ lực. Trong thời điểm nhạy cảm đó, quân Nhật vẫn có thể nổ súng vào lực lượng khởi nghĩa với nhiều lý do: để tự vệ, để giữ gìn trật tự tại nơi đóng quân chờ quân Đồng minh tới giải giáp1… Do vậy, việc Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật chỉ làm cho tinh thần lính Nhật ở Đông Dương bị sa sút, còn về quân sự chúng vẫn rất mạnh, không dễ gì đánh bại chúng để giành chính quyền. Đây là thời cơ thuận lợi mà Đảng ta đã kịp thời nắm lấy, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức lực lượng, phát động sức mạnh quần chúng để giành chính quyền.
Cần khẳng định rằng, nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Ngay từ năm 1939, do nhận thức rõ được tình hình thế giới và trong nước, đánh giá được mạnh, yếu của địch và sự tất yếu phải nổ ra cuộc cách mạng dân tộc trong thời kỳ này, Đảng ta đã trực tiếp chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền cả về đường lối, căn cứ địa và lực lượng cách mạng. Về đường lối, nhất quán với mục tiêu cách mạng được đề ra từ khi thành lập Đảng, trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VI (tháng 11-1939), được phát triển trong Hội nghị lần thứ VII (1940), hoàn chỉnh trong Hội nghị lần thứ VIII (tháng 5-1941), Đảng ta đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang ra bàn bạc. Trong đó, đã xác định rõ: khởi nghĩa vũ trang là con đường duy nhất của cách mạng Việt Nam và hình thái vận động cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. Đảng ta nhấn mạnh: “… ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là nay mai đây cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân Tàu xoay ra hoàn toàn cho cuộc cách mạng Đông Dương thắng lợi, thì lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”2. Như vậy, bằng tư duy chiến lược sắc bén, Đảng ta đã sớm đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, những gì đã diễn ra trong Tháng Tám lịch sử đó không nằm ngoài những dự báo và sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng.
Cùng với chủ trương tổng khởi nghĩa, kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông trong lịch sử, Đảng ta xác định phải xây dựng căn cứ địa cách mạng vững chắc, vừa làm nơi đóng quân của lực lượng cách mạng, vừa là nơi đánh địch, rút lui để bảo vệ mặt trận, đồng thời là nơi cung cấp sức người, sức của cho cách mạng. Xây dựng căn cứ địa cũng là để đảm bảo sự liên lạc dễ dàng của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Thực hiện chủ trương đó, chúng ta đã sớm xúc tiến xây dựng các căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn, Cao Bằng, với các tên gọi khác nhau. Đặc biệt, chúng ta đã xây dựng Việt Bắc thành căn cứ địa hoàn chỉnh; là “hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam”; trong đó, Tuyên Quang được xác định là “Thủ đô kháng chiến”. Việc xây dựng căn cứ địa vững chắc là bước “tạo thế” quan trọng để Tổng khởi nghĩa đi đến thắng lợi.
Trên cơ sở nhận thức rõ quy luật tất yếu: mọi cuộc cách mạng muốn thành công phải có lực lượng mạnh, Đảng ta đã rất quan tâm đến xây dựng lực lượng vững mạnh theo một quy trình từ xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng bán vũ trang quần chúng, từ đó phát triển thành lực lượng vũ trang cách mạng. Ngay từ khi Nhật còn chưa tham chiến ở Việt Nam, chúng ta đã xây dựng được lực lượng quần chúng đông đảo, tham gia vào các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh theo sáng kiến của Hồ Chí Minh (5-1941) và liên tục phát triển trên địa bàn ngày càng rộng. Đây là tổ chức tập hợp được đông đảo quần chúng nhất, hơn bất cứ tổ chức nào khác ở Việt Nam khi đó, và đã tuyên bố (từ rất sớm) đứng về phía Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít. Khi viết về thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952”, nhà sử học Pháp Philippe Devillers nhận định: “Nó (Cách mạng Tháng Tám - TG) còn là kết quả lô-gic của Việt Minh trong mọi khu vực của đời sống đất nước”. Trong xây dựng lực lượng vũ trang, chúng ta đã xây dựng được hai bộ phận: lực lượng bán vũ trang của quần chúng và lực lượng vũ trang tập trung. Thực tế ta đã xây dựng được 3 trung đội Cứu quốc quân3. Lực lượng này đã giữ vai trò quan trọng trong đấu tranh vũ trang, cùng với lực lượng đông đảo của quần chúng tiến hành Tổng khởi nghĩa trên khắp các địa phương trong cả nước. Đây cũng là cơ sở để ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, đánh dấu sự phát triển không ngừng của lực lượng vũ trang cách mạng thông qua thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong Cách mạng tháng Tám, cùng với việc tạo thời cơ, Đảng ta đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nắm và giành thời cơ. Tính từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh cho đến khi quân Đồng minh vào nước ta, thời cơ cho cách mạng chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Nếu không có sự nhận định đúng và chớp thời cơ nhanh chóng của Đảng ta, thời cơ đó sẽ trôi qua, cách mạng nổ ra khó thắng lợi. Khi Hồng quân Liên Xô đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật, ngày 15-8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Ở Việt Nam, bọn tay sai của chúng cũng đã hoang mang đến cực độ. Lúc này, mặc dù đang ốm nặng, song Hồ Chí Minh vẫn luôn theo dõi sát tình hình và khẳng định: “đây là một thời cơ quý và hiếm nếu bỏ qua thì không bao giờ có nữa”, và ra lời hiệu triệu: “Dù có phải thiêu cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Chủ trương đó, cùng với sự chuẩn bị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đã tạo điều kiện thuận lợi để Cách mạng Tháng Tám nổ ra đúng lúc và giành thắng lợi.
Để có được một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trọn vẹn, không thể không nhắc đến và nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo cao nhất và xuất sắc nhất: Hồ Chí Minh. Một học giả nước ngoài đã bình luận: “...những đánh giá như vậy (với xu hướng hạ thấp ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - TG) không thể che giấu sự thật rằng cuộc Cách mạng Tháng Tám là một thành tựu phi thường... Trong khi những nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa khác bằng lòng ở lại Nam Trung Quốc và đợi đến khi quân Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, ông Hồ và các đồng sự của ông mới chứng tỏ khả năng có thể đối phó với thách thức và đặt cả thế giới trước sự đã rồi”4. Tại Hội thảo khoa học quốc tế: “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay” tổ chức tại Hà Nội (ngày 12 và 13-5-2010), trong tham luận: “Những bức ảnh biết nói”, nhà nghiên cứu - nhà báo Mỹ - Bà Lady Borton cũng cho rằng: Hồ Chí Minh là người cách mạng Việt Nam nhận được thông tin sớm nhất về việc quân Nhật đầu hàng Đồng minh và đã chỉ đạo Tổng khởi nghĩa rất kịp thời, mau lẹ.
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ, phong trào hành động cách mạng đã diễn ra hết sức sôi nổi trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ở Hà Nội, những người chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiếp xúc với Bộ Chỉ huy quân Nhật và thương lượng thành công để giải tỏa cuộc bao vây, tránh được cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra. Việc tránh được xung đột với quân đội Nhật được đánh giá là một thắng lợi quan trọng của cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội. Cho đến ngày 19-8-1945, chính phủ thân Nhật của người Việt Nam do ông Trần Trọng Kim đứng đầu vẫn tồn tại và hoạt động. Nhiều đảng phái và tổ chức chính trị khác cũng nhận thức được cơ hội đang đến và gấp rút chạy đua trong nỗ lực xúc tiến những hoạt động giành địa vị chính trị cho mình. Nhưng cuối cùng, Hồ Chí Minh và Việt Minh đã thắng. Như vậy, có thể khẳng định rằng, Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng là nhờ sự tài tình của Đảng và Bác Hồ trong nghệ thuật chỉ đạo và lãnh đạo cách mạng; sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, căn cứ địa, lực lượng cách mạng và việc dự đoán thời cơ, chớp lấy thời cơ... Với lực lượng đông đảo được tập hợp và rèn luyện đấu tranh trong tổ chức Việt Minh, với một Lãnh tụ dẫn đường xuất sắc, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tự giải phóng mình chứ không hề ngồi yên trông mong, chờ đợi một “khoảng trống quyền lực” hay một khoảng “chân không chính trị” nào. Đảng, Bác Hồ đã nhận định đúng tình hình, đón đúng và tận dụng triệt để thời cơ lịch sử “ngàn năm có một” để giành thắng lợi trọn vẹn. Tất cả những luận chứng khoa học trên đây cùng với thực tiễn của những ngày tháng Tám năm 1945 lịch sử khẳng định rằng: Cách mạng Tháng Tám thành công không phải là “sự ăn may” như ai đó từng hồ đồ tuyên bố.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản. Đây là cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, do đó, thành công của cách mạng là triệt để, là "đến nơi" như Hồ Chí Minh khẳng định. Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ định được. Vì vậy, mọi mưu toan chống phá, sự suy diễn chủ quan về cuộc cách mạng này đều không có giá trị.
chú thích
____________
1 - Thực tế đã diễn ra, sáng ngày 19-8-1945, khi lực lượng khởi nghĩa tới chiếm trại Bảo an và thu vũ khí của quân đội chính quyền Trần Trọng Kim ở đây, Bộ Chỉ huy quân Nhật đã đưa xe tăng và binh lính tới uy hiếp, đòi thu vũ khí của quân khởi nghĩa.
2 - ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 131 - 132.
3 - 3 trung đội Cứu quốc quân: Trung đội cứu quốc quân I (tháng 02-1941), Trung đội Cứu quốc quân II (tháng 9-1941), Trung đội Cứu quốc quân III (tháng 02-1944).
4 - Duiker - Hồ Chí Minh - Hyperion, Newyork, 2000 - Bản dịch của Phòng Phiên dịch Bộ Ngoại giao, tr. 332.
Tác giả: Nguyễn Trọng Phúc
Sửa lần cuối: