Ngũ Sắc Ngũ Đóa ( Hoa gia đình )
Phú hộ nhà họ Đường, tên là Hồng sống ở ngoại thành kinh đô Thăng Long, giàu có nổi tiếng nhất nước. Đến nhà vua cũng vài lần mời lão phú hộ vào cung thưởng rượu. Tuy không có vai vế trong chính sự, nhưng với lượng thuế ông nộp cho quốc khố hàng năm, ông nghiễm nhiên trở thành nhân vật được nể trọng trong kinh đô hoàng triều. Nhưng những thứ đó không làm nên một lão phú hộ được vị nể, tính tình hiền lành, bộc trực, ưa làm thiện của ông được nhân dân hết lòng ngưỡng mộ. Ông có đến hàng ngàn mẩu ruộng ở dưới quê, tính thương người của ông làm cho cả những tên côn đồ, phá phách cũng chẳng dám động chạm. Lúc trước có vài tên bợm rượu, kiếm cớ đến phá một ruộng dưa của ông. Chúng đi ngang qua một thửa dưa hấu, tiện chân đạp bể một trái còn non. Phú hộ đi qua liền chạy đến ôm trái dưa ngồi khóc. Nhiều người thấy thế bảo ông keo kiệt, có mỗi trái dưa mà làm um sùm, chẳng đáng mặt một phú ông. Nhưng ông lại không đánh, không mắng mấy tên bợm rượu, cũng chẳng nói lại những người buôn chuyện kia. Ông không nói không rằng, đem trái dưa bể đó cắt ra, để giữa làng, viết một lá thư, bảo mọi người đọc to lên. Nội dung trái dưa là một bài tế, bài tế trái dưa hấu. Một trái dưa hấu còn non mà đã chết sớm. Tuy trong trái dưa chỉ là mấy mẩu trắng trộn, nhưng nó cũng có một linh hồn. Từ khi sinh ra và lớn lên, dưa hấu mong mỏi có một ngày được người hiền thưởng thức, nhưng chưa gì đã bị đạp méo mặt. Bức thư làm cho những tên bợm rượu hối hận, chúng dắt nhau đến xin lỗi phú hộ, ông không những an ủi chúng mà còn cho chúng việc làm trên ruộng dưa kia. Phú hộ ăn ở hiền lành, đồng lời kiếm được luôn chia cho người nghèo và cúng phật. Tiếng đồn về ông vang xa đến cả nước.
Hiềm một nỗi ông không có con cái, trai cũng không mà gái cũng chẳng có. Buồn lòng, ngày ngày ông bỏ bê công ăn việc làm, giao toàn việc quản lý cho em trai là Đường Kính trông coi. Còn về phần Đường Hồng, ông lên chùa thắp nhang cầu tự, một lòng xin đức Phật ban cho mình một mụn con, con gì cũng được, không phân biệt trai gái.
Một buổi sáng, trên đường đến ngôi chùa sát chân núi. Đường phú hộ thấy có ông cụ đi ngang qua bị vấp té, ông đang ngồi kiệu vội nhảy xuống tới đỡ cụ già. Phú ông đỡ cụ đến một phiến đá ven đường, sai người đem nước cho cụ uống. Đường Hồng ngồi bên phe phẩy cây quạt kiếm gió cho cụ già. Phú ông cau mày nói:
“sao cụ lớn tuổi lại đi con đường đầy sỏi thế này? Con cái của cụ đâu?”
Cụ già cười lớn trước vẻ ân cần của phú ông, cụ mỉm cười đáp:
“ta không có con cái, anh cũng chẳng phải quen biết với ta, sao lại tỏ ra quan tâm thế?”
Phú ông tỏ ra buồn phiền, lắc đầu đáp với cụ già:
“già cả như cụ thì đáng làm cha, làm mẹ thiên hạ, xá gì là con.”
Cụ già gật đầu tỏ vẻ hài lòng:
“ừ, thôi, mà anh đang đi đâu đó?”
“con đến chùa cụ ạ”
“ta thấy anh hay đi con đường này, chẳng lẽ ngày nào cũng đến chùa hay sao?”
Phú ông thở dài đáp dạ. Cụ già gặn hỏi nguyên do, ông ta liền kể lại nguyện vọng của bản thân. Cụ già nghe xong ngẩng đầu cười to, nói rằng:
“a, tưởng gì chứ chuyện đó thì quá dễ”
Phú ông bật cười, không muốn làm cho ông cụ mất vui bèn đáp xuôi theo. Ông cụ vỗ vai phú ông rồi đứng lên, rủ ông đi tản ngoạn. Phú ông bật lên kinh ngạc, sao ông cụ bỗng nhiên đi lại nhanh nhẩu thế. Ông cụ cười cười, dắt phú ông bẻ qua cánh đồng lau bên cạnh, bỏ lại người hầu đứng chờ phía sau. Trước khi đi, phú ông không quên bảo đám người kiếm chỗ có bóng mát mà đứng cho đỡ mỏi. Ông cụ dắt phú ông đi vòng quanh đám lau, cụ cứ nhìn chỗ này rồi quay sang chỗ kia, hình như đang tìm cái gì đấy. Ông cụ cười hỏi:
“thế anh muốn con gái hay là con trai”
Phú ông thuận miệng liền nói:
“dạ, con trai hay con gái gì thì cũng là con, phân biệt mà làm gì hả cụ”
Ông cụ lại cười ồ lên, nói:
“thế thì dễ quá”
Cụ cuối xuống chỉ tới một đoạn xa xa, bảo với phú ông cứ cuối xuống nhặt ba viên đá. Nhặt xong đem về thoa lên tóc vợ, nhất định sẽ được như ước muốn. Phú ông tưởng cụ già đang đùa, vừa định quay lại đưa cụ về chỗ cũ thì bỗng nhiên, có một luồng gió mát lạnh thổi qua người ông, cuốn mây bay lên trời. Phú ông chợt vỡ lẽ thì ra có thần nhân thử lòng. Phú ông bèn sụp lạy rồi vội vã chạy đến chỗ thần nhân đã chỉ. Ông thấy có rất nhiều viên đá, đủ các màu sắc sặc sỡ, viên nào cũng chứa tới hai ba màu khác nhau trên đó. Phú ông quan niệm thứ gì đơn giản hóa ra lại dễ thương nhất, ông bèn chọn các viên đá chỉ độc một màu duy nhất: màu trắng như nước, màu vàng như nắng và một viên màu xanh ngắt như lúa. Phú ông làm y lời cụ già đã dặn, đem đá vuốt lên tóc vợ mình. Quả nhiên, sau mấy ngày, vợ ông đã mang thai. Chín tháng sau, bà sinh một lúc ba đứa con gái. đứa nào đứa nấy nhỏ như hòn đá. Lạ một nỗi, mới sinh ra mà ba đứa đã mang ba mái tóc vừa dài vừa mượt mà, lại còn mang ba màu khác nhau. Bà vợ hoảng sợ la làng, nhưng phú ông lại bảo đó là con của trời, khác người là phải. Từ sau đó, ông cố nuôi nấng ba đứa trẻ, nhưng có cho ăn uống bao nhiêu, cơ thể của chúng cũng chỉ nhỏ bằng hòn đá ông đem về. Đặt tên cho từng đứa theo cái màu mà chúng có. Cô cả có mái tóc màu trắng bạc và trong vắt như nước, ông đặt tên là Bạch Thủy. Cô thứ hai có tóc màu vàng chói như mặt trời, ông gọi là Hoàng Nhật. Cô út dễ thương nhất, có mái tóc màu xanh, gợn và rung rinh như lúa chín, đặc biệt cô bé có hai sợi lông mày dài ngoẵng cũng màu xanh. Ông đặt là Đỗ Mi.
Phú ông thương con lắm, có đi đâu cũng mang con theo. Ở nhà thì ông cũng toàn dành thời gian cho chúng. Ông vui miệng nói ba đứa con đẹp như ba bông hoa, sau này nếu mà chết đi, ông hy vọng cả nhà của mình cũng sẽ hóa thành năm bông, sẽ mãi mãi ở bên nhau. Vợ ông bảo ông nói nhảm, nhưng ông cứ cười hì hì mà nhắc đi nhắc lại mãi.
Tài sản và công việc của ông cứ giao cho Đường Kính xử lý. Gã này làm ăn dối trá, lại có mắc tật nghiện rượu. Bao nhiêu tiền cũng đem đi uống cho thả cửa. Chốc chốc, của tiền cứ thế mà đi sạch, nhiều vụ làm ăn thất bát, bị người ta lừa mất một lúc cả đống tiền. Sợ bị anh la, gã ta giấu biệt. Đến một hôm, có mấy quan tham nhận hối lộ đến lừa gạt, đổ cho nhà họ Đường tội buôn lậu. Gã Đường Kính vốn ngốc nghếch lại nhát gan, bị lừa cho uống rượu rồi ký tên giấy buôn lậu lúc nào không biết. Đường Hồng vừa nghe thấy liền lên cơn đau ngực, chỉ vài ngày sau là đổ bệnh nặng.
Quan quân xông vào nhà tịch thu toàn bộ sản điền, tiền bạc, phú ông trong một khoảnh khắc mất trắng cả gia tài, quá tức tối, ông uất đến liệt luôn cả tay chân. Gia nhân thu dọn lấy cắp mấy món đắt tiền trong nhà rồi chuồn hết. Có đứa còn ác tâm lấy cả mồi lửa đốt nhà. Vợ Đường Kính tên Thị Nuôi bỏ ba đứa con gái nhỏ vào cái tráp, rồi cõng chồng chạy trốn. Thị Nuôi cõng chồng đi khắp nơi tìm chỗ trú. Đi mất mấy ngày cũng chẳng tìm ra chỗ nào có thể ở tạm. Bà cứ chốc chốc đi hết làng này sang làng khác, bà xin người dân một cái ghế kéo, Thị Nuôi đặt chồng trên cái ghế, ngày ngày đeo dây trên lưng kéo chồng đi. Bà đi một chốc lại dừng nhỏ sữa cho con bú. Thấy chồng chỉ nằm một chỗ, không nói được, miệng bị méo do liệt, cứ ư ứ rên lên. Sợ chồng đói, bà gấp một lá bàng ven đường lại, vắt sữa ra rồi đưa cho chồng uống đỡ khát. Đi hết mấy ngày mà cũng chẳng tìm ra nơi trú chân, người thị gầy rọp đi, sữa cũng cạn dần.
Một bà già đi ngang qua thấy thị bèn vẫy tay bảo dừng, bà móc trong túi ra một nắm cơm cười bảo thị ăn đi. Lạ thay sau khi thị ăn xong, cơ thể bỗng trở nên khỏe mạnh và no căng cả bụng. Bà già cho thị một cây đàn nhị, bảo vừa đi vừa kéo nhạc kiếm cơm. Nói xong chưa kịp để Thị Nuôi cảm ơn, bà cụ bước nhanh rồi biến mất.
Trời mưa tầm tã, thị cố lắm mới tới được một ngôi làng gọi là làng Mùi. Thị đi mãi mới thấy một cái chùa nhỏ bỏ hoang, mừng rỡ, thị đem chồng và con gái vào trong chùa trú đỡ. Chỉ định ở vài ngày rồi đi tiếp, nhưng không hiểu sao không khí trong chùa rất ấm áp và thân thiết với thị. Thị đành xụp lạy phải tội với nhà chùa rồi cùng chồng con ở luôn trong đó. Khi nào muốn cho con bú, thị sợ ô uế nhà chùa liền chạy ra ngoài mới cho con bú được.
Hàng ngày thị ra ngoài đầu làng kéo đàn cho khách nghe, tiếng đàn nhị thể hiện nỗi lòng đau đớn cứ vang lên tình tang, làm người nào đi qua cũng bật lên tiếng khóc thông cảm. Từ chỗ thị hay ngồi bỗng mọc lên một cây Quế rất to. Thế là thị dựa vào nghề đàn hát mà nuôi chồng và ba đứa con gái.
Sống trong chùa, con gái của thị trở nên mạnh khỏe. Trước sự chứng kiến đầy kinh ngạc của người mẹ, ba đứa con gái bỗng chốc hóa thành kích thước của một người bình thường. Chúng lớn nhanh như phỗng, đứa nào đứa nấy mỗi ngày chỉ bú có chút sữa mà trở nên xinh xắn khác thường. Năm mười tám tuổi, ba đứa đã trở thành ba thiếu nữ như bao người khác. Ba chị em tuy mỗi người có một tính cách khác nhau, nhưng cả ba đều hiếu thuận và có điểm đặc biệt. Đặc biệt là người chị lớn Bạch Thủy, khuôn mặt trong vắt yếu ớt. Mỗi động tác của cô mềm mại tựa như nước chảy. Từ nhỏ Bạch Thủy đã thông minh và hiếu học. Dù biết nhà nghèo và làm thân con gái, không được quyền đến lớp, nhưng Bạch Thủy vẫn lén nhìn trộm vào lớp học hoặc mượn vở bạn học thuộc lòng. Nét hiền lành của Bạch Thủy làm cho mọi người không ai nỡ từ chối cô bé, sau này ngay cả thầy đồ cũng âm thầm dạy chữ cho cô. Bạch Thủy học một hiểu mười, năm mười tám tuổi, Bạch Thủy đã được công nhận còn giỏi hơn cả thầy mình. Nhưng cô bé không đi thi được nên đành dùng chữ nghĩa làm gánh hàng mà bán kiếm cơm. Cô viết những câu đối và đem ra chợ đứng bán, nhưng ngôi làng nghèo nàn thì làm gì có ai thưởng thức chữ của cô. Đến một ngày, Bạch Thủy phát hiện có những đứa bé nghèo cứ len lén nhìn gánh chữ của mình, hỏi ra mới biết các em không có tiền đi học. Bạch Thủy liền về chùa mở một lớp học nhỏ, dạy chữ miễn phí cho con nít trong làng. Dân làng phản đối, người ta bảo rằng không thể để một đứa con gái dạy học được, làm thế chẳng khác nào bôi trấu vào cái chữ. Bạch Thủy không nghe, cứ kiên trì mở lớp. Hễ dạy một buổi là có người đến phá một lần, họ lấy ném vào lớp học. Con nít có đứa vỡ đầu chảy máu, có đứa bỏ chạy tán loạn. Nước mắt lưng tròng, Bạch Thủy không còn kiên nhẫn mở lớp. Cô lại lấy gánh hàng viết chữ mà bán cầm cơm.
Hoàng Nhật tính tình vốn mạnh mẽ, tóc cột cao, mặt quần cột giây xỏ chân. Nhìn chẳng khác gì một đứa con trai. Hoàng Nhật thì không ham học như chị, cô lại thích những trò chơi mạnh mẽ, thường lén chạy chơi với mấy đứa con trai quanh xóm, hết túc cầu rồi lại đánh khăn, đánh đáo. Thành thiếu nữ mười tám rồi, cô vẫn còn ham chơi như một đứa con nít. Hoàng Nhật chơi rất thân với một anh chàng nhà giàu họ Nguyễn, tên là Qua Đô. Hai đứa chơi với nhau và không giữ kẻ, vui thì cười nói, bực thì đánh nhau, trông chẳng khác thì hai thằng con trai mới lớn. Một lần câu cá, không may Qua Đô bị té, Hoàng Nhật ra sức cứu anh chàng, kể từ đó, Qua Đô yêu Hoàng Nhật lúc nào không biết. Mỗi khi Qua Đô dẫn Hoàng Nhật về nhà chơi, cha mẹ cậu có vẻ không hài lòng vì cho Hoàng Nhật là đứa thất học, lại nghèo mạt rệp. Nhiều lần còn tỏ thái độ thô lỗ với Hoàng Nhật, cô chẳng bao giờ biết nhịn nhục, một là một, hai là hai. Người ta mắng cô, cô mắng lại không khoan nhượng, chẳng thèm vị nễ. Một lần còn lỡ lời hỗn láo bị mẹ Qua Đô tát cho mấy bạt tai. Hoàng Nhật tức mình không thèm chơi với Qua Đô nữa, từ đó cậu buồn đến sinh bệnh. Thuốc gì cho uống cũng không khỏi, ngày càng lả đi. Hoàng Nhật biết chuyện buồn rầu, đem tâm sự lại với mẹ. Thị Nuôi thương con gái không biết làm sao liền dạy cho cô bé chơi đàn nhị. Hoàng Nhật tuy có tính con trai nhưng không hiểu sao lại tỏ ra hợp với món nhạc cụ này, càng chơi càng khéo. Cô hạ quyết tâm, thỉnh thoảng lại lén đến thăm Qua Đô. Hoàng Nhật nhận ra mình cũng thương người ta mất rồi.
Cô út Đỗ Mi là đứa quái tướng nhất trong ba chị em. Trong ba đứa con, Đỗ Mi là đứa Thị Nuôi thương nhất. Đỗ Mi có bề ngoài kì dị và xấu xí, hai sợi lông mày dài đến tận cằm, tay chân ngũ đoản, thứ nào cũng chỉ ngắn bằng phân nửa người khác. Đỗ Mi lại vốn đần độn, chẳng hiểu biết gì nhiều, được cái cô bé rất thương cha, nhìn người cha tàn tật, cô không đành. Ngày nào từ sáng tới tối, cô bé cứ bóp tay, bóp chân cho cha, cố làm ông hoạt động trở lại. Hai cha con cứ thủ thỉ với nhau mà vui sống, cả ngày chỉ có cha làm bạn nên Đỗ Mi càng thương ông hơn. Nhờ sự giúp đỡ của cô con gái, bệnh của Đường Hồng cũng có chút khởi sắc. Đến năm con gái trở thành thiếu nữ, ông cũng bắt đầu đứng dậy và chuyển động được. Ông đi xin việc làm, nhưng chẳng ai nhận. Đến một lúc có lão làm nghề họa sư nhận Đường Hồng vào làm với mức lương bèo bọt. Đối với Đường Hồng thì chẳng còn gì tuyệt hơn, ông đồng ý với công việc ngay. Tuy đã hoạt động lại được nhưng di chứng thì vẫn còn nguyên đó. Đường Hồng không nói được trôi chảy, miệng của ông vẫn còn méo quẹo, gắng lắm mới lắp bắp được đủ một câu. Tay chân thì cứ xiên xiên quẹo quẹo, nhưng ông cố gắng hết mình. Công việc của ông là xếp tranh trong phòng kho cho ngăn nắp. Những ngày đầu, ông làm cho người ta thất vọng tràn trề, sắp bao nhiêu lần thì bấy nhiêu lần đống tranh rơi vãi lầm rầm. Rốt cục, một buổi chiều nọ, người ta bảo ông vào nhận tiền công rồi ra về. Cái mặt méo của Đường Hồng càng co lại nhăn nheo hơn, nước mắt nước mũi chảy tèm hem tèm huốc. Miệng ông mếu máo co lên rồi lại quặp xuống cố lắp bắp xin xỏ:
“vợ… tô..i…r..ất…là…tố..tt…bà…ấy..kéo..đàn…nuô…i… s.ống..cả…gia đình… tôi.’
Ông thở hồng hộc vì cố quá sức, rồi lại hít hà căng mặt ra, gục mặt xuống gồng mình rặng tiếp từng câu chữ, bàn tay ông co nắm lại giừn giựt như giữ cái gì đó thật chặt:
“cả…nhà…t..tôi…cố…làm…việc. T..tôi…là…th…ằng…đàn ông mà…không n…uôi…nổi….vợ..con. X..xin…ông cho… t…ôi một cơ hội nữa”
Nói tới đây thì Đường Hồng chịu, không thể nào gắng thêm được nữa. Nước mắt cứ thế mà tuôn rơi, ông quỳ xuống khóc ròng ròng. Người ta thấy thế thì ra sức xin ông chủ, cho Đường Hồng tiếp tục ở lại làm việc. Nễ những người làm công, lão họa sư cứ thế mà nhắm mắt cho qua. Dần dần Đường Hồng cũng xếp được ngay ngắn đống tranh trong phòng. Không biết vì sao nhưng từ khi có ông Đường Hồng vào làm việc, tranh của lão họa sư cứ thế mà đắt ầm ầm, khách mua tranh không ngừng ghé thăm.
Cuộc sống của cả nhà Đường Hồng cứ thế trôi qua cho đến một hôm, Hoàng Nhật trở về trong cơn mưa khủng khiếp. Hình hài ướt nhẹp, cô bé nói với chị em và mẹ, cô đã có bầu với Qua Đô. Quá đau lòng và sững sốt, Thị Nuôi nằm khóc sướt mướt rồi than trời, than đất. Cả Bạch Thủy và Đỗ Mi cũng ôm cô em gái vừa trách vừa thương. Cả nhà quyết định giấu chuyện này với ông Đường Hồng, sợ ông buồn mà ngã bệnh nữa. Ngày hôm sau, Thị Nuôi mua cau trầu dắt con gái đến nhà phú ông họ Nguyễn. Qua Đô bất ngờ nhưng mời bà và người yêu vào nhà trên ngồi. Mẹ của Qua Đô vừa nghe liền tất tả chạy ra quát mắng hai mẹ con Hoàng Nhật. Bà ta xỉa xói, bảo rằng người ta chỉ có nhà trai bước qua dạm hỏi nhà gái, chứ làm gì có chuyện nhà gái đi làm chuyện ngược lại. Vả lại bà ta còn nói chuyện bầu bí là do con gái của Thị Nuôi hư hỏng, chứ chẳng liên quan gì Qua Đô. Cậu chàng nhu nhược vừa lên tiếng can ngăn đã bị mẹ đuổi vào phòng sau, tính tình nhu nhược chẳng thể cãi lại, Qua Đô đành liếc nhìn buồn Hoàng Nhật rồi lẳng lặng đi ra sau. Hoàng Nhật coi cái nhìn đó như nát dao găm, chẳng biết làm thế nào. Cô khóc miên man sau lưng mẹ. Thị Nuôi nín nhịn vì con, bà đẩy nhẹ khay cau về phía mẹ Qua Đô, nói:
“thôi thì, chúng nó đã lỡ lầm, coi như đây là cái tội của tôi, tôi xin bà cho chúng nó lấy nhau, cũng là cái phước của chúng nó, cũng là cái phước của chúng ta”
Vừa nghe xong, mẹ Qua Đô nổi đóa, bà ta hất khay trầu vào người Thị Nuôi rồi cho gia đinh cầm gậy đuổi đánh hai mẹ con. Hoàng Nhật lấy thân che kín người mẹ, cô bị nhiều roi nện đến thừa sống thiếu chết. Đánh cho đã tay, người nhà họ Nguyễn đẩy hai mẹ con ra khỏi cửa, dập xuống bùn đất trong cơn mưa như thác lũ.
Hoàng Nhật vừa bị lôi ra liền té xỉu, Thị Nuôi cắn răng cõng con gái về chùa. Sau hôm đó, Hoàng Nhật bị bệnh thập tử nhất sinh, lang trung đến khám thì bảo cái thai đã xẩy, còn người mẹ thì chỉ còn chờ chết. Cả mẹ, cha, chị, em đều ngồi quanh giường Hoàng Nhật ngồi khóc. Thị Nuôi chỉ biết lạy tượng Quán Thế Âm cho con gái mau qua khỏi. Đêm hôm đó, Hoàng Nhật bừng tỉnh, chưa bao giờ cô thấy đau đớn về mặt tinh thần lẫn thể xác như thế, thấy người nhà đã ngủ, cô chảy dài nước mắt rồi chụp lấy cây đàn nhị bỏ đi khỏi chùa.
Cơn mưa càng lúc càng to, Hoàng Nhật lết đi trong khi cơ thể bị những cơn gió dữ dập mạnh vào người. Tới trước cửa nhà họ Nguyễn, Hoàng Nhật run lên như cầy sấy rồi cắn răng ngồi bệt xuống, kéo đàn. Tiếng đàn não nề vang lên trong tiếng mưa gầm. Hoàn toàn không ai nghe thấy tiếng đàn chỉ trừ một người. Đêm đó Qua Đô thấy lòng như lửa đốt, vừa nghe thấy việc mẹ cho người đánh Hoàng Nhật, cậu đã muốn nổi điên. Đêm nay, tiếng đàn não nề từ đâu vang lại làm Qua Đô như điếng người, cậu xông cửa chạy ra thì thấy Hoàng Nhật đã nằm ngất từ bao giờ. Thân cậu run lên, Qua Đô ôm Hoàng Nhật vào người rồi cầm đàn chạy trốn. Người nhà vừa xông ra thì chẳng thấy cậu chủ đâu. Cơn mưa quá lớn đã lấp đi hoàn toàn mọi lối đi cũng như tầm nhìn. Qua Đô bế Hoàng Nhật đi hơn một giờ thì nhìn thấy một ngôi nhà hoang, cậu liền chạy vào trong đặt Hoàng Nhật nằm xuống. Cậu lay mãi, rồi hô hấp, nhưng chẳng thấy Hoàng Nhật đỡ hơn. Nước mắt tuôn rơi, Qua Đô run người đưa tay lên mũi Hoàng Nhật, cô đã tắt thở tự bao giờ. Qua Đô như lặng người đi, cậu gào ré như một thằng điên, bứt tóc cào tai. Cậu hét như gào thi với tiếng trời gầm. Qua Đô như hóa điên, cậu cầm cây đàn nhị trong tay rồi đâm đầu chạy đi trong mưa gió.
Xác của Hoàng Nhật tự nhiên bốc lên một mùi thơm nồng rồi tự hóa thành một bông hoa vàng như ánh nắng. Bông Hoa cắm xuống nền đất gạch rồi phát ra ánh sáng lấp lánh như hoa nắng nổi trong cơn mưa…
Sau khi thấy con trai biến mất, mẹ Qua Đô và phú ông họ Nguyễn cho người xốc xáo đi tìm. Người hầu lùng xục khắp mọi nơi nhưng chẳng thấy cậu chủ đâu. Mẹ Qua Đô thì như phát điên, giận cá chém thớt. Bà ta bảo nhất định là cái nhà họ Đường sống trên chùa kia bắt cóc con Qua Đô. Thế là bà ta nhét tiền cho quan huyện, bảo ông đem lính gông cổ cả nhà Đường Hồng cho vào tù.
Sau khi vào tù, nhà của Đường Hồng bị đối xử hết sức thậm tệ. Người ta không cho họ ăn, cũng chẳng cho họ có thời gian nghĩ ngơi. Hằng ngày mẹ của Qua Đô vào đánh đập và chửi bới, bắt họ khai ra đã bắt con bà đi đâu. Thị Nuôi và Đường Hồng chỉ biết câm lặng nín nhịn mà không phản kháng gì. Bạch Thủy thì khóc sướt mướt còn Đỗ Mi thì ú ớ chẳng biết nói gì. Điên tiết khi thấy con nhỏ Đỗ Mi cứ ư ứ, khóc lóc và ôm lấy chân mình. Không biết rằng cô bé đang ra sức cầu xin bà phú hộ, bà ta chỉ thấy cô thật kinh tởm. Tiện tay, bà ta cầm hai sợi lông mày dài giựt mạnh lên. Máu từ trên mắt cô bé ứa ra loang loáng, hai sợi lông mày bị đứt ra quấn chặt lấy tay bà phú hộ. Bà ta hốt hoảng la lên rồi ra sức gỡ hai sợi lông mày ra khỏi bàn tay. Nhưng càng gỡ ra thì chúng càng bó chặt lại đau đớn hơn. Cuối cùng, những sợi lông mày cứng lại sắc như dao, quấn trên tay bà ta đến bật cả máu. Khó khăn lắm bà ta mới kêu người lấy kéo cắt ra được. Sợ hãi, bà ta chẳng dám ở lâu thêm nữa liền ra lệnh đi về. Đỗ Mi bị đứt lông mày chỉ còn biết thoi thóp nằm trong lòng mẹ. Cô không suy nghĩ được nhiều nên cũng không hiểu chuyện, chỉ thấy bà phú hộ bỏ đi mà không mắng chửi mẹ mình nữa, cô bé mỉm cười hài lòng. Trong giây lát, Đỗ Mi nhắm mắt lại rồi nhắm mắt. Cơ thể Đỗ Mi co lại hóa thành một bông hoa màu xanh cắm chặt xuống đất nhà tù.
Vài ngày sau, ba người nhà Đường Hồng được thả ra. Họ về lại ngôi chùa hoang cũ, nhưng Đường Hồng và Thị Nuôi vì nỗi đau mất đi hai đứa con, họ lâm bệnh và nằm bẹp một chỗ, chỉ chảy ra những giọt nước mắt ai oán. Cả nhà chỉ còn trông chờ vào những chữ Bạch Thủy bán ra. Nhưng công việc này của cô chỉ là phụ, làm sao có đủ tiền để nuôi cả nhà ba miệng ăn? Bấy giờ ở làng bên có một cậu ấm tên là Văn Bá. Tên này mới có gần hai mươi tuổi đã ngông nghênh đáng ghét. Đối với hắn, mọi chuyện chỉ có mỗi việc vung tiền ra mà tiêu sài. Cha của hắn làm quan phủ nên chẳng có ai dám mở miệng cãi lại hắn. Văn Bá quen thân với thủy thần sông Phù. Thường thường, gã thủy thần lại hiện hình lên ăn chơi với Văn Bá. Nhờ lễ Văn Bá cúng hậu, gã thủy thần hiển nhiên phù hộ cho cha hắn làm quan ngày càng phát to. Nghe tiếng làng bên có cô Bạch Thủy nổi tiếng xinh đẹp, Văn Bá muốn tới xem thử một lần cho biết, thế rồi một ngày trời nắng, hắn gọi thủy thần lên và cùng qua làng bên chơi. Vừa thấy nhan sắc của cô, cả Văn Bá và thủy thần đều mê đắm. Thủy thần nghe Văn Bá nói sẽ bắt cô ta về làm vợ, mới nghe hắn đã tỏ ra không hài lòng, nhưng chỉ bấm bụng làm thinh. Tối đó thủy thần hóa thành một người mua chữ, tới hỏi xem Bạch Thủy muốn bán chữ như thế nào. Vốn ngây thơ và dễ tin người, Bạch Thủy vừa đem chữ ra mời khách đã bị thủy thần bắt về sông. Văn Bá biết chuyện vô cùng tức tối, thề rằng từ nay không thèm cúng bái cho thủy thần nữa. Có được người đẹp, thủy thần xá gì chuyện ăn uống, hắn ép buộc Bạch Thủy phải làm vợ của mình. Dưới đáy sông, cô chỉ một lòng lo cho cha mẹ bị bỏ đói. Nước mắt chảy dài, Bạch Thủy cầu xin thủy thần cho về với cha mẹ. Thủy thần khuyên nhủ cũng có, đe dọa cũng có, nhưng nhất định Bạch Thủy không chịu ưng thuận. Riết rồi hắn nổi điên, hóa phép cho nàng biến thành con cá rồi đem tặng lại cho Văn Bá. Văn Bá vừa thấy con cá liền nổi giận đùng đùng, quát với thủy thần, nếu không trả người thì còn đem tôm cá đến đây làm gì. Thủy thần vuốt giận Văn Bá rồi từ từ giải thích. Con cá này chỉ đến nữa đêm là trở lại thành người, hỏi nó nếu ưng thuận làm vợ Văn Bá thì giải phép, còn không thì cứ làm cá mãi mãi. Đến đêm, Văn Bá chờ cho đến khi cá hóa thành người, hắn ra sức ép buộc cô phải về làm vợ của hắn. Bạch Thủy một mực từ chối, hết ngày này sang ngày khác. Văn Bá đành chịu thua, nhốt con cá trong cái ao to, không chờ cô hiện hình nữa. Chỉ tức nỗi hắn bị nhục mặt, Văn Bá cho xích con cá nhỏ lại trong ao, hằng ngày đổ nước dơ vào cho con cá uống. Lạ thay, bao nhiêu nước dơ đổ vào đều biến hóa, mọc thành bèo dạt. Còn riêng bên cạnh con cá thì nảy ra biết bao nhiêu là hoa sen trắng tinh. Văn Bá càng như bị chọc cho lộn ruột. Hắn cho vớt toàn bộ bèo lên rồi dập cho sen nát bấy. Hắn bóc con cá ra rồi hét bảo nhà bếp, tối nay làm thịt con cá.
Trong nhà bếp có bà chuyên thái rau là thiện tâm, bà thương cho cô gái bị thủy thần hóa thành cá. Chờ mọi người đi khỏi, bà tháo xích cho con cá rồi thay một con khác vào. Bà lại thả nó vào ao để trốn. Nữa đêm, đến hạn giải phép, Bạch Thủy hóa lại thành người. Không bị xích nữa, cô bé thoải mái lẻn đi trốn về chùa. Chạy đến gần sáng thì Bạch Thủy mới về chùa được, không ngờ vừa tới cổng chùa, ánh sáng bừng lên, cô lại hóa thành con cá giảy nảy. Thị Nuôi lúc này đã khỏe được ít nhiều, thương chồng bệnh hoạn, bà cố ra chợ đem đàn đổi lấy chút tiền mua thức ăn. Nào ngờ thấy có con cá nằm trên đất, bà mừng quá vội đem nó đi nấu canh. Bà đâu biết đó là con gái của mình, con cá đem nấu canh xong bị vứt xương trên cái chum đựng nước. Đường Hồng ăn canh xong đột nhiên thấy buồn đau vô hạn. Nước mắt ông chảy xuống mà chẳng hiểu làm sao, chỉ biết từ khi nuốt thịt cá vào bụng, ăn bao nhiêu ông lại ói ra hết, rồi cứ nhìn bãi ói mà khóc. Sau cùng ông qua đời trong cơn khóc ngất lên của vợ. Xương cá trong chum hóa thành bông hoa trắng như nước, mọc ngay trên cái chum. Đường Hồng chết đi hóa thành đóa hoa ba màu: trắng, vàng và xanh, như thể ông đang ôm trọn ba đứa con gái trong tay mình. Thị Nuôi quá đau lòng bèn chạy ra cây quế giữa làng treo cổ tự vẫn. Sau khi bà chết đi, hóa thành một đóa hoa đen như cục đất, nằm gọn dưới gốc cây quế, như mãi mãi muốn ngồi đó đợi chồng và con mình trở lại.
Phú hộ nhà họ Đường, tên là Hồng sống ở ngoại thành kinh đô Thăng Long, giàu có nổi tiếng nhất nước. Đến nhà vua cũng vài lần mời lão phú hộ vào cung thưởng rượu. Tuy không có vai vế trong chính sự, nhưng với lượng thuế ông nộp cho quốc khố hàng năm, ông nghiễm nhiên trở thành nhân vật được nể trọng trong kinh đô hoàng triều. Nhưng những thứ đó không làm nên một lão phú hộ được vị nể, tính tình hiền lành, bộc trực, ưa làm thiện của ông được nhân dân hết lòng ngưỡng mộ. Ông có đến hàng ngàn mẩu ruộng ở dưới quê, tính thương người của ông làm cho cả những tên côn đồ, phá phách cũng chẳng dám động chạm. Lúc trước có vài tên bợm rượu, kiếm cớ đến phá một ruộng dưa của ông. Chúng đi ngang qua một thửa dưa hấu, tiện chân đạp bể một trái còn non. Phú hộ đi qua liền chạy đến ôm trái dưa ngồi khóc. Nhiều người thấy thế bảo ông keo kiệt, có mỗi trái dưa mà làm um sùm, chẳng đáng mặt một phú ông. Nhưng ông lại không đánh, không mắng mấy tên bợm rượu, cũng chẳng nói lại những người buôn chuyện kia. Ông không nói không rằng, đem trái dưa bể đó cắt ra, để giữa làng, viết một lá thư, bảo mọi người đọc to lên. Nội dung trái dưa là một bài tế, bài tế trái dưa hấu. Một trái dưa hấu còn non mà đã chết sớm. Tuy trong trái dưa chỉ là mấy mẩu trắng trộn, nhưng nó cũng có một linh hồn. Từ khi sinh ra và lớn lên, dưa hấu mong mỏi có một ngày được người hiền thưởng thức, nhưng chưa gì đã bị đạp méo mặt. Bức thư làm cho những tên bợm rượu hối hận, chúng dắt nhau đến xin lỗi phú hộ, ông không những an ủi chúng mà còn cho chúng việc làm trên ruộng dưa kia. Phú hộ ăn ở hiền lành, đồng lời kiếm được luôn chia cho người nghèo và cúng phật. Tiếng đồn về ông vang xa đến cả nước.
Hiềm một nỗi ông không có con cái, trai cũng không mà gái cũng chẳng có. Buồn lòng, ngày ngày ông bỏ bê công ăn việc làm, giao toàn việc quản lý cho em trai là Đường Kính trông coi. Còn về phần Đường Hồng, ông lên chùa thắp nhang cầu tự, một lòng xin đức Phật ban cho mình một mụn con, con gì cũng được, không phân biệt trai gái.
Một buổi sáng, trên đường đến ngôi chùa sát chân núi. Đường phú hộ thấy có ông cụ đi ngang qua bị vấp té, ông đang ngồi kiệu vội nhảy xuống tới đỡ cụ già. Phú ông đỡ cụ đến một phiến đá ven đường, sai người đem nước cho cụ uống. Đường Hồng ngồi bên phe phẩy cây quạt kiếm gió cho cụ già. Phú ông cau mày nói:
“sao cụ lớn tuổi lại đi con đường đầy sỏi thế này? Con cái của cụ đâu?”
Cụ già cười lớn trước vẻ ân cần của phú ông, cụ mỉm cười đáp:
“ta không có con cái, anh cũng chẳng phải quen biết với ta, sao lại tỏ ra quan tâm thế?”
Phú ông tỏ ra buồn phiền, lắc đầu đáp với cụ già:
“già cả như cụ thì đáng làm cha, làm mẹ thiên hạ, xá gì là con.”
Cụ già gật đầu tỏ vẻ hài lòng:
“ừ, thôi, mà anh đang đi đâu đó?”
“con đến chùa cụ ạ”
“ta thấy anh hay đi con đường này, chẳng lẽ ngày nào cũng đến chùa hay sao?”
Phú ông thở dài đáp dạ. Cụ già gặn hỏi nguyên do, ông ta liền kể lại nguyện vọng của bản thân. Cụ già nghe xong ngẩng đầu cười to, nói rằng:
“a, tưởng gì chứ chuyện đó thì quá dễ”
Phú ông bật cười, không muốn làm cho ông cụ mất vui bèn đáp xuôi theo. Ông cụ vỗ vai phú ông rồi đứng lên, rủ ông đi tản ngoạn. Phú ông bật lên kinh ngạc, sao ông cụ bỗng nhiên đi lại nhanh nhẩu thế. Ông cụ cười cười, dắt phú ông bẻ qua cánh đồng lau bên cạnh, bỏ lại người hầu đứng chờ phía sau. Trước khi đi, phú ông không quên bảo đám người kiếm chỗ có bóng mát mà đứng cho đỡ mỏi. Ông cụ dắt phú ông đi vòng quanh đám lau, cụ cứ nhìn chỗ này rồi quay sang chỗ kia, hình như đang tìm cái gì đấy. Ông cụ cười hỏi:
“thế anh muốn con gái hay là con trai”
Phú ông thuận miệng liền nói:
“dạ, con trai hay con gái gì thì cũng là con, phân biệt mà làm gì hả cụ”
Ông cụ lại cười ồ lên, nói:
“thế thì dễ quá”
Cụ cuối xuống chỉ tới một đoạn xa xa, bảo với phú ông cứ cuối xuống nhặt ba viên đá. Nhặt xong đem về thoa lên tóc vợ, nhất định sẽ được như ước muốn. Phú ông tưởng cụ già đang đùa, vừa định quay lại đưa cụ về chỗ cũ thì bỗng nhiên, có một luồng gió mát lạnh thổi qua người ông, cuốn mây bay lên trời. Phú ông chợt vỡ lẽ thì ra có thần nhân thử lòng. Phú ông bèn sụp lạy rồi vội vã chạy đến chỗ thần nhân đã chỉ. Ông thấy có rất nhiều viên đá, đủ các màu sắc sặc sỡ, viên nào cũng chứa tới hai ba màu khác nhau trên đó. Phú ông quan niệm thứ gì đơn giản hóa ra lại dễ thương nhất, ông bèn chọn các viên đá chỉ độc một màu duy nhất: màu trắng như nước, màu vàng như nắng và một viên màu xanh ngắt như lúa. Phú ông làm y lời cụ già đã dặn, đem đá vuốt lên tóc vợ mình. Quả nhiên, sau mấy ngày, vợ ông đã mang thai. Chín tháng sau, bà sinh một lúc ba đứa con gái. đứa nào đứa nấy nhỏ như hòn đá. Lạ một nỗi, mới sinh ra mà ba đứa đã mang ba mái tóc vừa dài vừa mượt mà, lại còn mang ba màu khác nhau. Bà vợ hoảng sợ la làng, nhưng phú ông lại bảo đó là con của trời, khác người là phải. Từ sau đó, ông cố nuôi nấng ba đứa trẻ, nhưng có cho ăn uống bao nhiêu, cơ thể của chúng cũng chỉ nhỏ bằng hòn đá ông đem về. Đặt tên cho từng đứa theo cái màu mà chúng có. Cô cả có mái tóc màu trắng bạc và trong vắt như nước, ông đặt tên là Bạch Thủy. Cô thứ hai có tóc màu vàng chói như mặt trời, ông gọi là Hoàng Nhật. Cô út dễ thương nhất, có mái tóc màu xanh, gợn và rung rinh như lúa chín, đặc biệt cô bé có hai sợi lông mày dài ngoẵng cũng màu xanh. Ông đặt là Đỗ Mi.
Phú ông thương con lắm, có đi đâu cũng mang con theo. Ở nhà thì ông cũng toàn dành thời gian cho chúng. Ông vui miệng nói ba đứa con đẹp như ba bông hoa, sau này nếu mà chết đi, ông hy vọng cả nhà của mình cũng sẽ hóa thành năm bông, sẽ mãi mãi ở bên nhau. Vợ ông bảo ông nói nhảm, nhưng ông cứ cười hì hì mà nhắc đi nhắc lại mãi.
Tài sản và công việc của ông cứ giao cho Đường Kính xử lý. Gã này làm ăn dối trá, lại có mắc tật nghiện rượu. Bao nhiêu tiền cũng đem đi uống cho thả cửa. Chốc chốc, của tiền cứ thế mà đi sạch, nhiều vụ làm ăn thất bát, bị người ta lừa mất một lúc cả đống tiền. Sợ bị anh la, gã ta giấu biệt. Đến một hôm, có mấy quan tham nhận hối lộ đến lừa gạt, đổ cho nhà họ Đường tội buôn lậu. Gã Đường Kính vốn ngốc nghếch lại nhát gan, bị lừa cho uống rượu rồi ký tên giấy buôn lậu lúc nào không biết. Đường Hồng vừa nghe thấy liền lên cơn đau ngực, chỉ vài ngày sau là đổ bệnh nặng.
Quan quân xông vào nhà tịch thu toàn bộ sản điền, tiền bạc, phú ông trong một khoảnh khắc mất trắng cả gia tài, quá tức tối, ông uất đến liệt luôn cả tay chân. Gia nhân thu dọn lấy cắp mấy món đắt tiền trong nhà rồi chuồn hết. Có đứa còn ác tâm lấy cả mồi lửa đốt nhà. Vợ Đường Kính tên Thị Nuôi bỏ ba đứa con gái nhỏ vào cái tráp, rồi cõng chồng chạy trốn. Thị Nuôi cõng chồng đi khắp nơi tìm chỗ trú. Đi mất mấy ngày cũng chẳng tìm ra chỗ nào có thể ở tạm. Bà cứ chốc chốc đi hết làng này sang làng khác, bà xin người dân một cái ghế kéo, Thị Nuôi đặt chồng trên cái ghế, ngày ngày đeo dây trên lưng kéo chồng đi. Bà đi một chốc lại dừng nhỏ sữa cho con bú. Thấy chồng chỉ nằm một chỗ, không nói được, miệng bị méo do liệt, cứ ư ứ rên lên. Sợ chồng đói, bà gấp một lá bàng ven đường lại, vắt sữa ra rồi đưa cho chồng uống đỡ khát. Đi hết mấy ngày mà cũng chẳng tìm ra nơi trú chân, người thị gầy rọp đi, sữa cũng cạn dần.
Một bà già đi ngang qua thấy thị bèn vẫy tay bảo dừng, bà móc trong túi ra một nắm cơm cười bảo thị ăn đi. Lạ thay sau khi thị ăn xong, cơ thể bỗng trở nên khỏe mạnh và no căng cả bụng. Bà già cho thị một cây đàn nhị, bảo vừa đi vừa kéo nhạc kiếm cơm. Nói xong chưa kịp để Thị Nuôi cảm ơn, bà cụ bước nhanh rồi biến mất.
Trời mưa tầm tã, thị cố lắm mới tới được một ngôi làng gọi là làng Mùi. Thị đi mãi mới thấy một cái chùa nhỏ bỏ hoang, mừng rỡ, thị đem chồng và con gái vào trong chùa trú đỡ. Chỉ định ở vài ngày rồi đi tiếp, nhưng không hiểu sao không khí trong chùa rất ấm áp và thân thiết với thị. Thị đành xụp lạy phải tội với nhà chùa rồi cùng chồng con ở luôn trong đó. Khi nào muốn cho con bú, thị sợ ô uế nhà chùa liền chạy ra ngoài mới cho con bú được.
Hàng ngày thị ra ngoài đầu làng kéo đàn cho khách nghe, tiếng đàn nhị thể hiện nỗi lòng đau đớn cứ vang lên tình tang, làm người nào đi qua cũng bật lên tiếng khóc thông cảm. Từ chỗ thị hay ngồi bỗng mọc lên một cây Quế rất to. Thế là thị dựa vào nghề đàn hát mà nuôi chồng và ba đứa con gái.
Sống trong chùa, con gái của thị trở nên mạnh khỏe. Trước sự chứng kiến đầy kinh ngạc của người mẹ, ba đứa con gái bỗng chốc hóa thành kích thước của một người bình thường. Chúng lớn nhanh như phỗng, đứa nào đứa nấy mỗi ngày chỉ bú có chút sữa mà trở nên xinh xắn khác thường. Năm mười tám tuổi, ba đứa đã trở thành ba thiếu nữ như bao người khác. Ba chị em tuy mỗi người có một tính cách khác nhau, nhưng cả ba đều hiếu thuận và có điểm đặc biệt. Đặc biệt là người chị lớn Bạch Thủy, khuôn mặt trong vắt yếu ớt. Mỗi động tác của cô mềm mại tựa như nước chảy. Từ nhỏ Bạch Thủy đã thông minh và hiếu học. Dù biết nhà nghèo và làm thân con gái, không được quyền đến lớp, nhưng Bạch Thủy vẫn lén nhìn trộm vào lớp học hoặc mượn vở bạn học thuộc lòng. Nét hiền lành của Bạch Thủy làm cho mọi người không ai nỡ từ chối cô bé, sau này ngay cả thầy đồ cũng âm thầm dạy chữ cho cô. Bạch Thủy học một hiểu mười, năm mười tám tuổi, Bạch Thủy đã được công nhận còn giỏi hơn cả thầy mình. Nhưng cô bé không đi thi được nên đành dùng chữ nghĩa làm gánh hàng mà bán kiếm cơm. Cô viết những câu đối và đem ra chợ đứng bán, nhưng ngôi làng nghèo nàn thì làm gì có ai thưởng thức chữ của cô. Đến một ngày, Bạch Thủy phát hiện có những đứa bé nghèo cứ len lén nhìn gánh chữ của mình, hỏi ra mới biết các em không có tiền đi học. Bạch Thủy liền về chùa mở một lớp học nhỏ, dạy chữ miễn phí cho con nít trong làng. Dân làng phản đối, người ta bảo rằng không thể để một đứa con gái dạy học được, làm thế chẳng khác nào bôi trấu vào cái chữ. Bạch Thủy không nghe, cứ kiên trì mở lớp. Hễ dạy một buổi là có người đến phá một lần, họ lấy ném vào lớp học. Con nít có đứa vỡ đầu chảy máu, có đứa bỏ chạy tán loạn. Nước mắt lưng tròng, Bạch Thủy không còn kiên nhẫn mở lớp. Cô lại lấy gánh hàng viết chữ mà bán cầm cơm.
Hoàng Nhật tính tình vốn mạnh mẽ, tóc cột cao, mặt quần cột giây xỏ chân. Nhìn chẳng khác gì một đứa con trai. Hoàng Nhật thì không ham học như chị, cô lại thích những trò chơi mạnh mẽ, thường lén chạy chơi với mấy đứa con trai quanh xóm, hết túc cầu rồi lại đánh khăn, đánh đáo. Thành thiếu nữ mười tám rồi, cô vẫn còn ham chơi như một đứa con nít. Hoàng Nhật chơi rất thân với một anh chàng nhà giàu họ Nguyễn, tên là Qua Đô. Hai đứa chơi với nhau và không giữ kẻ, vui thì cười nói, bực thì đánh nhau, trông chẳng khác thì hai thằng con trai mới lớn. Một lần câu cá, không may Qua Đô bị té, Hoàng Nhật ra sức cứu anh chàng, kể từ đó, Qua Đô yêu Hoàng Nhật lúc nào không biết. Mỗi khi Qua Đô dẫn Hoàng Nhật về nhà chơi, cha mẹ cậu có vẻ không hài lòng vì cho Hoàng Nhật là đứa thất học, lại nghèo mạt rệp. Nhiều lần còn tỏ thái độ thô lỗ với Hoàng Nhật, cô chẳng bao giờ biết nhịn nhục, một là một, hai là hai. Người ta mắng cô, cô mắng lại không khoan nhượng, chẳng thèm vị nễ. Một lần còn lỡ lời hỗn láo bị mẹ Qua Đô tát cho mấy bạt tai. Hoàng Nhật tức mình không thèm chơi với Qua Đô nữa, từ đó cậu buồn đến sinh bệnh. Thuốc gì cho uống cũng không khỏi, ngày càng lả đi. Hoàng Nhật biết chuyện buồn rầu, đem tâm sự lại với mẹ. Thị Nuôi thương con gái không biết làm sao liền dạy cho cô bé chơi đàn nhị. Hoàng Nhật tuy có tính con trai nhưng không hiểu sao lại tỏ ra hợp với món nhạc cụ này, càng chơi càng khéo. Cô hạ quyết tâm, thỉnh thoảng lại lén đến thăm Qua Đô. Hoàng Nhật nhận ra mình cũng thương người ta mất rồi.
Cô út Đỗ Mi là đứa quái tướng nhất trong ba chị em. Trong ba đứa con, Đỗ Mi là đứa Thị Nuôi thương nhất. Đỗ Mi có bề ngoài kì dị và xấu xí, hai sợi lông mày dài đến tận cằm, tay chân ngũ đoản, thứ nào cũng chỉ ngắn bằng phân nửa người khác. Đỗ Mi lại vốn đần độn, chẳng hiểu biết gì nhiều, được cái cô bé rất thương cha, nhìn người cha tàn tật, cô không đành. Ngày nào từ sáng tới tối, cô bé cứ bóp tay, bóp chân cho cha, cố làm ông hoạt động trở lại. Hai cha con cứ thủ thỉ với nhau mà vui sống, cả ngày chỉ có cha làm bạn nên Đỗ Mi càng thương ông hơn. Nhờ sự giúp đỡ của cô con gái, bệnh của Đường Hồng cũng có chút khởi sắc. Đến năm con gái trở thành thiếu nữ, ông cũng bắt đầu đứng dậy và chuyển động được. Ông đi xin việc làm, nhưng chẳng ai nhận. Đến một lúc có lão làm nghề họa sư nhận Đường Hồng vào làm với mức lương bèo bọt. Đối với Đường Hồng thì chẳng còn gì tuyệt hơn, ông đồng ý với công việc ngay. Tuy đã hoạt động lại được nhưng di chứng thì vẫn còn nguyên đó. Đường Hồng không nói được trôi chảy, miệng của ông vẫn còn méo quẹo, gắng lắm mới lắp bắp được đủ một câu. Tay chân thì cứ xiên xiên quẹo quẹo, nhưng ông cố gắng hết mình. Công việc của ông là xếp tranh trong phòng kho cho ngăn nắp. Những ngày đầu, ông làm cho người ta thất vọng tràn trề, sắp bao nhiêu lần thì bấy nhiêu lần đống tranh rơi vãi lầm rầm. Rốt cục, một buổi chiều nọ, người ta bảo ông vào nhận tiền công rồi ra về. Cái mặt méo của Đường Hồng càng co lại nhăn nheo hơn, nước mắt nước mũi chảy tèm hem tèm huốc. Miệng ông mếu máo co lên rồi lại quặp xuống cố lắp bắp xin xỏ:
“vợ… tô..i…r..ất…là…tố..tt…bà…ấy..kéo..đàn…nuô…i… s.ống..cả…gia đình… tôi.’
Ông thở hồng hộc vì cố quá sức, rồi lại hít hà căng mặt ra, gục mặt xuống gồng mình rặng tiếp từng câu chữ, bàn tay ông co nắm lại giừn giựt như giữ cái gì đó thật chặt:
“cả…nhà…t..tôi…cố…làm…việc. T..tôi…là…th…ằng…đàn ông mà…không n…uôi…nổi….vợ..con. X..xin…ông cho… t…ôi một cơ hội nữa”
Nói tới đây thì Đường Hồng chịu, không thể nào gắng thêm được nữa. Nước mắt cứ thế mà tuôn rơi, ông quỳ xuống khóc ròng ròng. Người ta thấy thế thì ra sức xin ông chủ, cho Đường Hồng tiếp tục ở lại làm việc. Nễ những người làm công, lão họa sư cứ thế mà nhắm mắt cho qua. Dần dần Đường Hồng cũng xếp được ngay ngắn đống tranh trong phòng. Không biết vì sao nhưng từ khi có ông Đường Hồng vào làm việc, tranh của lão họa sư cứ thế mà đắt ầm ầm, khách mua tranh không ngừng ghé thăm.
Cuộc sống của cả nhà Đường Hồng cứ thế trôi qua cho đến một hôm, Hoàng Nhật trở về trong cơn mưa khủng khiếp. Hình hài ướt nhẹp, cô bé nói với chị em và mẹ, cô đã có bầu với Qua Đô. Quá đau lòng và sững sốt, Thị Nuôi nằm khóc sướt mướt rồi than trời, than đất. Cả Bạch Thủy và Đỗ Mi cũng ôm cô em gái vừa trách vừa thương. Cả nhà quyết định giấu chuyện này với ông Đường Hồng, sợ ông buồn mà ngã bệnh nữa. Ngày hôm sau, Thị Nuôi mua cau trầu dắt con gái đến nhà phú ông họ Nguyễn. Qua Đô bất ngờ nhưng mời bà và người yêu vào nhà trên ngồi. Mẹ của Qua Đô vừa nghe liền tất tả chạy ra quát mắng hai mẹ con Hoàng Nhật. Bà ta xỉa xói, bảo rằng người ta chỉ có nhà trai bước qua dạm hỏi nhà gái, chứ làm gì có chuyện nhà gái đi làm chuyện ngược lại. Vả lại bà ta còn nói chuyện bầu bí là do con gái của Thị Nuôi hư hỏng, chứ chẳng liên quan gì Qua Đô. Cậu chàng nhu nhược vừa lên tiếng can ngăn đã bị mẹ đuổi vào phòng sau, tính tình nhu nhược chẳng thể cãi lại, Qua Đô đành liếc nhìn buồn Hoàng Nhật rồi lẳng lặng đi ra sau. Hoàng Nhật coi cái nhìn đó như nát dao găm, chẳng biết làm thế nào. Cô khóc miên man sau lưng mẹ. Thị Nuôi nín nhịn vì con, bà đẩy nhẹ khay cau về phía mẹ Qua Đô, nói:
“thôi thì, chúng nó đã lỡ lầm, coi như đây là cái tội của tôi, tôi xin bà cho chúng nó lấy nhau, cũng là cái phước của chúng nó, cũng là cái phước của chúng ta”
Vừa nghe xong, mẹ Qua Đô nổi đóa, bà ta hất khay trầu vào người Thị Nuôi rồi cho gia đinh cầm gậy đuổi đánh hai mẹ con. Hoàng Nhật lấy thân che kín người mẹ, cô bị nhiều roi nện đến thừa sống thiếu chết. Đánh cho đã tay, người nhà họ Nguyễn đẩy hai mẹ con ra khỏi cửa, dập xuống bùn đất trong cơn mưa như thác lũ.
Hoàng Nhật vừa bị lôi ra liền té xỉu, Thị Nuôi cắn răng cõng con gái về chùa. Sau hôm đó, Hoàng Nhật bị bệnh thập tử nhất sinh, lang trung đến khám thì bảo cái thai đã xẩy, còn người mẹ thì chỉ còn chờ chết. Cả mẹ, cha, chị, em đều ngồi quanh giường Hoàng Nhật ngồi khóc. Thị Nuôi chỉ biết lạy tượng Quán Thế Âm cho con gái mau qua khỏi. Đêm hôm đó, Hoàng Nhật bừng tỉnh, chưa bao giờ cô thấy đau đớn về mặt tinh thần lẫn thể xác như thế, thấy người nhà đã ngủ, cô chảy dài nước mắt rồi chụp lấy cây đàn nhị bỏ đi khỏi chùa.
Cơn mưa càng lúc càng to, Hoàng Nhật lết đi trong khi cơ thể bị những cơn gió dữ dập mạnh vào người. Tới trước cửa nhà họ Nguyễn, Hoàng Nhật run lên như cầy sấy rồi cắn răng ngồi bệt xuống, kéo đàn. Tiếng đàn não nề vang lên trong tiếng mưa gầm. Hoàn toàn không ai nghe thấy tiếng đàn chỉ trừ một người. Đêm đó Qua Đô thấy lòng như lửa đốt, vừa nghe thấy việc mẹ cho người đánh Hoàng Nhật, cậu đã muốn nổi điên. Đêm nay, tiếng đàn não nề từ đâu vang lại làm Qua Đô như điếng người, cậu xông cửa chạy ra thì thấy Hoàng Nhật đã nằm ngất từ bao giờ. Thân cậu run lên, Qua Đô ôm Hoàng Nhật vào người rồi cầm đàn chạy trốn. Người nhà vừa xông ra thì chẳng thấy cậu chủ đâu. Cơn mưa quá lớn đã lấp đi hoàn toàn mọi lối đi cũng như tầm nhìn. Qua Đô bế Hoàng Nhật đi hơn một giờ thì nhìn thấy một ngôi nhà hoang, cậu liền chạy vào trong đặt Hoàng Nhật nằm xuống. Cậu lay mãi, rồi hô hấp, nhưng chẳng thấy Hoàng Nhật đỡ hơn. Nước mắt tuôn rơi, Qua Đô run người đưa tay lên mũi Hoàng Nhật, cô đã tắt thở tự bao giờ. Qua Đô như lặng người đi, cậu gào ré như một thằng điên, bứt tóc cào tai. Cậu hét như gào thi với tiếng trời gầm. Qua Đô như hóa điên, cậu cầm cây đàn nhị trong tay rồi đâm đầu chạy đi trong mưa gió.
Xác của Hoàng Nhật tự nhiên bốc lên một mùi thơm nồng rồi tự hóa thành một bông hoa vàng như ánh nắng. Bông Hoa cắm xuống nền đất gạch rồi phát ra ánh sáng lấp lánh như hoa nắng nổi trong cơn mưa…
Sau khi thấy con trai biến mất, mẹ Qua Đô và phú ông họ Nguyễn cho người xốc xáo đi tìm. Người hầu lùng xục khắp mọi nơi nhưng chẳng thấy cậu chủ đâu. Mẹ Qua Đô thì như phát điên, giận cá chém thớt. Bà ta bảo nhất định là cái nhà họ Đường sống trên chùa kia bắt cóc con Qua Đô. Thế là bà ta nhét tiền cho quan huyện, bảo ông đem lính gông cổ cả nhà Đường Hồng cho vào tù.
Sau khi vào tù, nhà của Đường Hồng bị đối xử hết sức thậm tệ. Người ta không cho họ ăn, cũng chẳng cho họ có thời gian nghĩ ngơi. Hằng ngày mẹ của Qua Đô vào đánh đập và chửi bới, bắt họ khai ra đã bắt con bà đi đâu. Thị Nuôi và Đường Hồng chỉ biết câm lặng nín nhịn mà không phản kháng gì. Bạch Thủy thì khóc sướt mướt còn Đỗ Mi thì ú ớ chẳng biết nói gì. Điên tiết khi thấy con nhỏ Đỗ Mi cứ ư ứ, khóc lóc và ôm lấy chân mình. Không biết rằng cô bé đang ra sức cầu xin bà phú hộ, bà ta chỉ thấy cô thật kinh tởm. Tiện tay, bà ta cầm hai sợi lông mày dài giựt mạnh lên. Máu từ trên mắt cô bé ứa ra loang loáng, hai sợi lông mày bị đứt ra quấn chặt lấy tay bà phú hộ. Bà ta hốt hoảng la lên rồi ra sức gỡ hai sợi lông mày ra khỏi bàn tay. Nhưng càng gỡ ra thì chúng càng bó chặt lại đau đớn hơn. Cuối cùng, những sợi lông mày cứng lại sắc như dao, quấn trên tay bà ta đến bật cả máu. Khó khăn lắm bà ta mới kêu người lấy kéo cắt ra được. Sợ hãi, bà ta chẳng dám ở lâu thêm nữa liền ra lệnh đi về. Đỗ Mi bị đứt lông mày chỉ còn biết thoi thóp nằm trong lòng mẹ. Cô không suy nghĩ được nhiều nên cũng không hiểu chuyện, chỉ thấy bà phú hộ bỏ đi mà không mắng chửi mẹ mình nữa, cô bé mỉm cười hài lòng. Trong giây lát, Đỗ Mi nhắm mắt lại rồi nhắm mắt. Cơ thể Đỗ Mi co lại hóa thành một bông hoa màu xanh cắm chặt xuống đất nhà tù.
Vài ngày sau, ba người nhà Đường Hồng được thả ra. Họ về lại ngôi chùa hoang cũ, nhưng Đường Hồng và Thị Nuôi vì nỗi đau mất đi hai đứa con, họ lâm bệnh và nằm bẹp một chỗ, chỉ chảy ra những giọt nước mắt ai oán. Cả nhà chỉ còn trông chờ vào những chữ Bạch Thủy bán ra. Nhưng công việc này của cô chỉ là phụ, làm sao có đủ tiền để nuôi cả nhà ba miệng ăn? Bấy giờ ở làng bên có một cậu ấm tên là Văn Bá. Tên này mới có gần hai mươi tuổi đã ngông nghênh đáng ghét. Đối với hắn, mọi chuyện chỉ có mỗi việc vung tiền ra mà tiêu sài. Cha của hắn làm quan phủ nên chẳng có ai dám mở miệng cãi lại hắn. Văn Bá quen thân với thủy thần sông Phù. Thường thường, gã thủy thần lại hiện hình lên ăn chơi với Văn Bá. Nhờ lễ Văn Bá cúng hậu, gã thủy thần hiển nhiên phù hộ cho cha hắn làm quan ngày càng phát to. Nghe tiếng làng bên có cô Bạch Thủy nổi tiếng xinh đẹp, Văn Bá muốn tới xem thử một lần cho biết, thế rồi một ngày trời nắng, hắn gọi thủy thần lên và cùng qua làng bên chơi. Vừa thấy nhan sắc của cô, cả Văn Bá và thủy thần đều mê đắm. Thủy thần nghe Văn Bá nói sẽ bắt cô ta về làm vợ, mới nghe hắn đã tỏ ra không hài lòng, nhưng chỉ bấm bụng làm thinh. Tối đó thủy thần hóa thành một người mua chữ, tới hỏi xem Bạch Thủy muốn bán chữ như thế nào. Vốn ngây thơ và dễ tin người, Bạch Thủy vừa đem chữ ra mời khách đã bị thủy thần bắt về sông. Văn Bá biết chuyện vô cùng tức tối, thề rằng từ nay không thèm cúng bái cho thủy thần nữa. Có được người đẹp, thủy thần xá gì chuyện ăn uống, hắn ép buộc Bạch Thủy phải làm vợ của mình. Dưới đáy sông, cô chỉ một lòng lo cho cha mẹ bị bỏ đói. Nước mắt chảy dài, Bạch Thủy cầu xin thủy thần cho về với cha mẹ. Thủy thần khuyên nhủ cũng có, đe dọa cũng có, nhưng nhất định Bạch Thủy không chịu ưng thuận. Riết rồi hắn nổi điên, hóa phép cho nàng biến thành con cá rồi đem tặng lại cho Văn Bá. Văn Bá vừa thấy con cá liền nổi giận đùng đùng, quát với thủy thần, nếu không trả người thì còn đem tôm cá đến đây làm gì. Thủy thần vuốt giận Văn Bá rồi từ từ giải thích. Con cá này chỉ đến nữa đêm là trở lại thành người, hỏi nó nếu ưng thuận làm vợ Văn Bá thì giải phép, còn không thì cứ làm cá mãi mãi. Đến đêm, Văn Bá chờ cho đến khi cá hóa thành người, hắn ra sức ép buộc cô phải về làm vợ của hắn. Bạch Thủy một mực từ chối, hết ngày này sang ngày khác. Văn Bá đành chịu thua, nhốt con cá trong cái ao to, không chờ cô hiện hình nữa. Chỉ tức nỗi hắn bị nhục mặt, Văn Bá cho xích con cá nhỏ lại trong ao, hằng ngày đổ nước dơ vào cho con cá uống. Lạ thay, bao nhiêu nước dơ đổ vào đều biến hóa, mọc thành bèo dạt. Còn riêng bên cạnh con cá thì nảy ra biết bao nhiêu là hoa sen trắng tinh. Văn Bá càng như bị chọc cho lộn ruột. Hắn cho vớt toàn bộ bèo lên rồi dập cho sen nát bấy. Hắn bóc con cá ra rồi hét bảo nhà bếp, tối nay làm thịt con cá.
Trong nhà bếp có bà chuyên thái rau là thiện tâm, bà thương cho cô gái bị thủy thần hóa thành cá. Chờ mọi người đi khỏi, bà tháo xích cho con cá rồi thay một con khác vào. Bà lại thả nó vào ao để trốn. Nữa đêm, đến hạn giải phép, Bạch Thủy hóa lại thành người. Không bị xích nữa, cô bé thoải mái lẻn đi trốn về chùa. Chạy đến gần sáng thì Bạch Thủy mới về chùa được, không ngờ vừa tới cổng chùa, ánh sáng bừng lên, cô lại hóa thành con cá giảy nảy. Thị Nuôi lúc này đã khỏe được ít nhiều, thương chồng bệnh hoạn, bà cố ra chợ đem đàn đổi lấy chút tiền mua thức ăn. Nào ngờ thấy có con cá nằm trên đất, bà mừng quá vội đem nó đi nấu canh. Bà đâu biết đó là con gái của mình, con cá đem nấu canh xong bị vứt xương trên cái chum đựng nước. Đường Hồng ăn canh xong đột nhiên thấy buồn đau vô hạn. Nước mắt ông chảy xuống mà chẳng hiểu làm sao, chỉ biết từ khi nuốt thịt cá vào bụng, ăn bao nhiêu ông lại ói ra hết, rồi cứ nhìn bãi ói mà khóc. Sau cùng ông qua đời trong cơn khóc ngất lên của vợ. Xương cá trong chum hóa thành bông hoa trắng như nước, mọc ngay trên cái chum. Đường Hồng chết đi hóa thành đóa hoa ba màu: trắng, vàng và xanh, như thể ông đang ôm trọn ba đứa con gái trong tay mình. Thị Nuôi quá đau lòng bèn chạy ra cây quế giữa làng treo cổ tự vẫn. Sau khi bà chết đi, hóa thành một đóa hoa đen như cục đất, nằm gọn dưới gốc cây quế, như mãi mãi muốn ngồi đó đợi chồng và con mình trở lại.