Viết về người phụ nữ các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thế lực đã gây ra nỗi đau khổ cho người phụ nữ.
Bài viết này, chúng ta cùng nhau luyện tập một số đề về thân phận người phụ nữ trong xã hôi phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) và “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).
Đề 1: Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) và “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).
Gợi ý
1. Mở bài:
Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua hai văn bản.
2. Thân bài: Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm “Bánh trôi nước” và “Chuyện người con gái Nam Xương”
* Họ đều là những người phụ nữ đẹp, có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh:
- Cô gái trong “Bánh trôi nước”:
+ Được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao: thân em như tấm lụa đào... khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống.
+ Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.
- Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
- Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “Tính tình thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nhờ vậy nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người vợ hết mực thương chồng và thủy chung:
+ Biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hòa”.
+ Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”; nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ...Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời
- Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo: Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình”.
* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng:
- Người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc.
- Vũ Nương bị chồng nghi oan (…)
3. Kết bài
- Đánh giá chung về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.
Thông qua bài viết trên, chúng ta nhận thấy rằng: Trong văn học trung đại có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam phong kiến. Ví dụ như Hồ Xuân Hương với tác phẩm “Bánh trôi nước” và “Chuyện người con gái Nam Xương” với nhân vật Vũ Nương – đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
Bài viết này, chúng ta cùng nhau luyện tập một số đề về thân phận người phụ nữ trong xã hôi phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) và “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).
Đề 1: Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) và “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).
Gợi ý
1. Mở bài:
Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua hai văn bản.
2. Thân bài: Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm “Bánh trôi nước” và “Chuyện người con gái Nam Xương”
* Họ đều là những người phụ nữ đẹp, có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh:
- Cô gái trong “Bánh trôi nước”:
+ Được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao: thân em như tấm lụa đào... khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống.
+ Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.
- Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
- Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “Tính tình thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nhờ vậy nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người vợ hết mực thương chồng và thủy chung:
+ Biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hòa”.
+ Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”; nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ...Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời
- Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo: Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình”.
* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng:
- Người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc.
- Vũ Nương bị chồng nghi oan (…)
3. Kết bài
- Đánh giá chung về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.
Thông qua bài viết trên, chúng ta nhận thấy rằng: Trong văn học trung đại có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam phong kiến. Ví dụ như Hồ Xuân Hương với tác phẩm “Bánh trôi nước” và “Chuyện người con gái Nam Xương” với nhân vật Vũ Nương – đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
Sửa lần cuối: