• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chuyên đề “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Ngọc Suka

Cộng tác viên
“Chuyện người con gái Nam Xương” thông qua câu chuyện về cuộc đời oan khuất của một thiếu phụ đức hạnh “đẹp người đẹp nết”- nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã làm nổi rõ một nghịch lí: Người phụ nữ hoàn hảo như thế đáng lẽ phải được hạnh phúc nhưng trái lại, con người đó đã phải chịu oan khuất phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để giãi tỏ.

Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu
kiến thức cơ bản “Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ và cùng nhau luyện đề.

Chuyên đề Chuyện người con gái Nam Xương - vnkienthuc.png


CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG- NGUYỄN DỮ

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nguyễn Dữ

- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương.
- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, thời kì Triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.
- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá.

2. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”

a. Hoàn cảnh sáng tác
* Xuất xứ:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ: “Truyền kì mạn lục” (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ).

b. Ý nghĩa nhan đề
“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

c. Thể loại
Thể loại:
Truyện truyền kì (những truyện kì lạ được lưu truyền). Viết bằng chữ Hán.

d. Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa.
- Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Nương đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ già, sinh con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp.
- Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo là cha. Trương Sinh về nghe con nói lại nên nghi ngờ vợ. Không phân giải được, Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm động vì tấm lòng của nàng, Linh Phi (vợ vua Nam Hải) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung.
- Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là “cha” của mình, là người hay đến hằng đêm . Lúc đó Truơng Sinh mới hiểu vợ bị hàm oan.
- Phan Lang- người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để tạ ơn- tình cờ gặp Vũ nuơng dưới thuỷ cung . Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng và lời nhắn cho Truơng Sinh. Truơng Sinh liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

II. Tìm hiểu chi tiết – Đọc hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”

1. Giá trị hiện thực

- Chuyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp lên số phận người phụ nữ (Đại diện là nhân vật Trương Sinh).
- Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc.
- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên miên, làm cho cuộc sống của người dân càng rơi vào bế tắc.

2. Giá trị nhân đạo:

a. Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương

- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
- Vũ Nương là người có vẻ đẹp đức hạnh.
- Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung:
+Mới về nhà chồng, hiểu Trương Sinh có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép…
+ Khi tiễn chồng đi lính nàng chỉ thiết tha: “ngày về mang theo được hai chữ bình yên”.
+ Khi chồng đi lính, nàng da diết nhớ chồng, luôn thấy hình bóng chồng bên mình như hình với bóng.
+ Khi bị nghi oan, nàng nhẫn nhục, cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng.
+ Sống ở thuỷ cung nàng vẫn nặng tình với quê hương, với chồng con…
- Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo:
+ Thay chồng chăm sóc mẹ.
+ Mẹ chồng ốm, nàng thuốc thang, lễ bái, nói lời ngọt ngào khuyên lơn.
+ Mẹ chồng mất: nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ. (Lời người mẹ chồng trước lúc mất đã khẳng định tấm lòng hiếu thảo hết mực của Vũ Nương)
- Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con:
+ Yêu thương, chăm sóc con.
+ Chỉ cái bóng mình trên tường để dỗ dành con…
- Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa:
+ Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ (khác với nhân vật Vũ Nương trong truyện cổ tích).
+ Dù nhớ về quê hương nhưng nàng vẫn quyết giữ lời hứa với Linh Phi → coi trọng tình nghĩa.

b. Thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ và ước mơ, khát vọng về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho họ.
(Đoạn truyện dưới thuỷ cung chính là sáng tạo của Nguyễn Dữ)

c. Gián tiếp lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công
- Xã hội phong kiến với chế độ nam quyền đã dung túng, bênh vực những suy nghĩ, hành động của Trương Sinh, đẩy Vũ Nương đến cái chết bi thảm.
- Xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa chia cách tình cảm vợ chồng, cha con, đã gây ra bị kịch của cuộc đời Vũ Nương.
- Xã hội phong kiến không có chỗ cho những con người tốt đẹp như Vũ Nương được sống → Vũ Nương không thể trở về.

3. Nghệ thuật
- Nghệ thuật dựng truyện:
Trên cơ sở có sẵn, tác giả đã sáng tạo thêm và sắp xếp các tình tiết làm cho diễn biến của truyện hợp lí, tự nhiên, tăng kịch tính, hấp dẫn và sinh động.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được khắc hoạ tâm lí và tính cách thông qua lời nói (đối thoại) và lời tự bạch (độc thoại). (Khác với nhân vật trong truyện cổ tích)
- Sử dụng yếu tố truyền kì (kì ảo): làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm (trữ tình) làm nên một áng văn xuôi trữ tình sống mãi với thời gian.

4. Liên hệ
* Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
* Ca dao:
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng ngoài

- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu


B. Luyện đề “Chuyện người con gái Nam Xương”

I. Dạng đề đọc hiểu “Chuyện người con gái Nam Xương”


Đề 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”
(SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 48)
1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Đây là lời của ai nói với ai?
3. Ý nghĩa của lời thoại trên là gì?

Gợi ý
1.
Đoạn văn trích trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ.
2. Đây là lời thoại của nhân vật Vũ Nương nói với Trương Sinh trong cảnh trở về ở phần kết “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ
3. Ý nghĩa của lời thoại:
+ Khẳng định và hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: trọng ơn nghĩa, bao dung độ lượng và khao khát được phục hồi danh dự. (1,0 điểm)
+ Góp phần tạo nên một kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch: mặc dù Vũ Nương được giải oan nhưng sự mất mát của nàng thì không thể bù đắp được. (0,5 điểm)
+ Góp phần tố cáo xã hội phong kiến bất công, không cho con người có quyền được sống hạnh phúc nơi trần thế.

Đề 2: Đọc đoạn văn sau:

“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)
a/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giá? (0,5 điển)
b/ Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
c/ Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? (0,5 điểm)
d/ Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. (0,5 điểm)

Gợi ý
a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
b. Đại từ xưng hô: thiếp, chàng
c. Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.
d. Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.

II. Dạng đề nghị luận văn học “Chuyện người con gái Nam Xương”

Đề 1:
Phân tích vẻ đẹp và tấn bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

Gợi ý

a. Mở bài:

- Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” –Nguyễn Dữ.
- Nội dung của truyện
- Nêu vấn đề

b. Thân bài:

* Phân tích những nét phẩm chất tốt đẹp của Vũ nương:

- Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: : “Tính tình thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nhờ vậy nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người vợ hết mực thương chồng và thủy chung:
+ Biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hòa”.
+ Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”; nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ...Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời
- Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo: Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình”.

* Phân tích bi kịch (nỗi oan của Vũ Nương):
- Nỗi oan: Nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử …
- Ý nghĩa cái chết của Vũ Nương (giá trị hiện thực, giá trị tố cáo): Tố cáo hiện thực sâu sắc. Nó lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho đôi lứa phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả cô đơn; lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc …

c. Kết bài:
- Giá trị của truyện.
- Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội cũ.

III. Dạng đề nghị luận xã hội “Chuyện người con gái Nam Xương”

Đê bài:
Từ nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy suy nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu)?

Gợi ý
Từ nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy suy nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Đảm bảo các sự việc chính sau:
+ Hình ảnh người phụ nữ ngày nay không còn sống trong không gian bó hẹp nữa mà họ còn gánh vác công việc xã hội.
+ Họ vẫn đảm đương vai trò trong gia đình, thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ và còn bền bỉ bồi đắp kiến thức, mở mang trí tuệ để tự hoàn thiện mình.
+ Họ còn giữ nhiều vai trò trọng trách trong xã hội với nhiều chức vụ cao như: thư kí Quốc Hội, các doanh nhân,... (lấy dẫn chứng để chứng minh)

Đề bài: Từ truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Gợi ý

* Mở đoạn:

- Gia đình – hai tiếng quen thuộc gần gũi mà thân thương đến nao lòng. Người sung sướng nhất là người có được một gia đình hạnh phúc. Có thể thấy, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Gia đình hạnh phúc chính là mục đích cao đẹp nhất mà con khát khao có được.

* Thân đoạn:
- Gia đình là gì?
+ Đó là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc.
+ Trong gia đình, mọi người có quan hệ về huyết thống và các quan hệ đặc biệt khác, thường có cùng quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ.
- Bàn luận: Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người.
- Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành.
+ Gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng và hạnh phúc đầu tiên của con người. Chính tại mái ấm này, với tình yêu của cha và mẹ, ta đã được góp mặt trong cuộc đời này
+ Là nơi ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che, đùm bọc. Ta vô tư nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh em mà không mảy may suy nghĩ.
- Gia đình là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người.
- Gia đình là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho con người.
- Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để đào tạo con người trưởng thành.
- Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người.
- Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất.
- Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ.
- Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ…

* Kết đoạn:
-
Khẳng định vai trò của gia đình với con người
- Liên hệ bản thân.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chuyên đề “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh, vừa thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Từ đó, thể hiện ước mơ muôn thuở của con người: người tốt bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
 

Ngọc Suka

Cộng tác viên
"Chuyện người con gái Nam Xương": Qua câu chuyện từ thế kỉ trước, qua màn sương kì ảo, từ nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ, đồng thời gửi gắm thái độ phê phán của mình đối với xã hội đương thời, cũng như những gì pji nhận gây đau khổ cho con người. Tác phẩm là thông điệp nhiều ý nghĩa vẫn còn giá trị đến ngày nay và cả tương lai.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top