• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Viết về người phụ nữ các nhà văn, nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thế lực đã gây ra nỗi đau khổ cho người phụ nữ.

Bài viết này, chúng ta cùng nhau luyện tập một số đề về thân phận người phụ nữ trong xã hôi phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) và “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến - vnkienthuc.png


Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Đề 1: Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) và “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).

Gợi ý

1. Mở bài:


Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua hai văn bản.

2. Thân bài: Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm “Bánh trôi nước” và “Chuyện người con gái Nam Xương”

* Họ đều là những người phụ nữ đẹp, có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh:


- Cô gái trong “Bánh trôi nước”:
+ Được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao: thân em như tấm lụa đào... khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống.
+ Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.

- Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

- Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “Tính tình thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nhờ vậy nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.

- Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người vợ hết mực thương chồng và thủy chung:
+ Biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hòa”.
+ Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”; nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ...Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời
- Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo: Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình”.

* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng:
- Người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc.
- Vũ Nương bị chồng nghi oan (…)

3. Kết bài
- Đánh giá chung về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời.

Thông qua bài viết trên, chúng ta nhận thấy rằng: Trong văn học trung đại có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam phong kiến. Ví dụ như Hồ Xuân Hương với tác phẩm “Bánh trôi nước” và “Chuyện người con gái Nam Xương” với nhân vật Vũ Nương – đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
 
Sửa lần cuối:

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến - vnkienthuc.png

Đề 2: Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Bằng các tác phẩm đã học “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Gợi ý

A. Mở bài
: Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

B. Thân bài.

1. Giải thích ý nghĩa câu thơ


+ “ Phận” – số phận, cuộc đời
+ “ Bạc mệnh”- số mệnh bạc bẽo, mỏng manh
=> Đã sinh ra là người phụ nữ thì phải chịu chung số phận khổ đau, bất hạnh; nó như một duyên kiếp tiền định mà không thể thoát ra được.

2. Chứng minh qua hai tác phẩm đã học

- Nàng Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp nết, đẹp người, tính tình thùy mị lại thêm tư dung tốt đẹp, một người vợ hiền, một người con hiếu thảo, vậy mà nàng lại là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
+ Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ mang trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ), là một cuộc hôn nhân không tình yêu; sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng.
+ Chỉ vì tin vào lời con trẻ thơ ngây mà Trương Sinh đã hồ đồ, độc đoán mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương phải tìm đễn cái chết để tự minh oan cho mình.
+ Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không khiến Trương Sinh thấy ân hận, day dứt, anh ta cũng không bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi đó là việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương, gây nên cái chết oan ức của vợ hoàn toàn vô can-> chế độ khong kiến bất công, trọng nam khinh nữ đã sản sinh ra tư tưởng nam quyền độc đoán; chiến tranh phong kiến gây chia cách vợ chồng, tất cả đã gây nên đau khổ, bất hạnh cho người phụ nữ, cướp đi quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc dù là rất nhỏ nhoi của họ.

* Nàng Kiều, một trang tuyệt thế giai nhân, một người phụ nữ vẹn toàn cả sắc- tài - tình cũng là nạn nhân đau khổ của xã hội phong kiến mà đồng tiền ngự trị, đổi trắng thay đen.

- Kiều là một người con gái xinh đẹp, khuôn phép sống cùng cha mẹ và hai em Thúy Vân và Vương Quan trong cảnh “ Êm đềm trướng rủ màn che”, rồi nàng có mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ với Kim Trọng, cuộc sống ấy tưởng chừng như không gì tốt đẹp hơn

- Nhưng vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa trong gia đình Kiều.
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền


- Viên quan xử kiện cùng vì tiền mà trắng trợn tuyên bố:
“ Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Để có tiền cứu cha và em, nàng đã phải chia tay mối tình đầu đẹp đẽ, phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người; nàng bị biến thành một món hàng nâng lên, hạ xuống, để cò kè, ngã giá trong nỗi khổ đau, tủi nhục đến ê chề.

- Từ đây cuộc đời nàng là những chuỗi ngày đen tối, khổ đau. Vì tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp khiến nàng phái đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Nàng bị đấy xuống vũng bùn đen, thân thể bị đánh đập, hành hạ, nhân phẩm bị trà đạp, phái hai lần tìm đến cái chết.

-> Cả một xã hội quay cuồng, điên đảo vì tiền ấy đã biến cuộc sống của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn thành địa ngục.
=> Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều và còn bao người phụ nữ khác đều là những nạn nhân vô phương cứu thoát trong xã hội phong kiến đầy bất công ấy. Chót sinh ra là phận đàn bà thì phải chịu chung số kiếp “Hồng nhan đa truân”, cuộc đời phải chịu bất hạnh, khổ đau, ngang trái.
- Lời nhận xét của Nguyễn Du không chỉ thể hiện niềm thương cảm, nỗi xót xa đối với cuộc đời khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ của một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn mà nó còn là lời cáo chung đối với chế độ ấy.
- Tuy lời nhận xét trên còn hạn chế về tư tưởng nhưng trái tim giàu yêu thương của nhà thơ đã truyền đến người đọc bao thế hệ niềm cảm thông sâu sắc với người phụ nữ xưa, càng thêm yêu thương, trân trọng họ; và từ đó thổi bùng lên tinh thần đấu tranh để giành sự bình đẳng, bình quyền, để người phụ nữ được sống trong hạnh phúc

Kết bài.
- Khẳng định lại số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai tác phẩm
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top