• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thắc mắc của em chả biết post đâu nữa

Spider_man

New member
Xu
0
Mặc dù mới học lớp 11 nhưng thầy cô lớp em rất hay nói đến chuyện thi tốt nghiệp và thi đại học. Họ thường nói là:"Các em chỉ cần nắm thật chắc kiến thức sách giáo khoa, làm hết bài tập trong đó và cả bài tập trong sách bài tập thì thầy/ cô chắc chắn đi thi tốt nghiệp các em được 8 điểm trở lên, thi đại học được 6 điểm trở lên, ko cần phải học đâu xa cả"

Thầy/ cô nói vậy có đúng ko? Em ko hiểu nữa. Nhìn các đề thi tốt nghiệp, đại học năm ngoái thì chả có dạng nào giống các bt trong sgk, sbt cả:confused:
 
xời,tốt nhất vẫn là đi học thêm.đừng có thử nghiệm mình nhé,mà học khối a hay gi thế,nên theo khối d,sau này giàu,không là hối hận đấy
 
Tương lai ơi...!

Bước vào cấp 3, hẳn bạn nào cũng ấp ủ những ước mơ, kế hoạch dựa trên khả năng, hoàn cảnh và đam mê.


Tuy nhiên, vẫn có một số bạn vẫn chưa thấy "tương lai của mình" đang ở nơi nào...

Thực tế cho thấy, không phải teen nào cũng xác định được mình thích gì, cần gì và muốn gì, vì thực tế và tưởng tượng khác xa nhau nhiều lắm. Chẳng hạn như một anh bạn rất thích học về công nghệ thông tin nhưng lại không biết giải các bài toán về lập trình, thì sự ưa thích của anh chàng chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Rõ ràng, sở thích và sở trường là hai khái niệm khác nhau. Nếu cả hai điều này cùng nhìn về một lĩnh vực nào đó, thì chúng ta dễ dàng nắm bắt. Ví dụ, bạn yêu thích kinh doanh, và học giỏi Toán, Lý, Hóa thì hiển nhiên bạn dễ dàng thấy được tương lai sau này - do chính bạn tạo dựng.

Trái lại, một số bạn hiện nay vẫn chưa giữ vững lập trường, họ chưa dám tự tin theo đuổi đam mê, hoặc họ chưa tìm ra được mục tiêu, sở thích. Và thế là họ "tìm kiếm" tương lai của mình dựa trên các tiêu chí:

Tiền

"Làm Ngân hàng nhiều tiền lắm đó, một tháng vài chục triệu chứ chả chơi. Chưa kể đến những ngày lễ tết là "ấm cúng" thôi rồi..."

"Làm bác sĩ đi! Có thấy ai là bác sĩ mà nghèo không? Đậu Y Dược là nở mặt nở mày cả dòng họ"

"Sư phạm Toán cũng được đấy, ra trường dạy thêm, chừng vài năm là sắm nhà lầu, xe hơi liền..."

"Kinh doanh kìa... Đó là cách làm giàu nhanh nhất!"

Thực tế cho thấy, một số teen hiện nay có quan điểm như vậy. Trước mắt họ chỉ là giá trị vật chất, còn "cái tâm" với nghề thì đánh rơi nơi nào... Nếu họ giỏi thật, và thi đậu vào những ngành này thật, thì liệu ra trường, họ có đủ vượt qua những cám dỗ đồng tiền để sống trọn với nghề không?

Hư danh

"Tớ biết mình học không giỏi Hóa, Sinh, nhưng tớ thi Y Dược để...cho sang ý mà!"

"12 năm liền là học sinh giỏi, vì vậy nếu không đậu Bách Khoa, Ngoại Thương... thì tớ sẽ thi lại vào năm sau, đến chừng nào đậu thì thôi!"

"Thi Kinh Tế cho oai. Nếu rớt cũng rớt cho oai! Chứ thi đậu trường thường thì cũng không đặc biệt"

Dĩ nhiên, những bạn có quan điểm này sẽ...chẳng bao giờ đạt được thành công trong cuộc sống. Bởi họ không biết dấn thân, chỉ thích mọi người tung hô, tâng bốc, không chịu chấp nhận khả năng hiện tại của mình.

Và họ tự khép cánh cửa tương lai.

Điểm

"Mình không biết học ngành gì, và cũng chẳng thích nghề nào, nên chọn đại một trường ĐH mà mình...chắc chắn đỗ!"

"Nghe nói học trường CĐ X sướng lắm, nếu thi lại hoài cũng được "vớt vát" cho đậu. Mà ra trường có việc làm ngay nữa, tội tình gì phải thi ĐH chứ!"

Những bạn "an phận" kiểu này thường không có niềm tin vào khả năng của mình. Thực tế, nhiều cơ hội vẫn đang chờ họ trước mắt, chỉ cần họ biết nỗ lực tìm kiếm bằng chính việc phấn đấu học tập

Quen biết

"Mình thích học CNTT, nhưng nếu thi Kinh Tế thì sau này ra trường sẽ có việc làm ngay. Vì vậy mình chọn Kinh Tế. Chẳng việc gì mang thử thách vào người"

"Mình sẽ thi vào ĐH Hàng Hải, vì khả năng dư sức vào. Hơn nữa, chú mình làm trong ngành đó, sau này tốt nghiệp xong, lương mình không dưới 1 ngàn đô đâu"

"Ngân Hàng! Người ta nói học Ngân Hàng mà quen biết nữa thì ra trường có tương lai rực rỡ! Mà dòng họ tui ai cũng làm trong Ngân Hàng hết... Mà nói thiệt, nếu tui không đậu mà học ngành khác thì sau này cũng vẫn "có chân" trong đó"

Những bạn này thường chọn cho mình sự an toàn vì không muốn bươn chải và chấp nhật thử thách nghiệt ngã. Nhưng nếu không có đam mê, khả năng cũng không thì dù quen biết thế nào, theo thời gian họ cũng sẽ bị "đào thải"

o0o

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Mình học vì điều gì?"

Nếu tư tưởng của bạn "na ná" những điều trên, thì có lẽ bạn đang đưa thử thách vào tương lai mình. Bạn cho rằng tìm tương lai dựa vào tiền, điểm, hư danh và quen biết sẽ giúp "cái tôi" được nâng lên và "né" được những gian khổ, nhưng thực tế, thật bất hạnh cho những ai chối bỏ đam mê của mình để theo những lợi ích phù phiếm...

Tuy nhiên, còn rất nhiều thời gian để bạn suy ngẫm lại và tìm cho mình hướng đi thích hợp. Có thể con đường bạn chọn nhiều chông gai, chướng ngại, nhưng rồi bạn sẽ về đích. Còn các con đường khác, bằng phẳng và rải đầy hoa hồng, nhưng nếu vô tình chịu tác động của "ngoại lực", liệu bạn có nghị lực và kinh nghiệm để chống chọi không?

Twinkle®
 
Nói thế nào đây ...

Mặc dù mới học lớp 11 nhưng thầy cô lớp em rất hay nói đến chuyện thi tốt nghiệp và thi đại học. Họ thường nói là:"Các em chỉ cần nắm thật chắc kiến thức sách giáo khoa, làm hết bài tập trong đó và cả bài tập trong sách bài tập thì thầy/ cô chắc chắn đi thi tốt nghiệp các em được 8 điểm trở lên, thi đại học được 6 điểm trở lên, ko cần phải học đâu xa cả"

Thầy/ cô nói vậy có đúng ko? Em ko hiểu nữa. Nhìn các đề thi tốt nghiệp, đại học năm ngoái thì chả có dạng nào giống các bt trong sgk, sbt cả
:confused:

Em thân !

Đối với ban A: Toán - Lý - Hóa thì theo như kinh nghiệm của anh và việc tổng kết các đề thi ĐH để ôn thi cho các bạn thì thực sự thầy cô giáo của em nói đúng đó. Việc học để có đủ số điểm quan trọng là cần nắm chắc kiến thức SGK, làm hết các bài tập trong SGK. Các đề thi ĐH thường chỉ sử dụng những kiến thức cơ bản,và có nhưng rất ít kiến thức nâng cao. Đề thi ĐH không đến nỗi quá cao siêu như chúng ta thấy. Em năm nay mới lớp 11, khi nào học lên lớp 12, em sẽ thấy những đề đại học của "năm ngoái" mà em thấy chủ yếu nằm trong trương trình của SGK. Tuy nhiên không hẳn đề thì ĐH chỉ lấy nội dung ở trương trình 12 mà còn kèm vào đó là cả trương trình lớp 11 nữa.
Anh cũng tin rằng việc em nắm chắc kiến thức SGK/SBT và làm tốt các bài tập trong SGK/SBT cũng đủ để em làm được 8 điểm so với đề thi ĐH môn Toán rồi.
Em cũng đừng quá lo lắng. Anh cũng khuyên thêm em nữa là em nên đi học thêm nữa. Mua thêm Sách tham khảo để đọc và hiểu thêm các dạng đặc biệt của từng bài toán. vì SGK và SBT chưa nói hết đủ các vấn đề đặc biệt. Hơn nữa, việc học thêm qua sách, và việc học "nâng cao" một chút sẽ làm cho đầu óc phát triển thêm rất nhiều và khi đó em sẽ nhìn bài tập dưới một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên: Với cách học đó anh chỉ có 1 câu nói để em thực sự học tốt hơn, anh nghĩ em sẽ hiểu được ý nghĩa của câu nói này: Trước khi làm bài tập nào đó: "ĐỪNG ĐI THEO LỐI MÒN".

Một đôi lời nhắn nhủ ! Chúc em học tốt và vui vẻ với thời gian là học sinh của mình.
 
Nếu là mình , mình cũng sẽ coi sách giáo khoa là "thánh kinh" của các loại sách . Tất nhiên , mình cũng không quên đọc các loại sách tham khảo khác . Học thêm thì mình cũng sẽ đi , nhưng nếu có cảm giác không tiếp thu được cái gì mới thì mình dừng ngay việc học thêm ở các thầy cô . Thay vào đó , mình kiếm sách bài tập về làm thật nhiều .
 
Mặc dù mới học lớp 11 nhưng thầy cô lớp em rất hay nói đến chuyện thi tốt nghiệp và thi đại học. Họ thường nói là:"Các em chỉ cần nắm thật chắc kiến thức sách giáo khoa, làm hết bài tập trong đó và cả bài tập trong sách bài tập thì thầy/ cô chắc chắn đi thi tốt nghiệp các em được 8 điểm trở lên, thi đại học được 6 điểm trở lên, ko cần phải học đâu xa cả"

Thầy/ cô nói vậy có đúng ko? Em ko hiểu nữa. Nhìn các đề thi tốt nghiệp, đại học năm ngoái thì chả có dạng nào giống các bt trong sgk, sbt cả:confused:

Tôi đã từng thi đại học, cũng từng học đại học. Và cũng đã luyện thi đại học nhiều. Một điều rút ra là nếu các em thực sự nắm được các kiến thức cơ bản trong SGK, đạt đủ theo mục tiêu của người viết SGK và mục tiêu của giáo viên đặt ra khi giảng bài thì các em có thể làm một đề thi đại học bất kì đạt điểm 7, 8 trở lên. Tại sao tôi lại nói như vậy? Quan trọng là các em nắm được kiến thức, hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức vào các bài tập các em gặp phải, chứ không phải các em vận dụng những kiến thức học ở bên ngoài chương trình. Khi tôi dạy luyện thi tôi cũng chỉ xoay chuyển bài tập cho các em rèn kĩ năng vận dụng chứ không hề cung cấp thêm bất cứ một kiến thức mới nào. Thêm vào đó là kĩ năng trình bày của nhiều em quá kém dù đã tìm ra được kết quả bài tập nhưng trình bày không theo chuẩn mực nên không đạt điểm cao. Tôi đã từng gặp những học sinh ra khỏi phòng thi rất tự tin vì kết quả mọi bài đều đúng, tuy nhiên khi chấm chỉ đạt 3 điểm vì không biết trình bày.

Vấn đề của các em học sinh bây giờ là sự "mất định hướng" và "trào lưu". Tôi nói ở đây với những lời chân thành nhất. Nếu em thực sự chưa có định hướng sẽ dẫn đến phân tâm khi học tập. Sự lựa chọn giữa các khối và nghề nghiệp. Vấn đề "trào lưu" là vấn đề tâm lí. Nhiều em có đủ khả năng để có thể tự giải quyết bài tập độc lập nhưng do tâm lí "trào lưu" nên thấy các bạn bè xung quanh mình đi học thêm thì không thể ngồi nhà học được. Cháu tôi là một điển hình. Co bé học rất khá các môn tự nhiên, tôi bảo cháu tự làm bài thì cháu làm được, nhưng cháu cũng tâm sự rất thật rằng "Nếu cháu ở nhà học cháu cứ lo lo...". Các em nên bỏ thói quen "trào lưu" đó thì sẽ tập trung được vào bài học. Nhưng nay cháu đã an tâm khi tôi động viên cháu suốt năm học lớp 11 vừa qua.

Một vấn đề khác ảnh hưởng đến kết quả thi là sự rèn luyện kĩ năng bằng cách làm nhiều bài tập, các em có thể xoay chuyển một bài tập thành một bài mới bằng cách thêm bước, bỏ bước,...... Các em hoàn toàn có thể tự tìm tòi ra những định hướng mới cho bài tập, xoay chuyển câu hỏi, cùng một câu hỏi đặt vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, khi đó các em sẽ nắm vững kiến thức để có thể yên tâm thi đại học. Hơn nữa, đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bước vào đời. Vấn đề căn bản là các em có những gì khi bước vào cuộc sống. Đó không chỉ là vốn kiến thức của 13 môn học trong nhà trường, mà còn là kĩ năng sống, nhận biết sống. Mảng này thì GD ở Việt Nam ta chưa mạnh, các em phải cố gắng nắm bắt từ những gì quanh mình.

Tôi có một lới khuyên chân thành đến các em, hãy tự tin và cố gắng bằng khả năng của mình. Các em sẽ gặt hái được thành công trong cuộc sống.
 
Trước tiên phải xem bạn định theo học khối gì đã. Tùy theo từng khối mà có cách học khác nhau. Những môn lí thuyết thì bắt buộc bạn phải học như "tụng kinh" ấy và cố gắng nhớ những ý chính trong đó. Còn những môn có liên quan đến bài tập thì theo mình nghĩ tốt nhất là bạn nên kiếm thật nhiều sách bài tập về làm, nó sẽ giúp bạn nâng cao kĩ năng giải toán của bạn. Những gì thầy cô nói ở trường, mình nghĩ rằng bạn cũng nên lưu tâm đến vì thầy cô đa số làm mọi việc chỉ muốn tốt cho hs thôi. Bạn nên đọc thật kĩ sách giáo khoa và tham khảo các đề thi của các khóa trước.
Chúc bạn thành công!
 
Tốt nhất là bạn hãy mua sách ngoài về học thêm vì học trong sách giáo khoa không bao giờ đủ. Tốt nghiệp thì có thể chứ đại học thì hơi khó. Nếu tìm được thầy dạy giỏi và tâm huyết với nghề thì nên học thêm, như vậy sẽ tốt hơn. Quan trọng nhất vẫn ở bản thân, đừng để cho ta phải bị ảnh hưởng bởi một số ý kiên không đúng nào đó.
Không phải giáo viên nào cũng giỏi và hiểu được học sinh mình muốn gì…
Chúc may mắn!!
 
học thêm k có quan trọng lắm đâu
quan trọng là mình có nắm dc kiến thức hay k thui
và cũng có một số ng đi học thêm ở rất nhìu nơi rất nhìu thầy rùi kết quả trở về con số k thui
ta pải bít cách học lèm seo cho vô đầu 1 cách nhanh nhứt
dễ hỉu nhứt và lèm cho mềnh thấy thú vị về nó hưn
đó mí là đều quan trọng
 
Thi đại học mà trong sách giáo khoa á??? =)) mình nhớ có câu nói kinh điển của bộ giáo dục đề thi đại học năm nay bám sát chương trình sách giáo khoa
 
Cái này từ ngày xưa nhỉ? Bây giờ học sinh không cập nhật Bà Tưng, Ngọc Trinh thì sẽ khó có thể làm được một số đề văn theo cái kiểu ... nêu quan điểm, cách nhìn nhận của em đâu :v (Nói vui thôi vì mấy câu này thấy xuất hiện trong thi HSG một số trường chứ chưa thấy trong thi ĐH)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top