TÊN ANH CHƯA ĐƯỢC BIẾT, NHƯNG CHIẾN CÔNG CỦA ANH LÀ BẤT TỬ

  • Thread starter Thread starter Khoai
  • Ngày gửi Ngày gửi

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Liên Xô. Một ngày đầu tháng 12 cách đây 56 năm.

Ngày 3/12/1966, nhân kỷ niệm 25 năm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong trận chiến bảo vệ Moskva, tro cốt của một người lính vô danh đã ngã xuống trong trận chiến này đã được mai táng tại vườn Aleksandrovsky, ngay dưới chân tường điện Kremli, ngay lối vào Quảng trường Đỏ.

FB_IMG_1670243173625.jpg


Thời sinh viên, mình đã đi qua thành phố Zelenograd nhiều lần và đã đôi lần xuống tàu dạo chơi. Đúng như tên gọi là thành phố Xanh, thành phố rợp bóng cây, yên bình, nằm cách trung tâm Moskva khoảng 30 km về hướng Leningrad. Và, mãi sau này mình mới biết, vào mùa đông năm 1941 xa xưa ấy, quân Đức đã từng mò đến nơi đây. Đã có những trân giao trạnh đẫm máu và đã có rất nhiều chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại.

Ngày 2/12/1966, hài cốt của một người lính vô danh được mai táng trong một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang thành phố Zelenograd đã được cất bốc, cho vào một chiếc quan tài, phía trên cài dải băng chiến thắng Georgi và đặt một chiếc mũ sắt Hồng quân kiểu năm 1941. Từ khi đó cho đến sáng hôm sau, bên linh cữu người lính vô danh luôn túc trực các chiến sĩ trẻ và các cựu chiến binh Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Ngày 3/12/1966, trong tiếng nhạc của đoàn quân nhạc, một chiếc xe pháo đã chở linh cữu người lính với sự hộ tống của đoàn xe danh dự, các cựu chiến binh và đoàn tiêu binh, chạy dọc theo phố Gorky, đến địa điểm mai táng vĩnh viễn dưới chân tường điện Kremli. Hai bên đường chật cứng những người dân, họ đến để chứng kiến những giờ phút quan trọng lưu giữ những ký ức đau thương nhưng cũng rất hào hùng trong lịch sử dân tộc.

Có mặt tại Lễ an táng có Tổng bí thư Leonid Brezhnev và các Nguyên soái Georgy Zhukov và Konstantin Rokossovsky, những người chỉ huy trận chiến bảo vệ thủ đô Moskva.

Vài tháng sau, ngày 8 tháng 5 năm 1967, trước thềm Ngày Chiến thắng, nơi đây đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài “Mộ Chiến sĩ Vô danh” và thắp lên Ngọn lửa vĩnh cửu. Ngọn lửa được lấy về từ Ngọn lửa vĩnh cửu đầu tiên của Liên Xô, tại Leningrad (được thắp lên từ năm 1957).

Người thắp sáng Ngọn lửa Vĩnh cửu là TBT Brezhnev. Ông đón nhận ngọn đuốc từ Anh hùng Liên Xô Aleksey Mareysev, nguyên mẫu của nhân vật chính trong "Chuyện một người chân chính" của Boris Polevoi đã từng quen thuộc với độc giả Việt Nam.

Tượng đài là một ngôi sao năm cánh bằng đồng, ở giữa là ngọn lửa Vĩnh cửu rừng rực cháy, soi rõ dòng chữ 'Tên anh chưa được biết, nhưng chiến công của anh là bất tử". Đến năm 1975, trên khối đá granit đỏ, người ta đã bổ sung thêm một lá cờ, nhành nguyệt quế và chiếc mũ sắt của người lính như chúng ta vẫn thấy ngày nay.

FB_IMG_1670243182632.jpg


Từ đó đến nay, ngọn lửa Vĩnh cửu vẫn cháy sáng suốt ngày đêm ở Ngôi mộ liệt sĩ Vô danh, bất kể nắng mưa bão tuyết. Nó chỉ bị chuyển đi tạm thời đến Công viên Chiến thắng vào ngày 27/12/2009 do phải sửa chữa, và lại được thắp sáng trở lại vào ngày Quân đội Nga, 23/2/2010. Ngọn lửa này còn được thắp sáng vào một ngọn đuốc dự trữ bảo quản ở một nơi khác, để đảm bảo rằng nếu có một sự cố nào đó, thì ngọn lửa cũng sẽ không bao giờ tắt.

Gần ngay tượng đài Mộ Liệt sĩ vô danh là các phiến đá, khắc tên các Thành phố Anh hùng của Liên Xô trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

FB_IMG_1670243176793.jpg


Ta có thể đọc được những cái tên oanh liệt Leningrad, Kiev, Odessa, Sevastopol, Stalingrad, Moskva, Minsk, Novorossiysk...Có những cái tên, mà giờ đọc đến, bỗng thấy khá là chua xót.

FB_IMG_1670243179914.jpg


Tại Công viên Chiến thắng ở thủ đô Kiev, vào cuối tháng 4 vừa qua người ta đã gỡ Huân chương Lênin, một trong 2 phần thưởng của danh hiệu thành phố Anh hùng ra khỏi đài tưởng niệm Thành phố Anh hùng Kiev. Một hình thức chối bỏ lịch sử oai hùng của cha ông đã chiến đấu và hy sinh bảo vệ quê hương (ảnh MH trong comm).

Nguồn: Phan Viet Hung
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top