Tây Tiến - Quang Dũng

T

Tuyền Nguyễn

Guest
Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng và được chọn là tác phẩm văn học giảng dạy trong chương trình phổ thông, lớp 12. Đây là bài thơ hay về người lính, về vẻ đẹp lãng mạn của người lính cách mạng.


1. Tác giả Quang Dũng:
- Quang Dũng (1921 - 1988) quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
- Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt là khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài.
- Tác phẩm tiêu biểu: "Mây đầu ô" (thơ, 1986), "Thơ văn Quang Dũng" (tuyển thơ văn,1988).

2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp vs bộ đội Lào, bảo vệ hành lang biên giới Việt - Lào và đánh hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng: tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều người là học sinh, sinh viên, chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về mặt vật chất, bệnh sốt rét hoàng hành dữ dội.
Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu tại Phù Lưu Chanh nhớ đơn vị cũ da diết, ông viết bài "Nhớ Tây Tiến".

3. Nhan đề "Tây Tiến"
- Đầu tiên bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiếng, sau đó Quang Dũng bỏ chữ "nhớ" chỉ còn Tây Tiến. "Tây Tiến" theo tác giả đã là nhớ rồi. Mặt khác, hai chữ Tây Tiến còn gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động của người lính.
- Nhan đề còn gợi lên chân dung của người lính Tây Tiến, người anh hùng với vẻ đẹp hàn hùng và rất đỗi hào hao.
- Trong nỗi nhớ về một thời Tây Tiến có thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộn, có đồng đội từng chung gian khổ vui buồn, những sinh hoạt thắm tình đồng đội, tình quân dân. Gợi nhớ về một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị bộ đội đã hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng thiêng liên trong gần hai năm (đầu 1947 đến cuối 1948).

* Chủ đề: Qua nỗi nhớ, nhà thơ ca ngợi vẽ đẹp mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc và vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến. Mạch cảm xúc của bài thơ:
+ Nỗi nhớ và kỉ niệm là sợi dây kết nối hình ảnh và cảm xúc của nhà thơ.
+ Hình ảnh thiên nhiên gắn bó với hình ảnh con người qua bút pháp lãng mạn với hai đặc điểm khác biệt mà thống nhất: hào hùng bi tráng lãng mạn hào hoa.

* Nội dung:
1. Đoạn 1: Nhớ thiên nhiên miền Tây và con đường hành quân của đoàn quây Tây Tiến:
- Một nỗi nhớ "chơi vơi":
- Đó là một cách dùng từ mới lạ diễn tả một nỗi nhớ không định hình, không định lượng nhưng da diết, một trạng thái lâng lâng khó tả của một tình cảm dài trải rộng, trùm lan tỏa không gian thời gian.
- Nhớ con đường hành quân đầy gian khổ
+ Địa danh "Sài Khao", "Mường Lát". . .gợi lên không gian hoang sơ, xa lạ. Con đường hành quân gập gềnh, quanh co, dài sâu vô tận.
+ Thiên nhiên núi rừng hiểm trở với thác lũ mưa nguồn, hoang sơ, heo hút, điệp trùng và độ cao ngất trời của Tây Bắc - dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí ẩn.
- Sự hi sinh, mất mát của người lính hy sinh trên đường hành quân.
* Nghệ thuật: Từ ngữ giàu tính tạo hình, nghệ thuật đối lập, kết hợp bút pháp hiện thực với lãng mạn gợi lên vẻ đẹp mĩ lệ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, vẻ đẹp bi tráng mà lãng mạn của người lính.

2. Đoạn 2: Nhớ những kỉ niệm khó quên về Tây Tiến:
- Đêm hội đuốc hoa
+ Không gian bừng sáng tươi trẻ, sôi nổi, mê say, ngây ngất, thấm đượm tình quân dân.
- Hình ảnh cô gái Tây Bắ mang vẽ đẹp lộng lẫy, tình tứ, kín đáo, duyên dáng dưới cái nhìn ngỡ ngàng, ngạc nhiên của người lính.
- Hình ảnh con người trên sông nước buổi chiều sương.
+ Con người xuất hiện trong tư thế hiên ngang, vững chải, mềm mại.
+ Cảnh vật mang vẻ đẹp hoang sơ đậm màu sắc huyền thoại.
- Bằng bút pháp gợi, vẻ đẹp lãng mạn của con người và thiên nhiên Tây Bắc, kỷ niệm đẹp khó quên thấm đậm hồn người.

3. Đoạn 3: Nhớ hình ảnh
đoàn quân Tây Tiến
- Ngoại hình:
+ "không mọc tóc", "quân xanh màu lá", vẻ ngoài khác thường (do gian khổ, thiếu thốn vật chất, thuốc men, ốm đau, bệnh sốt rét hoành hành) nhưng tư thế hào hùng, oai phong dữ dội, mang dáng dấp một trámg sĩ "dữ oai hùm"
- Tâm hồn:
+ Trong sáng, hào hoa, lãng mạn. Trong gian khổ họ vẫn mộng vẫn mơ. ( Mộng giết giặc lập công, mơ về quê hương xứ sở với những cô gái hà thành duyên dáng kiêu sai)
- Lý tưởng:
- Vẻ đẹp kiêu hùng sáng ngời lý tưởng, người lính Tây Tiến ra đi với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
* Nghệ thuật độc đáo: Tô đậm cái bi tráng của người lính
+ Dùng từ Hán Việt (áo bào, biên cương, viễn xứ: diễn tả sự hy sinh cao cả, trân trọng, ngợi ca.)
+ Dùng cách nói giảm "về đất": diễn tả cái chết nhẹ nhàng, thanh thản.
+ Kết cấu mạch cảm xúc: song song một câu bi, một câu hùng để khẳng định vẻ đẹp kiêu hùng, bi tráng của người lính.
=> Khắc họa thành công bức tượng đài bất tử của người lính một thời "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh".

4. Đoạn 4: Kết lại một nỗi nhớ về Tây Tiến
- Nhớ những con người ra đi đầy tráng chí không hẹn ước quyết đánh giặc đến cùng "hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Đoạn thơ kết thúc như lời thề khắc trên mộ chí của những người chiến sĩ hy sinh vì nước.




Xem thêm Tây Tiến - Quang Dũng
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top