Ngọc Suka

Cộng tác viên
“Tây Tiến” của Quang Dũng là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người đã hy sinh, những người đã trở về với đất mẹ yêu thương, nhưng dẫu sao đó cũng là những người mãi mãi nằm lại nơi biên cương hay miền viễn xứ. Chúng ta cũng nhau tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến” của ông ở bài viết này. Mời các bạn cùng đọc và cùng thảo luận vấn đề này nhé!

Tây Tiến của Quang Dũng - vnkienthuc.com.jpg

Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến
(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

“Tây Tiến” của Quang Dũng – Ngữ Văn 12

I. Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng

- Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm.

- Bút danh: Quang Dũng

- Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn xuôi nhưng trước hết là một nhà thơ.

- Trước năm 1945, Quang Dũng đã làm thơ, nhưng thơ ông thực sự được biết đến rộng rãi là từ bài thơ “Tây Tiến” (1948) và một số bài khác viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng: Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

II. Tìm hiểu chung về tác phẩm “Tây Tiến” – Ngữ Văn 12

1. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tây Tiến”

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 (Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tiếng gọi của Đảng, nhiều học sinh - sinh viên đã lên đường tham gia kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”).

+ Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.

+ Địa bàn hoạt động: Rộng. Bao gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa - Thượng Lào.

+ Thành phần: Phần đông là thanh niên Hà Nội (nhiều sinh viên, học sinh).

+ Điều kiện sống và chiến đấu: Gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.

+ Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời.

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến”: Khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này.

2. Xuất xứ bài thơ “Tây Tiến” -

- Xuất xứ bài thơ “Tây Tiến”: Bài thơ được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (1986).

3. Nhan đề bài thơ “Tây Tiến”

- Nhan đề bài thơ “Tây Tiến”: Ban đầu là "Nhớ Tây Tiến" sau đổi thành "Tây Tiến" => Giúp cho tâm tư tình cảm của tác giả trở nên kín đáo hơn.

4. Bố cục của bài thơ “Tây Tiến”

- Khổ 1
: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.

- Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.

- Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến.

- Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.

5. Nội dung bài thơ “Tây Tiến”

Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ, thiếu thốn, hi sinh, mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp… Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên miền Tây Bắc.

6. Nghệ thuật trong bài thơ “Tây Tiến”

- Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, đậm chất bi tráng.

- Hình ảnh thơ phong phú, gần gũi, chân thực.

- Ngôn ngữ thơ linh hoạt, đa dạng.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

- Giọng điệu khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vô tư, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi thầm lặng…

Như vậy, bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Quang Dũng và tác phẩm “Tây Tiến”. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng: “Tây Tiến” của Quang Dũng là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi ông lên một tầm cao mới của nghệ thuật.

Nếu các bạn thấy bài viết “Tây Tiến của Quang Dũng” hay và hữu ích thì các bạn hãy ấn nút like và chia sẻ bài viết này cho các bạn khác cùng đọc nhé!
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top