• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Tâm lý học tội phạm/ tâm lý học pháp y là gì?

Lãnh Chúa

S.Moderator
Xu
0
Khái niệm ‘tâm lý học tội phạm’ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Kể cả đến ngày nay vẫn chưa có khái niệm nào hoàn toàn được chấp nhận. Ví dụ như mười năm trước, hai chuyên gia tâm lý học tội phạm hàng đầu ở Anh Quốc đã định nghĩa rằng nó như là ‘một chuyên ngành ứng dụng tâm lý vào các mối quan tâm về sưu tập, kiểm tra và trình bày chứng cứ nhằm mục đích xét xử’. Lý giải này cho rằng tâm lý học tội phạm có mối quan tâm đặc biệt tới điều tra (khi họ làm việc với cảnh sát) và quá trình xét xử. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng trong bốn mươi năm gần đây của việc đánh giá và điều trị người phạm tội dựa vào bản án của họ, cũng không ngạc nhiên nếu có một vài bất đồng với khái niệm mà nhóm chuyên gia tâm lý học tội phạm đưa ra.

Do đó cần có một định nghĩa rộng hơn, chính xác hơn dành cho khái niệm này. Một nhà tâm lý học tội phạm hàng đầu người Mỹ đã đưa ra một vài cách lý giải khác. Anh ấy mô tả tâm lý học tội phạm như là ‘ứng dụng kiến thức tâm lý hay các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ khi đối mặt với hệ thống pháp luật’. 2) Định nghĩa này bao hàm toàn bộ hệ thống pháp luật. Bạn sẽ thấy ở những trang tới, các nhà tâm lý học tội phạm tiến hành nhiều bước của quá trình kết án (bao gồm cả sau khi công bố bản án) và thực sự cần một khái niệm không giới hạn để chứa đựng toàn bộ công việc.

Vào năm 1981, Giáo sư Lionel Haward, một trong những người cha đỡ đầu cho ngành tâm lý học tội phạm Anh Quốc, mô tả bốn vai trò mà các nhà tâm lý học tội phạm thực hiện khi họ trở nên chuyên nghiệp trong các vụ tố tụng hình sự. Chúng là:

Lâm sàng: trong trường hợp này, những nhà tâm lý học tội phạm thường đánh giá từng cá nhân để đưa ra cho họ một chuẩn đoán lâm sàng. Các nhà tâm lý học có thể dùng phương pháp phỏng vấn, công cụ đánh giá hoặc các bài kiểm tra tâm lý (như bảng câu hỏi đặc biệt) để hỗ trợ cho quá trình đánh giá của họ. Những đánh giá này về chức năng tâm lý của từng cá nhân sẽ được khai báo cho cảnh sát, quan tòa, cơ quan quản lý nhà tù và giám sát phạm nhân, do đó các câu hỏi riêng biệt đều có thể ảnh hưởng đến từng bộ phận khác nhau của hệ thống tư pháp hình sự. Ví dụ như, một nhà tâm lý được yêu cầu để đánh giá các cá nhân, để quyết định xem họ có phù hợp để hầu tòa hay không hoặc họ có vấn đề về tâm thần – có nghĩa là họ sẽ không hiểu các bước cần làm trong một phiên tòa.

Thực nghiệm: nhà tâm lý học trình bày nghiên cứu cứu để cung cấp tài liệu, tin tức cho một vụ án cụ thể. Công việc này gồm tiến hành các bài kiểm tra thực nghiệm để làm sáng tỏ một quan điểm hoặc cung cấp thông tin thêm cho tòa án (ví dụ như, làm thế nào mà một người có thể xác định chính xác một vật thể ở trong tay một người khác từ khoảng cách 100 mét lúc chạng vạng). Công việc này cũng bao gồm khi nhà tâm lý học cung cấp cho quan tòa một bản tóm tắt của những nghiên cứu hiện hành có liên quan đến từng vấn đề riêng.

Thống kê bảo hiểm: trong trường hợp này, cụm từ ‘thống kê bảo hiểm’ liên quan tới cách sử dụng kết quả thống kê để cung cấp thông tin cho một trường hợp nhất định. Một ví dụ về cách mà một nhà tâm lý học hành động trong vai trò thống kê bảo hiểm là họ được yêu cầu thông báo thông tin thống kê bảo hiểm liên quan tới khả năng một sự kiện có thể xảy ra ở phiên tòa. Ví dụ như, một phiên tòa có thể biết một người phạm tội có thể tái phạm như thế nào trước khi quyết định bản án. Trong trường hợp này, một nhà tâm lý học có thể được yêu cầu để cung cấp tài liệu bản báo cáo tiền án, tiền sự của phạm nhân cho quan tòa.

Tư vấn: trong vai trò này nhà tâm lý học có thể cung cấp lời khuyên cho cảnh sát về cách tiếp tục vụ điều tra. Ví dụ như hồ sơ phạm tội có thể cung cấp thông tin cho quá trình điều tra hoặc lời khuyên về cách tốt nhất để chất vấn từng kiểu nghi phạm đặc biệt. Thay vào đó, luật sư bên khởi tố hoặc bị cáo có thể yêu cầu lời khuyên về làm thế nào là tốt nhất để đối thẩm một nhân chứng dễ bị tổn thương hay một nhân chứng chuyên môn. Vai trò này bao gồm lợi ích từ ý kiến chuyên môn của nhà tâm lý học để tư vấn cho cảnh sát, quan tòa hay cơ quan quản lý nhà tù và giám sát phạm nhân.

Như bạn đã biết, những nhà tâm lý học có thể dùng rất nhiều viễn cảnh khác nhau với nhiều lý do khác nhau trong phạm vi hệ thống tư pháp hình sự. Những chương tiếp theo sẽ phân tích chi tiết về cách thức mà các nhà tâm lý học đóng góp những ý kiến chuyên môn để giúp đỡ quá trình vận hành của hệ thống tư pháp hình sự. Tuy nhiên, danh sách vai trò này không khẳng định thấu đáo rằng các nhà tâm lý đóng vai trò của mình thông qua nhiều cách. Do đó, chúng tôi chọn vai trò được biết đến nhiều nhất để giải thích cách làm việc của họ trong tâm lý học tội phạm.

Điều tra hình sự

Vai trò của nhà tâm lý trong điều tra hình sự có thể chia ra rất nhiều hình thức. Giáo sư Laurence Alison của Đại học Liverpool đã đề xuất nhiều cách để ý kiến chuyên môn của nhà tâm lý học có thể hỗ trợ cảnh sát và ủng hộ công việc họ làm.

Điều quan trọng là đánh giá những con đường mà các nhà tâm lý góp phần mở rộng điều tra hơn là quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm. Thật sự thì hiểu biết của người phạm tội sẽ được hỗ trợ bằng cách tăng cường cảnh sát có khả năng ra quyết định và kỹ năng lãnh đạo, cải tiến phương pháp chất vấn các nhân chứng và nạn nhân, phát triển các phương pháp ghi âm chính xác, đối chiếu và phân tích dữ liệu tiền kết tội của các phạm nhân, phát triển hệ thống nghi phạm ưu tiên dựa trên nghiên cứu thực nghiệm và tăng cường kiểm soát trí thông minh cũng như quản lý người cung cấp thông tin (Alison 2005).

Từ danh sách trích dẫn trên, có thể thấy rằng vai trò của nhà tâm lý học trong hỗ trợ cảnh sát điều tra liên quan đến nhiều vấn đề. Chương tới sẽ tập trung phân tích chi tiết một số vai trò khác.

Phân tích tội ác

Phân tích tội ác (thỉnh thoảng cũng gọi là phân tích trí thông minh) là một trong những lĩnh vực sử dụng phương pháp tâm lý học tội phạm. Những nhà phân tích tội phạm thường được cảnh sát (hoặc sở cảnh sát ví dụ như ở Anh Quốc là tổ chức phòng chống tội phạm quốc gia) mời đến để phân tích dữ liệu tội phạm nhằm hỗ trợ cảnh sát thực hiện vai trò của mình.

Một trong những vai trò phổ biến nhất của các nhà phân tích tội ác là kết nối vụ án. Quá trình kết nối vụ án này dựa trên những điểm tương đồng về cách cư xử, thái độ của phạm nhân theo lời tường thuật của nạn nhân hoặc suy luận từ hiện trường vụ án. Ví dụ, khi chúng tôi điều tra một vụ cưỡng hiếp một người phụ nữ đang đi bộ một mình trên đường sau khi qua đêm với bạn cô ấy. Phân tích tội ác sẽ sử dụng những chi tiết của vụ án này – sự thật là cô ấy vừa mới rời khỏi hộp đêm, tên tội phạm hãm hiếp bỏ trốn khỏi hiện trường cùng với quần áo của nạn nhân, và nội dung lời đe dọa mà hắn uy hiếp để so sánh với cơ sở dữ liệu có sẵn về vụ án tương tự xem có mối liên quan hay điểm tương đồng nào không. Nếu tương thích – những lời đe dọa giống nhau sẽ được sử dụng, mẫu vật tương tự quần áo bị tên tội phạm lấy đi, và nó sẽ có vị trí địa lý gần với vụ cưỡng hiếp khác – rồi thông tin này được cảnh sát tiếp nhận để điều tra về khả năng hung thủ sẽ thừa nhận cả hai vụ án. Nó cho phép tập trung vào nguồn dữ liệu điều tra để tránh sự trùng lặp. (Công việc kết nối vụ án mà các nhà phân tích tội ác tiến hành cùng với nghiên cứu vụ án liên quan tới Jack Đồ Tể sẽ được đề cập chi tiết hơn ở chương 2).

Nghiên cứu các trường hợp

Sarah là một nhà tâm lý học tội phạm – người được Sở Cảnh Sát Quốc Gia Mỹ mời hỗ trợ điều tra. Sarah nhận được thông tin từ một sĩ quan cảnh sát địa phương về một vụ cưỡng hiếp đặc biệt nghiêm trọng vẫn chưa điều tra ra. Cô ấy sẽ đọc thật kỹ và tìm lỗi sai từ những lời khai và báo cáo liên quan đến vụ án, sau đó sẽ chắt lọc thông tin về cách cư xử của nghi phạm. Kế tiếp sẽ so sánh những chỉ điểm tố giác hành vi với những vụ tương tự để tìm kiếm bất cứ chứng cứ buộc tội nghi phạm, liệu cùng một người có thừa nhận đã thực hiện hơn một vụ án hay không.

Sarah sẽ chuẩn bị một bản báo cáo cho cảnh sát, tóm tắt toàn bộ dấu hiệu tố giác hành vi của những vụ án chưa khám phá ra xem có khả năng hung thủ sẽ thừa nhận bất cứ vụ án nào khác trong cơ sở dữ liệu quốc gia hay không. Thông tin mà cảnh sát sử dụng nhằm tập trung điều tra các vụ án hoặc nếu vụ án trên cơ sở dữ liệu đã được xử lý thì cảnh sát sẽ dùng bản báo cáo của Sarah để xây dựng giả thuyết rồi truy bắt thủ phạm vụ cưỡng hiếp khó lý giải đó.

Thiết lập hồ sơ tội phạm hoặc điều tra phân tích tội ác

Hồ sơ tội phạm trong những năm gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý từ truyền thông đại chúng. Báo cáo truyền thông luôn tranh thủ thông tin do các nhà tâm lý học tội phạm nghiên cứu về những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, sau đó sẽ công bố với công chúng hồ sơ phạm tội của họ. Việc truyền thông hành động như vậy một phần gia tăng giá trị tích cực của lĩnh vực này, nhưng vẫn có tranh cãi rằng (phần lớn) họ miêu tả giật gân hoặc sai sự thật so hồ sơ phạm tội gốc, điều này đã gây ra sự nhầm lẫn về hồ sơ thực tế, chúng có thường bị vậy không và ai là người làm chuyện đó. Sự không chắc chắn ở cộng đồng nói chung không hoàn toàn bất ngờ vì hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất của cho cụm từ ‘thu thập thông tin hồ sơ’, thậm chí cả trong giới chuyên môn.

Điều mà ta có thấy rõ ràng là thông tin hồ sơ phạm tội được lượm lặt từ nhiều nguồn như hiện trường vụ án hay cách hành xử, thái độ của nghi phạm trong suốt quá trình điều tra vụ án. Điều này có thể được gộp lại với các thông tin khác như báo cáo nạn nhân (nếu có) để rút ra kết luận về bản chất con người thật sự của thủ phạm vụ án. Vậy vụ án được lên kế hoạch tỉ mỉ hay chỉ một phút bốc đồng? Hung thủ liệu có sống ở khu vực lận cận gần hiện trường vụ án hay không? Lứa tuổi nào có khả năng thực hiện vụ án? Giới tính của hung thủ là gì? Cảnh sát có thể sử dụng thông tin trên để phục vụ công tác điều tra và thiết kế tài nguyên mục tiêu.

Nhưng chính xác thì một người thiết lập hồ sơ phạm tội có thể quan sát hiện trường vụ án và họ phân tích những nét đặc trưng của tội phạm như thế nào? Câu trả lời cho vấn đề này không hoàn toàn rõ ràng chủ yếu là vì nhiều người khác nhau liên quan đến tội phạm có thể hoặc chắc chắn sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn, mánh khóe để đạt được mục đích của họ. Thậm chí những cá nhân đã khẳng định sẽ luôn giữ vững lập trường có thể vẫn thay đổi cách quan điểm trong những trường hợp nhất định. Chương hai sẽ mô tả chi tiết cách tiếp cận khác nhau của lập hồ sơ theo phương pháp lâm sàng và thống kê.

Phỏng vấn, phát hiện nói dối và nguyên cứu nhân chứng

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong suốt quá trình phá án là thu thập bằng chứng đáng tin cậy để so sánh và đối chiếu với những vụ án khác xảy ra xung quanh sự kiện đó. Một nguồn bằng chứng chính là những người chứng kiến vụ án. Để thu thập thông tin này, một buổi hỏi cung được tiến hành bởi cảnh sát điều tra nhằm mục đích thu được càng nhiều thông tin chính xác nhất từ nhân chứng càng tốt. Thêm vào đó, khi mà nghi phạm đã xác định được danh tính, cô ta hoặc anh ta sẽ được chất vấn để ghi lại quan điểm của họ về vụ án này và để lọc ra lời thú tội hợp lý. Kể từ khi chất vấn (dù là với nhân chứng hay nghi phạm) và cách thức tiến hành đều đặc biệt quan trọng đối với bất cứ trường hợp nào.

Do đó, cũng không quá bất ngờ khi bạn nghĩ về quy trình này (chúng liên quan đến ký ức và sự hồi phục của ký ức) bao gồm trong tình huống chất vấn mà các nhà tâm lý học rất quan tâm đến lĩnh vực này trong nhiều năm qua. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng người phụ trách chất vấn có thể kiểm soát được việc nhân chứng hồi tưởng lại sự kiện (cả vô ý hay cố ý – ví dụ như bởi dạng câu hỏi được đưa ra), rõ ràng là người chất vần cần phải được hướng dẫn lại cách tiến hành chất vấn một cách phù hợp. Các nhà tâm lý học trở thành phương tiện để phát triển thông tin hướng dẫn và lời khuyên về cách tốt nhất để chất vấn nhân chứng và nghi phạm cũng như cung cấp chương trình đào tạo kỹ thuật này cho lực lượng cảnh sát (tìm hiểu thêm ở chương 4).

Cảnh sát cũng phối hợp với các nhà tâm lý để nhận lời khuyên về cách chất vất từng dạng nhân chứng hay nghi phạm nhất định. Ví dụ như, các nhà tâm lý học tiến hành nghiên cứu khi chất vấn những nhân chứng dễ bị tổn thương như giới trẻ, người già và nhân chứng bị thiểu năng trí tuệ hay người khuyết tật. Nghiên cứu này có thể được cảnh sát cung cấp thông tin về cách tốt nhất để hồi phục thông tin mà họ yêu cầu từ nhân chứng mà không tạo quá nhiều áp lực cho họ cùng lúc cũng đảm bảo thông tin nhận được chính xác nhất có thể.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà tâm lý học tội phạm phát hiện ra điểm dối lừa cũng có những ứng dụng hữu ích cho cảnh sát khi họ chất vấn nhân chứng cũng như những nghi phạm cụ thể.

Cách mọi người cư xử khi họ đang nói dối như thế nào và dấu hiệu nào mà cảnh sát nhận thấy nghi phạm đang nói dối ở điểm nào đó hay trong suốt cả vụ án? Liệu có thể đo được mức độ chính xác khi một người đang nói dối? Máy phát hiện nói dối liệu có đáng tin trong phát hiện sự lưa dối hay không? Những câu hỏi này sẽ được thảo luận kỹ hơn ở chương 5.

Nghiên cứu các trường hợp

Robert là một giáo sư đại học làm việc với lĩnh vực tâm lý tội phạm. Chuyên môn của anh ấy là chất vấn nhân chứng dễ bị tổn thương, ví dụ như với người già hay người trẻ và chủ động tiến hành nghiên cứu lĩnh vực này trong nhiều năm. Cảnh sát yêu cầu anh ấy cung cấp lời khuyên cho họ về mối liên hệ các vụ án mà họ đang theo đuổi.

Một người đàn ông trưởng thành bị sát hại và nhân chứng duy nhất chỉ là một cậu bé. Cảnh sát luôn đòi hỏi càng nhiều thông tin chính xác từ đứa trẻ càng tốt để hỗ trợ điều tra vụ án nhưng họ cũng không dám phụ thuộc quá nhiều vào lời khai của cậu bé bởi vì tuổi của cậu bé còn quá nhỏ và cậu ấy dễ bị tổn thương tâm lý. Cảnh sát cũng cần lời khuyên về cách tốt nhất để tiếp cận đứa bé mà không gây chấn thương tâm lý cậu ấy. Do đó họ cần sự giúp đỡ của một chuyên gia trong khía cạnh này và họ liên lạc với Robert – người có thể vận dụng kết quả nghiên cứu để giúp đỡ cảnh sát.

Tâm lý cảnh sát

Thông tin ở phần này cho đến nay đều đặc biệt quan tâm đến ứng dụng của kiến thức tâm lý học để hỗ trợ cảnh sát điều tra. Tuy nhiên, có một lĩnh vực khác trong số công việc của các nhà tâm lý học và ứng dụng kiến thức của họ rất hữu ích cho cảnh sát. Giống như nhiều tổ chức, lực lượng cảnh sát cũng có những thách thức của riêng họ – Loại người nào phù hợp nhất để trở thành cảnh sát? Cách tốt nhất để huấn luyện, đào tạo cảnh sát là gì? Sự hiện diện của hiện trường khó chịu của các vụ án phức tạp sẽ như thế nào hoặc một chuỗi tội ác, có dấu hiệu lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến từng cá nhân và cách điều trị tốt nhất cho những trường hợp này ra sao?

Công việc này không hề mới – các nhà tâm lý học cả tâm lý học nghề nghiệp và tội phạm đã tư vấn cho cảnh sát rất nhiều vấn đề trong suốt hơn 25 năm qua. Các nhà tâm lý học đóng góp kiến thức của họ để hỗ trợ cảnh sát điều tra thông qua các bài kiểm tra tâm lý, đo lường tính cách, tâm lý đặc biệt quan trọng đến công việc của họ. Chúng có thể đánh giá được tuýp người, ví dụ, một người có tính cách quyết đoán, có khả năng thuyết phục và quan tâm đến chi tiết. Các nhà tâm lý học cũng đưa ra lời khuyên về kết cấu của quá trình chất vấn và mấu chốt đánh giá, chúng sẽ loại trừ những ai không đủ những phẩm chất cần thiết cho vai trò này cũng như cung cấp đánh giá khác quan về những ai thực sự phù hợp với vai trò này.

Một khía cạnh quan trọng khác về mối quan tâm của cảnh sát mà các nhà tâm lý học đang tiếp tục nghiên cứu là việc điều tiết sự căng thẳng của họ. Căng thẳng mà cảnh sát phải đối mặt là một điều gì đó rất khác biệt so với bất cứ dạng công việc nào khác. Trong khi căng thẳng có thể gia tăng ở hầu hết các công việc thông qua thay đổi tổ chức, chẳng hạn như giảm khối lượng công việc hoặc tăng lương, thì cảnh sát có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống bất ngờ, đe dọa hay bất cứ hoàn cảnh nào trong quá trình làm việc hàng ngày của họ. Những sự kiện này, do tính chất không thể đoán trước của chúng, không hẳn là trung gian của sự thay đổi có tổ chức, thế nên cảnh sát cũng cần những biện pháp quản lý căng thẳng giúp họ có thể tự điều trị khi cần thiết. Các nhà tâm lý học tiến hành tham vấn cho cảnh sát phương án nào sẽ có lợi (như là tư vấn tương đương và chương trình tự điều trị) nhưng cũng sẽ cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho cảnh sát – những người đỏi hỏi nhiều phương pháp quản lý căng thẳng chuyên sâu hơn.

Những nhân chứng chuyên nghiệp

Các phiên tòa có thể liên quan đến các vấn đề phức tạp bao gồm nhưng thông tin không nằm trong sự hiểu biết của bồi thẩm đoàn. Trong những trường hợp như thế, tòa án sẽ cho phép gọi một nhân chứng chuyên gia nghĩa là người có chuyên môn liên quan đến các vấn đề phức tạp như đã nó ở trên. Trong trường hợp đó, các nhân chứng chuyên gia được phép nêu ra các ý kiến của họ (không những là sự thật mà còn là suy luận) về vấn đề đang được nói đến. Cách mà các nhân chứng chuyên gia được triệu tập và thẩm quyền của họ có thể khác nhau tùy theo từng khu vực. Ví dụ, ở một số nước nằm trong Châu Âu, một nhân chứng chuyên gia được tòa án triệu tập để cung cấp thông tin khi cần thiết. Nhưng ở Mỹ và Anh thì nhân chứng chuyên gia sẽ nói theo chỉ thị của bên bị và bên nguyên để làm tăng thêm sức thuyết phục cho lập luật của họ.

Trong quá khứ thì việc sử dụng các nhà tâm lý học bị thắt chặt bởi định nghĩa về việc các nhân chứng chuyên gia cung cấp thông tin ngoài tâm hiểu biết thông thường của mọi người. Theo dòng lịch sử dần dần, các nhà tâm lý học được phép đưa ra ý kiến chuyên môn để cung cấp bằng chứng liên quan đến vấn đề thần kinh hay chức năng tâm lý của cá nhân. Trong những năm gần đây, ý kiến về mặt chuyên môn của các nhà tâm lý học đã được nâng cao về mặt nhận thức và hiện giờ đã được nâng lên làm bằng chứng liên kết mạnh tới các vấn đề khác nhau. Một số ví dụ về sự việc trên là sự ảnh hưởng của kỹ thuật phỏng vấn nghi phạm hay nhân chứng, mức độ tin cậy trong lời khai của nhân chứng, đánh giá về lịch sử bệnh lý của nghi phạm và nhân chứng, hay việc định dạng các kỹ thuật trong khi điều tra.

Những nhà tâm lý học tội phạm và đánh giá và điều trị tội phạm

Các nhà tâm lý học tội phạm đặc biệt là ở Úc, Canada và Anh đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo và quản lý tội phạm ở trong cộng đồng cũng như khi bị giam giữ ở trại giam. Vai trò có thể liên quan đến làm việc với tội phạm để giảm bớt tỉ lệ tái phạm tội trong tương lai hay còn một vai trò nữa là chữa bệnh tâm lý nếu cần thiết. Những vấn đề tâm lý này có thể có (hoặc không) là kết quả ảnh hưởng từ tội ác mà họ gây ra (ví dụ như sự phát triển của rối loạn sau sang chấn hay việc nhận thức về ảnh hưởng của hành động của họ đối với nạn nhân) hay cũng có thể là ảnh hưởng của nơi mà họ bị giam giữ (ví dụ như việc gia tăng trầm cảm khi phải sống xa gia đình hay sự lo lắng, sợ hãi khi liên tục bị áp bức từ những tù nhân khác. Công việc này có thê biến thể thành nhiều hình thức khác nhau và vô cùng thách thức trên thực tế.

Một trọng những khía cạnh đầu tiên của tâm lý học tội phạm khi làm việc với bị can sau khi đã bị tuyên án là thẩm định, đánh giá bị can. Điều này bao gồm đánh giá kỹ mức độ tái phạm tội, khả năng gây sát thương (cho người khác cũng như chính bản thân họ) và nhu cầu của họ (ví dụ như chỗ ở, khả năng tài chính, sức khỏe tâm thần). Những đánh giá này có thể sử dụng trong việc quản lý tội phạm có mức độ liều lĩnh, nhu cầu cao, thiết lập kế hoạch về các hoạt động mà phạm nhân sẽ thực hiện trong thời gian thi hành án. Điều đó có thể bao gồm cung cấp các quá trình học kỹ năng cơ bản, cách đối xử, các kế hoạch của từng người trong từng trường hợp cụ thể và hơn thế. Hơn nữa, nếu một tội phạm đang bị kết án và được xem là một mối nguy hiểm đối với cộng đồng, thì nó có thể là một trường hợp mà người phạm trở thành đối tượng bị giám sát để giảm thiểu mối nguy hiểm mà anh ta hoặc cô ta có thể gây ra. Các nhà tâm lý học lúc đầu có thể cung cấp giúp việc sắp xếp các hoạt động những họ còn có thể cung cấp cách quản lý và các lời khuyên theo gỡ các vấn đề như việc can thiệp.

Những năm gần đây đã có sự phát triển trong việc chữa bệnh và đãi ngộ với tội phạm (xem chương 10 để biết thêm thông tin). Các nhà tâm lý học tội phạm đã được tham gia đóng góp phát triển việc thiết kế, phân phối và quản lý của chương trình nhằm xác định suy nghĩ, thái độ và hành vi của tội phạm góp phần tạo nên tội ác cũng như ngăn ngừa các tội ác sau này. Các nhà tâm lý học còn liên quan đến việc quản lý các chương trình đó để đảm bảo chắc chắn rằng các phạm nhân được tham gia vào đúng chương trình phù hợp và các chương trình được thực hiện đúng như mục đích của người thiết kế tạo ra. Nghiên cứu cho thấy các chương trình không được thực hiện đúng có thể làm việc thực hiện trở thành vô nghĩa không hiệu quả thậm chí là gây ra thiệt hại nặng nề.

Tuy nhiên, vai trò của tù nhân hay thách thức của nhà tâm lý học không giới hạn trong mối quan hệ giữa việc cải tạo và công việc. Các nhà tâm lý học tội phạm trong những trường hợp đấy thì có thể liên quan đến việc đảm nhận nghiên cứu, giám sát việc huấn luyện cho tù nhân hay nhân viên học việc, chuẩn bị báo cáo cho các chi tiết của các phiên tòa về mức độ nguy hiểm, nhu cầu và các thông tin khác liên quan đến cá nhân tội phạm, những người tham dự phiên tòa, nơi tổ chức họp hay những cơ quan chủ quản bắt buộc.

Nghiên cứu các trường hợp

Claire là một nhà tâm lý học tội phạm làm việc với các tội phạm ở trong tù. Hiện tại cô ấy tổ chức chương trình thiết lập hành vi tội phạm cho 12 phạm nhân bị kết án để tìm hiểu tại sao họ lại phạm tội và cái gì là thước đo để tránh những hành động phạm tội khi họ được tại ngoại. Cô ấy chịu trách nhiệm đánh giá các phạm nhân để chắc chắn rằng họ phù hợp cho chương trình và sau đó thực hiện một số buổi phỏng vấn và thẩm định với các ứng cử viên phù hợp để tham gia chương trình. Về thời gian thực hiện chương trình, cô ấy dành bốn tiếng một tuần với những người cùng tham gia thông qua chương trình luyện tập và chuẩn bị báo cáo chi tiết quá trình thực hiện của mỗi phạm nhân qua chương trình.

Claire còn chịu trách nhiệm làm việc với từng người phạm nhân, những người có xu hướng tự làm đau bản thân hay có khả năng tự tử cao. Cô ấy sẽ gặp họ liên tục và thường xuyên để đánh giá mức độ, trạng thái tâm lý của họ.

Tội phạm, các nhà tâm lý và học viện/nghiên cứu

Với sự phát triển của mối quan tâm về tâm lý học tội phạm vài năm gần đây, nhu cầu về những khóa học dạy về các thuyết và cách áp dụng của tâm lý học tội phạm ngày càng tăng. Cùng với sự gia tăng về các khóa học về tâm lý học tội phạm thì cũng có sự gia tăng tương ứng về số lượng các nhà tâm lý học tội phạm học làm việc ở trong các học viện.

Vậy thật sự những người đó đang làm gì? Câu trả lời hiển nhiên là họ dạy học viên về tâm lý học tội phạm: về hành vi trong tâm lý học tội phạm, trong phòng xử án, tâm lý học và điều tra, việc đánh giá và điều trị cho tội phạm và còn cả về cách thực hiện các nghiên cứu về tâm lý học tội phạm. Các khóa học này có thể dành cho cả sinh viên chưa tốt nghiệp lẫn đã tốt nghiệp và có thể chuyển tải ở rất nhiều cách đa dạng khác nhau.

Dù thế nào, vai trò của các nhà tâm lý học tội phạm không chỉ giới hạn trong việc giảng dạy. Một vai trò chính quan trọng khác của các học giả là làm các nghiên cứu về khía cạnh mà họ quan tâm. Hầu hết các học giả đều có nghiên cứu riêng và phát triển nó theo thời gian. Họ thường khuyến khích các nghiên cứu sinh mở rộng hiểu biết chuyên môn từ nghiên cứu của mình. Khả năng làm được điều này phụ thuộc vào rất nhiều tác động bên ngoài như khả năng tài chính và việc tiếp cận với các dữ liệu đặc biệt hay các cá nhân đang bị giam giữ. Từ cái nhìn của cá nhân, công việc này có thể vô cũng mệt mỏi, buồn tẻ và mất nhiều thời gian nhưng cũng vô cùng thú vị và cái nhận được là vô cùng to lớn. Hầu hết các nhà tâm lý học tội phạm làm việc ở trường đại học có thể được yêu cầu làm việc liên quan đến chuyên môn như đưa ra các lời khuyên, gợi ý bằng nhiều cách được trình bày sơ lược trong chương này.

Nghiên cứu các trường hợp

John được huấn luyện trong lĩnh vực tâm lý học tội phạm nhiều năm về trước, ông hoàn thành chương trình học với tấm bằng tốt nghiệp và làm việc với tư cách là nhà tâm lý học tội phạm về vấn đề bất động sản trong 5 năm. Tuy nhiên, ông lại có mối quan tâm đặc biệt đến việc mở rộng kiến thức đến các khía cạnh khác nên gần đây ông đã quyết định chuyển đến làm việc ở học viện. Hiện giờ, ông chịu trách nhiệm cho việc giảng dạy các khóa học của tâm lý học tội phạm cho các cá nhân đang là sinh viên và có mong muốn làm việc trong ngành này.

John cũng quan tâm đến các tội phạm và cái nhìn của họ về tội ác họ làm. Ông ấy và các đồng nghiệp vừa thành lập quỹ để thực hiện một số điều tra nghiên cứu về khái niệm này. Họ lên kế hoạch thuê một nhà nghiên cứu để làm việc với họ trong dự án này và sẽ công bố nó một khi công việc hoàn tất. Ông hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ không chỉ giúp những người đang làm việc với loại tội phạm bị khiếm khuyết về khả năng học tập mà còn hỗ trợ tòa án trong việc ra quyết định xử lý những loại tội phạm trên. Có nhiều khả năng trong tương lai ông có thể trở thành một nhân chứng chuyên gia ở trong một vụ án mà bị cáo là những người bị khiếm khuyết về khả năng học tập. Ông ấy có thể được yêu cầu làm chứng bằng ý kiến chuyên môn của mình cho biết bị cáo có ý định thực hiện hành vi phạm tội hay không.

Kết luận

Chúng tôi đã cố gắng để trình bày một định nghĩa về tâm lý tội phạm cùng với thông tin về những cách thức khác nhau mà các nhà tâm lý tội phạm có thể làm việc, những vai trò mà họ có thể thực hiện và cách các tổ chức có thể sử dụng họ như thế nào cho công việc này.

Công việc của các nhà tâm lý học tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự có thể gồm nhiều vai trò tùy thuộc vào chuyên môn của từng nhà tâm lý học. Từ việc hỗ trợ cảnh sát trong quá trình điều tra, tư vấn trong việc lựa chọn nhân viên cảnh sát, cung cấp chuyên gia nhân chứng đến tòa án, làm việc với người phạm tội để thực hiện các đánh giá và can thiệp, đến việc tiến hành nghiên cứu hoặc truyền đạt kiến thức của mình cho các nhà tâm lý tội phạm trong tương lai. Công việc của họ rất đa dạng và đầy thử thách.

Tâm lý học tội phạm sẽ tiếp tục phát triển và các nhà tâm lý học sẽ càng ngày càng đóng nhiều vai trò ở các khía cạnh của tội phạm và quá trình tư pháp hình sự. Tất nhiên sẽ có nhiều hơn nữa những cuộc điều tra và nghiên cứu về việc các nhà tâm lý học có thể đóng góp gì để hiểu về tội phạm rõ hơn và làm thế nào để áp dụng những điều đó vào trong hệ thống tư pháp. Phần còn lại của các chương sau sẽ đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của tâm lý học tội phạm và cung cấp thông tin về vấn đề mới nhất và những phát triển mới nhất trong ngành này.
ST.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top