• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tại sao tiếp xúc mắt có thể ít gây ảnh hưởng như chúng ta nghĩ

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Chúng ta từng nghe về tầm quan trọng của tiếp xúc mắt như một cách để gây ra một tác động mạnh mẽ lên người khác. Nhưng nghiên cứu mới chỉ ra tiếp xúc mắt có thể gây phản tác dụng với một số người.

Nghiên cứu của Frances Chen (University of British Columbia) được tiến hành với đồng nghiệp của bà ở đại học University of Freiberg (Đức), cho thấy tiếp xúc mắt có thể làm con người kháng cự nhiều hơn trước sự thuyết phục và gây ảnh hưởng, đặc biệt nếu họ đã có một quan điểm đối lập. Chen nói “Có rất nhiều tri thức của các nền văn hóa nói về sức mạnh của sự tiếp xúc mắt như một công cụ gây ảnh hưởng”, nhưng “các phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tiếp xúc mắt trực tiếp làm cho những người nghe hoài nghi ít có khả năng thay đổi quan điểm của họ.”

Chen và cộng sự của bà sử dụng kỹ thuật theo dõi-mắt trong 2 nghiên cứu. Nghiên cứu đầu tiên cho thấy những người tham gia nhìn vào mắt của người nói càng lâu trong khi đang xem một video thì họ càng ít bị thuyết phục bởi lập luận của người nói. Nhìn vào mắt của người nói chỉ gắn liền với sự tiếp thu lớn hơn nếu quan điểm của người nói phù hợp với của người tham gia. Trong nghiên cứu thứ hai, những người tham gia được yêu cầu nhìn vào mắt của người nói thì cho thấy ít có sự thay đổi trong thái độ hơn những người tham gia được yêu cầu nhìn vào miệng của người nói.

Julia Minson (Harvard Kennedy School of Government), đồng nghiên cứu của các nghiên cứu cho rằng sự tiếp xúc mắt có thể báo hiệu những kiểu thông điệp rất khác nhau phụ thuộc vào tình huống – sự tin tưởng trong bối cảnh này và sự đe dọa trong bối cảnh khác.

Như vậy, lời khuyên tốt nhất có thể là khi bạn đang nói chuyện với một ai đó bất đồng ý kiến với bạn, hãy tránh việc tiếp xúc mắt, hoặc tránh tiếp xúc mắt lâu.

Nguồn
Why Eye Contact May Be Less Influential Than We Thought
Eye contact can diminish, not increase, influence.
Published on October 4, 2013 by Ray Williams in Wired for Success
PsychologyToday
 
Giao tiếp bằng mắt luôn là hình thức giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất, có lẽ bạn sẽ quan niệm giao tiếp bằng mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Với bạn có lẽ giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ giao tiếp thể hiện sự thân mật, nhưng lại có không ít bạn cảm thấy không thoải mái.

Chân thực: Một sự tiếp xúc bằng ánh mắt đầy thuyết phục phải là cái nhìn trực tiếp, nhìn thẳng và chân thực.

Giữ sự tập trung:
Bạn không nên thay đổi hướng nhìn quá nhanh. Hãy quan sát thật kỹ những người đang nghe mình nói với một khoảng thời gian vừa đủ dài.

Không ngừng chuyển tiếp:
Không nên chỉ tập trung nhìn chăm chăm vào duy nhất một người nào đó. Nếu bạn làm như vậy, cả bạn và đối tượng đều cảm thấy rất khó chịu mà bản thân bạn không biết.

Thường xuyên thay đổi:
Không nên chĩa cái nhìn ra đa đầy soi mói về phía người nghe. Cái nhìn của bạn phải là cái nhìn thiện cảm, thể hiện sự tự nhiên và chân thành.

Giữ sự trao đổi qua lại với người nghe:
người nghe đến nhìn bạn và nghe bạn nói, họ cần được bạn quan tâm do đó bạn không nên chỉ nhìn chăm chăm vào một ai đó hay người ngồi hàng ghế cuối cùng hoặc bức tường cuối phòng, mà hãy đảo mắt liên tục để có thể quan sát được tất cả mọi người.

Tạo không khí thân thiện, vui vẻ:
Khi bạn cảm thấy cảng thẳng hoặc xấu hổ bạn sẽ tìm cách lảng tránh ánh mắt của những người đang nghe đang chiếu vào bạn? Bạn phải vượt qua nóm bởi vì bạn càng lảng tránh sẽ để cho người nghe biết rằng bạn đang không tự tin vào chính những thông tin mà bạn muốn truyền đạt cho họ. Hãy tạo không khí thoải mái, lấy lại bình tĩnh và đừng lảng tránh, nếu muốn tránh nhìn vào mắt của họ lúc này, bạn hãy nhìn vào một điểm nào đó trên khuôn mặt của họ, lúc này thoải mái cho bạn hơn.

Cố gắng tạo sự tiếp xúc bằng ánh mắt với tất cả mọi người:
hãy hướng cái nhìn đến tất cả mọi người trong buổi thuyết trình, để mọi người biết rằng bạn quan tâm đến tất cả các biểu cảm của họ cho đề tài của bạn.

Khi xem bản thảo:
Lúc này bạn vẫn có sự giao tiếp bằng ánh mắt chứ không phải nhìn chằm chằm vào tài liệu và nói thao thao bất tuyệt, bạn nên tránh điều này nhé.

Khi bạn dụng các công cụ tác động, hỗ trợ thì giác
: Khi bạn đưa mắt lên để chỉ các số liệu các hình ảnh mình họa trên máy chiếu, hay các biểu đồ, bức tranh, bạn vẫn phải đưa mắt nhìn xuống người nghe.
Khi bắt đầu và kết thúc buổi thuyết trình bạn luôn phải giữ được sự giao tiếp bằng ánh mắt này, nếu cần thiết bạn cần phải tập và luôn nhắc nhở mình. Sự giao tiếp không lời này cũng góp một phần không nhỏ vào việc bạn thành công hay thất bại trong việc thuyết trình. Giao tiếp bằng ánh mắt là chìa khóa để bạn xây dựng những mối quan hệ lâu dài ngay cả khi bài thuyết trình của bạn kết thúc.

SỬ DỤNG ÁNH MẮT HỢP LÝ LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG TRONG NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ CẢM XÚC
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top