[FONT=&]Đáp.
Câutrả lời có ba ý lớn
1) Vị trí, vai trò của quy luật trong phép biệnchứng duy vật. Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quyluật về sự chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chấtvà ngược lại (quy luật lượng đổi-chất đổi) chỉ ra cách thức chung nhất của sựphát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất chỉ xẩy ra khi sự vật, hiện tượngđã tích luỹ được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn- đến độ. Quy luậtlượng đổi-chất đổi cũng chỉ ra tính chất của sự phát triển, khi cho rằng sựthay đổi về chất của sự vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừa có bước nhảy vọtlàm cho sự vật, hiện tượng có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có thể cónhững bước tiến vượt bậc.
2) Nội dung quy luật.
a) Các khái niệm của quy luật.
Chất là tên gọi tắt của chất lượng dùng đểchỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữucơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúnglà chúng mà không phải là cái khác (thể hiện sự vật, hiện tượng đó là gì vàphân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác). Chấtcó đặc điểm cơ bản +) biểu hiệntính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi sự vật, hiện tượngnày chưa chuyển hoá thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó chưa thay đổi.Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn.Trong mỗi giai đoạn, sự vật, hiện tượng lại có chất riêng ở giai đoạn đó. Như vậy,+) mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất.
[/FONT]Lượngdùng để chỉ tính quyđịnh vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếutố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ởtrình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượngcủa sự vật, hiện tượng còn được biểu hiện ra ở kích thước dài hay ngắn, quy môto hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanhhay chậm, màu sắc đậm hay nhạt v.v. Lượngcó đặc điểm cơ bản +) tínhkhách quan vì nó là một dạng của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trongkhông gian và tồn tại trong một thời gian nhất định. +) Có nhiều loại lượngkhác nhau trong các sự vật, hiện tượng; có lượng là yếu tố quy định bên trong,có lượng chỉ thể hiện những yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiệntượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. +) Trong tự nhiênvà xã hội, có lượng có thể đo, đếm được; nhưng trong xã hội và tư duy lại có nhữnglượng khó đo lường bằng những số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằngtư duy trừu tượng. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳtheo từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất. Có cái là lượng ởtrong mối quan hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa chất với lượng.
Mỗisự vật, hiện tượng là +) một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặtnày tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại,chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. +) cũng trong phạm vi độđó chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắtđầu từ sự thay đổi về lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướnghoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật,hiện tượng. Chỉ khi lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đếnsự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổivà kết quả của sự thay đổi đó là sự vật, hiện tượng cũ mất đi; sự vật, hiện tượngmới ra đời.
c) Khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy.
Độ dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất vàquy định lẫn nhau giữa chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượngmà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiệntượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá thành sự vật, hiện tượng khác. Điểm giới hạnmà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật,hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới- thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy rabước nhảy- được gọi là điểm nút.Độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫnđến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng mới với chất mới tạo ra độmới và điểm nút mới. Bước nhảydùngđể chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thayđổi về lượng trước đó gây ra; là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng; là sự gián đoạn trong quátrình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong sự vật, hiện tượng mới,lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xẩy ra bước nhảy mới. Cứ như thế, sựvận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúcthì nhảy vọt về chất, tạo ra một đường nút vô tận, làm cho sự vật mới ra đờithay thế sự vật cũ. Quy luật lượng đổi-chất đổi không chỉ nói lên một chiều làlượng đổi dẫn đến chất đổi mà còn có chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đãra đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữachất với lượng.
Một số hình thức của bước nhảy. Việc thừa nhậncó bước nhảy hay không cũng là cơ sở để phân biệt quan điểm biện chứng và quanđiểm siêu hình.
+) Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy,người ta chia thành bước nhảy toàn bộ là những bước nhảy làm cho tất cả các mặt,các bộ phận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ là loạibước nhảy chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật,hiện tượng đó. Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối,điều đáng chú ý là dù bước nhảy là toàn bộ hay cục bộ thì chúng cũng đều là kếtquả của quá trình thay đổi về lượng.
+) Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chấtvà dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, người ta chia bước nhảy thành bước nhảyđột biến khi chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả mọi bộ phậncơ bản của nó. Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng conđường tích luỹ dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chấtcũ, làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi chậm.
d) Kết luận.
Nội dung quy luật chỉ ra rằng quanhệ lượng-chất là quan hệ biện chứng; thể hiện ở +) những thay đổi về lượng chuyểnthành những thay đổi về chất và ngược lại; chất là mặt tương đối ổn định, lượnglà mặt dễ biến đổi hơn. +) lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ chấtcũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến mộtmức độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. +) quá trình tác động qua lạilẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên con đường vận động liên tục, từ sự biến đổidần dần về lượng tiến tới nhảy vọt về chất; rồi lại biến đổi dần dần về lượng đểchuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo của chất, cứ thế làm cho sự vật, hiện tượngkhông ngừng vận động, biến đổi và phát triển.
3) Từ nội dung quy luật lượng đổi-chất đổi củaphép biện chứng duy vật, rút ra mộtsố nguyên tắc phương pháp luận tronghoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. a) Quy luật lượng đổi-chất đổi giúpnhận thức được rằng, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờcũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ thựchiện bước nhảy để chuyển hoá về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn, phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất.
b) Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp được rằng, mặcdù cũng mang tính khách quan, nhưng quy luật xã hội lại diễn ra thông qua cáchoạt động có ý thức của con người; do đó khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phảiquyết tâm tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành nhữngthay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang thay đổi mangtính cách mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữukhuynh thường biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng.
c) Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức đượcrằng, sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tốtạo thành sự vật, hiện tượng. Do đó, trong hoạt động của mình, phải biết tác độngvào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bảnchất, quy luật các yếu tố tạo thành sự vật đó.