rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tôi từng là một nhạc sỹ và người yêu âm nhạc. Không phải tôi yêu tất cả các loại nhạc. Tôi chưa bao giờ thích opera. Tôi cũng không quan tâm nhiều đến nhạc đồng quê. Tôi có thể thưởng thức nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc của Beethoven, Bach, Mozart và Vivaldi. Tôi cũng thích jazz và jazz-fusion, đánh giá cao tính phức tạp và tính tự do ngẫu hứng của nó, nhưng thành thực mà nói, tôi không nghe nhiều hai loại nhạc đó. Tôi lớn lên đã nghe, yêu thích và chơi nhạc pop và rock. Chuck Berry. Motown. Beach Boys. Beatles. Rolling Stones, Kinks, the Who và toàn bộ cuộc cách mạng âm nhạc tuyệt vời được biết đến như là “sự xâm lược Anh.”Hôm nay, với tư cách là một nhạc sỹ nghiệp dư và một nhà tâm lý học chuyên nghiệp, tôi đặt ra những câu hỏi sau: Điều gì ở âm nhạc làm nó trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến? Tại sao loài người chúng ta yêu nó? Và tại sao Freud xem thường nó?
Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học và tâm lý trị liệu, không thích hầu hết các loại nhạc. Ngoại trừ một số vở opera nhạt nhẽo, ông không đánh giá cao âm nhạc như một hình thức nghệ thuật. Quả thật, ông tránh né gần như tất cả các loại nhạc giống như tránh dịch bệnh vậy. Một người có thể suy đoán rằng Freud mắc chứng sợ âm nhạc (music phobia). Herr Doktor Freud (1914) giải thích về sự kháng cự mạnh mẽ của ông với âm nhạc:
…Tôi không am hiểu về nghệ thuật, tôi chỉ là một thường dân…Tuy nhiên, những tác phẩm nghệ thuật có một tác động mạnh mẽ lên tôi, đặc biệt những tác phẩm văn chương và điêu khắc, còn hội họa thì ít hơn…Tôi dành nhiều thời gian cho chúng, cố gắng hiểu chúng theo cách của riêng tôi… trường hợp với âm nhạc, tôi hầu như không thể có được bất kỳ niềm vui nào. Một số phần lý trí trong tôi chống lại việc bị kích thích bởi một thứ mà không biết tại sao tôi bị tác động và cái gì đã tác động đến tôi.
Tại sao một người với một sự hiểu biết sâu sắc về hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn chương, thơ và những hình thức nghệ thuật truyền thống khác lại từ chối âm nhạc? Một lý do khả thi đó là Freud, người được biết là từng bị những triệu chứng thần kinh như những ám ảnh, xu hướng ép buộc, sợ chết, mắc chứng đau nửa đầu và những cơn ngất xỉu tâm lý, cũng có thể biểu lộ chứng sợ/ghét âm nhạc (melophobia). (Một số người còn suy đoán rằng Freud mắc một chứng rối loạn hiếm gặp là bệnh động kinh musicogenic epilepsy. Trong trường hợp đó, âm nhạc, dù được chơi hoặc nghe, gây ra một sự rối loạn chức năng thần kinh, gây ra những sự co giật từ nhẹ đến nghiêm trọng và một nỗi sợ mạnh mẽ có thể hiểu được và tránh né những loại nhạc nào đó.) Với những ám ảnh sợ khác (thí dụ, sợ rắn, nhện, sợ bay, sợ độ cao, thang máy...), melophobia bao gồm những phản ứng lo sợ trước một số kích thích cụ thể. Trong trường hợp của Freud, kích thích này là âm nhạc. Khi tiếp xúc với âm nhạc trong khi đang ở thị trấn ở Vienna hoặc Munich, phản ứng tự động của ông là ngay lập tức đặt hai tay lên tai để ngăn chặn âm thanh. Điều gì có thể gây ra một phản ứng tiêu cực như vậy?
Một lời giải thích khả thi cho melophobia là đôi khi âm nhạc – hoặc là tất cả các loại nhạc hoặc một số bản nhạc – có liên quan tiêu cực về mặt tâm lý với một sự kiện hoặc một khoảng thời gian sang chấn tâm lý trong quá khứ của một người. Một cách giải thích theo trường phái Freud gần như chắc chắn sẽ kết luận rằng âm nhạc kích thích mọt số ký ức hoặc nội dung cảm xúc phức tạp thuộc vô thức bị kìm nén, mà người đó cảm thấy bị thôi thúc phải tránh ý thức về nó bằng mọi giá. Nhưng hãy tiến thêm một bước nữa: Điều gì xảy ra nếu sự không thích và né tránh hoặc thậm chí căm ghét âm nhạc của một người bắt nguồn từ một nỗi sợ bản thân cái vô thức? Hoặc sợ “điều phi lý”?
Ví dụ, tôi từng điều trị cho một bệnh nhân trầm cảm rất hay nổi giận nhưng thường xuyên kìm nén cơn giận, mặc cho hứng thú mạnh mẽ về văn chương, phim và nghệ thuật sân khấu, nhưng anh ấy không thể đọc, tham dự hoặc xem những tác phẩm nào có chiều sâu và cường độ cảm xúc. Anh sẽ tránh đặt bản thân ở vào những tình huống đó. Và khi làm vậy, anh sẽ tách khỏi những cảm xúc của anh, làm tê liệt và ngăn không cho anh có quan hệ với tài liệu đó ngoài vẻ ngoài của nó. Bệnh nhân của tôi cảm thấy tê liệt với nỗi lo bởi những hoạt động nghệ thuật kích thích anh cả về mặt lý trí và cảm xúc, gợi ra những niềm đam mê mãnh liệt của anh và đem đến một số cảm giác của ý nghĩa và mục đích. Anh ấy sợ rằng nếu anh cho phép những bức tường phòng vệ tự xây của anh được xuyên qua bởi vẻ đẹp và sức mạnh của nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc và văn chương thì anh có thể đánh mất tất cả quyền kiểm soát bản thân anh, trở nên điên khùng, nổi quạu. Vì vậy anh cẩn thận tránh xa những tình huống đó, che giấu tính nhạy cảm với nghệ thuật của anh đằng sau một con người thô lỗ, làm nghèo chất lượng sống của anh và bỏ đói tâm hồn anh. Khi chúng ta thường xuyên chối bỏ cái daimonic trong bản thân chúng ta, thì chúng ta phải loại bỏ những hoạt động, những mối quan hệ hoặc kinh nghiệm nào đe dọa đánh thức nó từ giấc ngủ vô thức của nó.
Sợ cái tính nữ cũng là một cách khác để hiểu về sự căm ghét âm nhạc của Freud. Âm nhạc nói về cảm giác, cảm xúc, đam mê, sự vô lý, trái tim, tâm hồn và gắn bó chặt chẽ với sự “nữ tính” của con người, cái mà C.G. Jung gọi là anima. Dù là một thiên tài, Freud vẫn có sự phỉ bang, ác cảm trước sự nữ tính và hiện thân của nó, phụ nữ, được biết đến trong những khái niệm gây tranh cãi của ông "hysteria" và ghen tỵ dương vật "penis envy." Ông hạ thấp giá trị của sự nữ tính trong tâm lý học của ông cũng như ở bản thân ông, và đánh giá quá cao những phẩm chất “nam tính” như tư duy, lý luận, logic, phân tích, thuyết duy lý trí và giản hóa luận khoa học. Có phải Freud sợ “cái phần nữ tính” của ông? Người phụ nữ bên trong, nhạy cảm, “hysterical” của ông? Có phải ông tránh đương đầu với anima của ông bằng cách tống âm nhạc ra khỏi thế giới của ông? (Freud bị cáo buộc là không cho chơi nhạc ở nhà, kể cả con của ông.) Hoặc giải thích theo cách khác, có phải trong vô thức Freud sợ những cảm xúc của ông ấy? Những cảm xúc mạnh mẽ sẽ bị khuấy động một cách không cố ý và vô lý trong ông bởi âm nhạc? Những cảm xúc mà ông không thể phân tích, mổ xẻ hoặc hiểu bằng lý trí? Những cảm xúc mà ông cố gắng kiểm soát bằng mọi giá? Và có phải việc thường xuyên trấn áp cái anima của ông, người phụ nữ bên trong bị ông ly dị của ông, cái phần cảm xúc vô lý bị phân tách của ông, nằm bên dưới những triệu chứng tâm lý hoặc hysteri của Freud? Theo nhà viết tiểu sử Freud, Peter Gay (1988), "Cuộc đời của Freud...là một cuộc đấu tranh để kỷ luật bản thân, kiểm soát những cơn bốc đồng và cơn thịnh nộ của ông – thịnh nộ trước những kẻ thù của ông…Freud sở hữu một trí tuệ cao ngất và sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người. Nhưng giống như tất cả chúng ta, ông ấy vẫn phải đấu tranh với những con quỷ của ông. Những sự phức tạp của ông. Âm nhạc có sức mạnh không chỉ làm bình tĩnh mà còn triệu tập những con quỷ của chúng ta. Đặc biệt là những cảm xúc, những ký ức và liên tưởng bị kìm nén rất lâu.
Âm nhạc, cũng giống như phim ảnh hoặc một cuốn sách hay, tạm thời đưa chúng ta ra khỏi những rắc rối và nỗi khổ thường ngày của chúng ta, đưa chúng ta đến một thế giới hoặc một thời đại khác. Nó có thể đem lại sự an ủi cho người cô đơn, làm giảm cảm giác cô lập và truyền tình yêu thương cho tâm hồn đang đau khổ. Nghe bản nhạc được viết từ nỗi khổ của một ai đó – tình đơn phương, sự mất mát, xui xẻo – giúp chúng ta cảm thấy bớt cô độc trong những vấn đề của chúng ta. Sự đau khổ thích có bạn đi cùng. Khi chúng ta nghe những câu chuyện bi thảm và nỗi buồn do chúng gây ra, dù là trong nhạc đồng quê, nhạc dân gian, R&B, rap hoặc rock, chúng ta cảm thấy có liên quan với người biểu diễn và cảm thấy bản thân mình như một phần của bộ lạc, tập thể, gia đình loài người. Có ai trong chúng ta đôi lúc không cảm thấy lo lắng và bối rối khi là thanh niên, nỗi đau vì mất tình yêu hoặc tình đơn phương? Do đó nghe những âm thanh đó giúp xoa dịu tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy buồn và chán nản, âm nhạc có thể nâng cao tinh thần của chúng ta, truyền cảm hứng và năng lượng. Âm nhạc làm chúng ta muốn nhảy múa. Nó có thể nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Hoặc nó có thể làm chúng ta muốn cười hoặc khóc. Và đôi lúc âm nhạc làm chúng ta cảm thấy tức giận. Ví dụ, khi Bob Dylan viết và chơi, hát những bài phản đối như "Masters of War" và " A Hard Rain's A-Gonna Fall," chúng ta cảm nhận được sự tức giận cá nhân của anh và anh đang biểu lộ hoặc hướng vào sự phẫn nộ tập thể của chúng ta. Đây là cái phân biệt giữa nghệ thuật đích thực với ý muốn nuông chiều bản thân; âm nhạc thực sự với âm thanh chói tai hoặc có tính thương mại. Bản nhạc hay nhất đến từ sự thể hiện những kinh nghiệm cá nhân, nhưng xuất hiện và nói lên cái "vô thức tập thể” theo cách gọi của Jung. Nó gõ trực tiếp vào tâm hồn chúng ta ở mức độ sâu sắc nhất và biểu lộ những mối quan tâm hiện sinh về thân phận con người, những mối quan tâm và những kinh nghiệm mà tất cả chúng ta chia sẻ. Và nó kết nối chúng ta với nhau một cách sâu sắc.
Nhưng âm nhạc còn có thể làm nhiều hơn. Âm nhạc có thể kích thích những cảm xúc, gợi lên cảm xúc hoặc gợi nhớ lại cảm xúc, cũng giống như cách tâm lý trị liệu làm. Nó có thể gợi lại những ký ức thời thơ ấu, cả tích cực và tiêu cực (sang chấn tâm lý). Không giống như cuộc trò chuyện lý trí, âm nhạc có thể đâm thủng những phòng vệ trí tuệ của chúng ta và nói trực tiếp với trái tim và tâm hồn của chúng ta. Âm nhạc nói ngôn ngữ của sự vô lý và nó không thể, như Freud phát hiện thấy, bị phân tích, mổ xẻ hoặc giải thích bằng trí tuệ. Có lẽ đây là lí do tại sao Freud, người theo chủ nghĩa duy lý, thấy âm nhạc gây nhiễu loạn: Ông (cái tôi của ông) không thể chịu được việc bị tác động bởi một thứ gì đó mà không xác định được đúng bản chất và nguyên nhân của những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ của ông. Không thể đặt âm nhạc dưới kính hiển vi phân tâm học, giản hóa luận và do đó, kiểm soát được những tác động của nó, nên Freud thấy sức mạnh bí ẩn của âm nhạc gây đe dọa sâu sắc. Nó kích thích ông theo những cách mà ông chưa sẵn sàng và chưa chuẩn bị về tâm lý để chiến đấu. Âm nhạc thường liên kết với tình yêu, sự lãng mạn và tính dục. Âm nhạc thường được sử dụng trong những mối quan hệ khiêu dâm để “tạo tâm trạng” cho tình yêu. Theo ý nghĩa này, thật kỳ lạ khi Freud, người nỗ lực nhiều hơn bất kỳ ai trong thời đại của ông để đem tình ái và tính dục con người ra ánh sáng và thoát khỏi bóng tối vô thức thời Victoria, lại ít hứng thú với âm nhạc.
Sigmund Freud, người tự xem bản thân là “không thể thưởng thức âm nhạc” không phải người duy nhất xem thường âm nhạc. Có phải Freud bị “điếc âm”? Có thể, giống như 4% dân số mắc chứng điếc âm bẩm sinh amusia: không có khả năng nhận ra nhịp điệu. Đây có thể là lí do tại sao Freud, một nhà thần kinh học, tìm cách tránh né việc liên tục bị nhắc về khiếm khuyết thần kinh này bằng cách xem thường và xua đuổi sức mạnh của âm nhạc. Có thể sự không quan tâm đến âm nhạc là một cách của Freud để bù đắp cho “mặc cảm cơ quan” theo cách gọi của Alfred Adler (1870-1937). Không phải ai cũng là một người yêu âm nhạc. Một số nhà triết học và người tri thức, bao gồm Plato từng cho rằng âm nhạc chỉ là một sự gây sao lãng và giải trí dành cho những người không thể tự giải trí, tiêu khiển, hoặc nghĩ về bản thân họ. Điều này có phần đúng. Sự thật là âm nhạc có thể trở thành một kiểu phòng vệ để chống lại sự yên lặng, sự tự xem xét nội tâm và sự cô độc hiện sinh.
Không phải mọi bản nhạc đều là nghệ thuật. Nhiều bản nhạc có thể tầm thường, vô vị và chán ngắt, hoặc dở tệ, đặc biệt khi chúng được viết hoặc chơi bởi những nhạc sỹ không có tài năng, kỹ năng và tầm thường. Âm nhạc tuyệt nhất truyền tải những cảm xúc thuần khiết và mạnh mẽ hơn hầu hết những hình thức nghệ thuật khác. Âm nhạc tệ nhất có thể vô vị, chướng tai, dung tục, vô hồn. Tuy nhiên, nghe nhạc và xem biểu diễn âm nhạc có thể thú vị, có tính giải trí. Nó đem đến cơ hội để thể hiện bản thân chúng ta thông qua một nhạc cụ, thường là không lời, theo những cách mà chúng ta có thể chưa bao giờ làm. Đó là cái khiến âm nhạc có tính trị liệu. Quả thật âm nhạc từng được dùng trong việc điều trị nỗi đau tâm lý trong hàng ngàn năm.
Hầu hết chúng ta được sinh ra với khả năng bẩm sinh để thưởng thức âm nhạc. Nó ở trong máu của chúng ta, trong DNA của chúng ta. Nó có thể được truyền cảm hứng bởi bi kịch, sự mất mát, tình yêu, niềm vui, sự bình thản, nỗi sợ, chiến tranh hoặc cơn phẫn nộ. Đây là điều mà âm nhạc hay nhất có thể làm, và âm nhạc có thể làm điều đó tốt hơn hầu hết những hình thức nghệ thuật khác. Có lẽ Freud sợ sự phóng thích này. Có lẽ ông ấy tìm cách ngăn không cho biển cảm xúc bên trong ông tự do trôi chảy và có thể làm ngập tràn cái tôi của ông, sợ một số cơn sóng thần không thể ngăn được. Nếu vậy, điều này dường như đối lập với tín ngưỡng phân tâm học của ông: Làm cho cái vô thức trở thành ý thức. Dù nhiệm vụ này không phải lúc nào cũng có thể đạt được bằng lý trí. Nhưng nó hợp với quan điểm tương đối tiêu cực về cái vô thức, cái phi lý và sự nữ tính của Freud so với của Carl Jung.
Liệu âm nhạc có thể thay thế cho trị liệu tâm lý? Không thực sự. Nhưng âm nhạc có thể đưa chúng ta đến những nơi mà trị liệu bằng lời nói không thể. Nó đem lại sự thanh lọc cảm xúc cho cả người tạo ra và người nghe nhạc. Và tôi sẽ khẳng định rằng khả năng tạo ra và thưởng thức âm nhạc và những hình thức nghệ thuật khác không chỉ bổ sung cho tâm lý trị liệu mà một số hình thức nghệ thuật còn trở thành liệu pháp tốt nhất khi việc điều trị kết thúc.
Cuối cùng, sự không thích âm nhạc và tôn giáo, tâm linh của Freud phải được xem xét nghiêm túc. Chúng có liên quan với nhau? Âm nhạc từ lâu từng có liên quan với tôn giáo và tâm linh, đối chọi với khoa học. Và đây là vì âm nhạc gợi lên tính tâm linh, sự bí ẩn, sự siêu việt, sự không nói lên được, sự kinh ngạc, đó là lí do tại sao nó từng là một phần của những nghi lễ shaman, cầu nguyện và những nghi thức tôn giáo trong đạo Do thái, đạo Phật, đạo Ấn, đạo Cơ đốc. Freud chối bỏ khía cạnh “phi lý” này của bản thân ông, những thiên hướng tâm linh, bí ẩn của ông, tín ngưỡng của ông, đấu tranh một cách ngoan cố để loại bỏ chúng khỏi khoa học phân tâm học thuần lý của ông. Nhưng, như Jung chỉ ra, thứ mà chúng ta cố gắng tống chúng ta khỏi nhân cách ý thức của chúng ta sẽ không tránh khỏi việc trở thành một phần của cái “shadow”. Cũng giống như tính dục bị kìm nén ở những bệnh nhân của ông, sự kìm nén tính tâm linh của Freud có thể bộc lộ bản thân nó trong những ý nghĩ và nỗi sợ ám ảnh “phi lý” của ông. Chúng ta có thể kết luận rằng Freud sợ sức mạnh tinh thần của âm nhạc vì ông sợ khía cạnh tinh thần của bản thân ông.
Nguồn
Why We Love Music—and Freud Despised It
How could the discoverer of the "unconscious" dislike music?
Published on November 10, 2012 by Stephen A. Diamond, Ph.D. in Evil Deeds
PsychologyToday
Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học và tâm lý trị liệu, không thích hầu hết các loại nhạc. Ngoại trừ một số vở opera nhạt nhẽo, ông không đánh giá cao âm nhạc như một hình thức nghệ thuật. Quả thật, ông tránh né gần như tất cả các loại nhạc giống như tránh dịch bệnh vậy. Một người có thể suy đoán rằng Freud mắc chứng sợ âm nhạc (music phobia). Herr Doktor Freud (1914) giải thích về sự kháng cự mạnh mẽ của ông với âm nhạc:
…Tôi không am hiểu về nghệ thuật, tôi chỉ là một thường dân…Tuy nhiên, những tác phẩm nghệ thuật có một tác động mạnh mẽ lên tôi, đặc biệt những tác phẩm văn chương và điêu khắc, còn hội họa thì ít hơn…Tôi dành nhiều thời gian cho chúng, cố gắng hiểu chúng theo cách của riêng tôi… trường hợp với âm nhạc, tôi hầu như không thể có được bất kỳ niềm vui nào. Một số phần lý trí trong tôi chống lại việc bị kích thích bởi một thứ mà không biết tại sao tôi bị tác động và cái gì đã tác động đến tôi.
Tại sao một người với một sự hiểu biết sâu sắc về hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn chương, thơ và những hình thức nghệ thuật truyền thống khác lại từ chối âm nhạc? Một lý do khả thi đó là Freud, người được biết là từng bị những triệu chứng thần kinh như những ám ảnh, xu hướng ép buộc, sợ chết, mắc chứng đau nửa đầu và những cơn ngất xỉu tâm lý, cũng có thể biểu lộ chứng sợ/ghét âm nhạc (melophobia). (Một số người còn suy đoán rằng Freud mắc một chứng rối loạn hiếm gặp là bệnh động kinh musicogenic epilepsy. Trong trường hợp đó, âm nhạc, dù được chơi hoặc nghe, gây ra một sự rối loạn chức năng thần kinh, gây ra những sự co giật từ nhẹ đến nghiêm trọng và một nỗi sợ mạnh mẽ có thể hiểu được và tránh né những loại nhạc nào đó.) Với những ám ảnh sợ khác (thí dụ, sợ rắn, nhện, sợ bay, sợ độ cao, thang máy...), melophobia bao gồm những phản ứng lo sợ trước một số kích thích cụ thể. Trong trường hợp của Freud, kích thích này là âm nhạc. Khi tiếp xúc với âm nhạc trong khi đang ở thị trấn ở Vienna hoặc Munich, phản ứng tự động của ông là ngay lập tức đặt hai tay lên tai để ngăn chặn âm thanh. Điều gì có thể gây ra một phản ứng tiêu cực như vậy?
Một lời giải thích khả thi cho melophobia là đôi khi âm nhạc – hoặc là tất cả các loại nhạc hoặc một số bản nhạc – có liên quan tiêu cực về mặt tâm lý với một sự kiện hoặc một khoảng thời gian sang chấn tâm lý trong quá khứ của một người. Một cách giải thích theo trường phái Freud gần như chắc chắn sẽ kết luận rằng âm nhạc kích thích mọt số ký ức hoặc nội dung cảm xúc phức tạp thuộc vô thức bị kìm nén, mà người đó cảm thấy bị thôi thúc phải tránh ý thức về nó bằng mọi giá. Nhưng hãy tiến thêm một bước nữa: Điều gì xảy ra nếu sự không thích và né tránh hoặc thậm chí căm ghét âm nhạc của một người bắt nguồn từ một nỗi sợ bản thân cái vô thức? Hoặc sợ “điều phi lý”?
Ví dụ, tôi từng điều trị cho một bệnh nhân trầm cảm rất hay nổi giận nhưng thường xuyên kìm nén cơn giận, mặc cho hứng thú mạnh mẽ về văn chương, phim và nghệ thuật sân khấu, nhưng anh ấy không thể đọc, tham dự hoặc xem những tác phẩm nào có chiều sâu và cường độ cảm xúc. Anh sẽ tránh đặt bản thân ở vào những tình huống đó. Và khi làm vậy, anh sẽ tách khỏi những cảm xúc của anh, làm tê liệt và ngăn không cho anh có quan hệ với tài liệu đó ngoài vẻ ngoài của nó. Bệnh nhân của tôi cảm thấy tê liệt với nỗi lo bởi những hoạt động nghệ thuật kích thích anh cả về mặt lý trí và cảm xúc, gợi ra những niềm đam mê mãnh liệt của anh và đem đến một số cảm giác của ý nghĩa và mục đích. Anh ấy sợ rằng nếu anh cho phép những bức tường phòng vệ tự xây của anh được xuyên qua bởi vẻ đẹp và sức mạnh của nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc và văn chương thì anh có thể đánh mất tất cả quyền kiểm soát bản thân anh, trở nên điên khùng, nổi quạu. Vì vậy anh cẩn thận tránh xa những tình huống đó, che giấu tính nhạy cảm với nghệ thuật của anh đằng sau một con người thô lỗ, làm nghèo chất lượng sống của anh và bỏ đói tâm hồn anh. Khi chúng ta thường xuyên chối bỏ cái daimonic trong bản thân chúng ta, thì chúng ta phải loại bỏ những hoạt động, những mối quan hệ hoặc kinh nghiệm nào đe dọa đánh thức nó từ giấc ngủ vô thức của nó.
Sợ cái tính nữ cũng là một cách khác để hiểu về sự căm ghét âm nhạc của Freud. Âm nhạc nói về cảm giác, cảm xúc, đam mê, sự vô lý, trái tim, tâm hồn và gắn bó chặt chẽ với sự “nữ tính” của con người, cái mà C.G. Jung gọi là anima. Dù là một thiên tài, Freud vẫn có sự phỉ bang, ác cảm trước sự nữ tính và hiện thân của nó, phụ nữ, được biết đến trong những khái niệm gây tranh cãi của ông "hysteria" và ghen tỵ dương vật "penis envy." Ông hạ thấp giá trị của sự nữ tính trong tâm lý học của ông cũng như ở bản thân ông, và đánh giá quá cao những phẩm chất “nam tính” như tư duy, lý luận, logic, phân tích, thuyết duy lý trí và giản hóa luận khoa học. Có phải Freud sợ “cái phần nữ tính” của ông? Người phụ nữ bên trong, nhạy cảm, “hysterical” của ông? Có phải ông tránh đương đầu với anima của ông bằng cách tống âm nhạc ra khỏi thế giới của ông? (Freud bị cáo buộc là không cho chơi nhạc ở nhà, kể cả con của ông.) Hoặc giải thích theo cách khác, có phải trong vô thức Freud sợ những cảm xúc của ông ấy? Những cảm xúc mạnh mẽ sẽ bị khuấy động một cách không cố ý và vô lý trong ông bởi âm nhạc? Những cảm xúc mà ông không thể phân tích, mổ xẻ hoặc hiểu bằng lý trí? Những cảm xúc mà ông cố gắng kiểm soát bằng mọi giá? Và có phải việc thường xuyên trấn áp cái anima của ông, người phụ nữ bên trong bị ông ly dị của ông, cái phần cảm xúc vô lý bị phân tách của ông, nằm bên dưới những triệu chứng tâm lý hoặc hysteri của Freud? Theo nhà viết tiểu sử Freud, Peter Gay (1988), "Cuộc đời của Freud...là một cuộc đấu tranh để kỷ luật bản thân, kiểm soát những cơn bốc đồng và cơn thịnh nộ của ông – thịnh nộ trước những kẻ thù của ông…Freud sở hữu một trí tuệ cao ngất và sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người. Nhưng giống như tất cả chúng ta, ông ấy vẫn phải đấu tranh với những con quỷ của ông. Những sự phức tạp của ông. Âm nhạc có sức mạnh không chỉ làm bình tĩnh mà còn triệu tập những con quỷ của chúng ta. Đặc biệt là những cảm xúc, những ký ức và liên tưởng bị kìm nén rất lâu.
Âm nhạc, cũng giống như phim ảnh hoặc một cuốn sách hay, tạm thời đưa chúng ta ra khỏi những rắc rối và nỗi khổ thường ngày của chúng ta, đưa chúng ta đến một thế giới hoặc một thời đại khác. Nó có thể đem lại sự an ủi cho người cô đơn, làm giảm cảm giác cô lập và truyền tình yêu thương cho tâm hồn đang đau khổ. Nghe bản nhạc được viết từ nỗi khổ của một ai đó – tình đơn phương, sự mất mát, xui xẻo – giúp chúng ta cảm thấy bớt cô độc trong những vấn đề của chúng ta. Sự đau khổ thích có bạn đi cùng. Khi chúng ta nghe những câu chuyện bi thảm và nỗi buồn do chúng gây ra, dù là trong nhạc đồng quê, nhạc dân gian, R&B, rap hoặc rock, chúng ta cảm thấy có liên quan với người biểu diễn và cảm thấy bản thân mình như một phần của bộ lạc, tập thể, gia đình loài người. Có ai trong chúng ta đôi lúc không cảm thấy lo lắng và bối rối khi là thanh niên, nỗi đau vì mất tình yêu hoặc tình đơn phương? Do đó nghe những âm thanh đó giúp xoa dịu tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta cảm thấy buồn và chán nản, âm nhạc có thể nâng cao tinh thần của chúng ta, truyền cảm hứng và năng lượng. Âm nhạc làm chúng ta muốn nhảy múa. Nó có thể nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Hoặc nó có thể làm chúng ta muốn cười hoặc khóc. Và đôi lúc âm nhạc làm chúng ta cảm thấy tức giận. Ví dụ, khi Bob Dylan viết và chơi, hát những bài phản đối như "Masters of War" và " A Hard Rain's A-Gonna Fall," chúng ta cảm nhận được sự tức giận cá nhân của anh và anh đang biểu lộ hoặc hướng vào sự phẫn nộ tập thể của chúng ta. Đây là cái phân biệt giữa nghệ thuật đích thực với ý muốn nuông chiều bản thân; âm nhạc thực sự với âm thanh chói tai hoặc có tính thương mại. Bản nhạc hay nhất đến từ sự thể hiện những kinh nghiệm cá nhân, nhưng xuất hiện và nói lên cái "vô thức tập thể” theo cách gọi của Jung. Nó gõ trực tiếp vào tâm hồn chúng ta ở mức độ sâu sắc nhất và biểu lộ những mối quan tâm hiện sinh về thân phận con người, những mối quan tâm và những kinh nghiệm mà tất cả chúng ta chia sẻ. Và nó kết nối chúng ta với nhau một cách sâu sắc.
Nhưng âm nhạc còn có thể làm nhiều hơn. Âm nhạc có thể kích thích những cảm xúc, gợi lên cảm xúc hoặc gợi nhớ lại cảm xúc, cũng giống như cách tâm lý trị liệu làm. Nó có thể gợi lại những ký ức thời thơ ấu, cả tích cực và tiêu cực (sang chấn tâm lý). Không giống như cuộc trò chuyện lý trí, âm nhạc có thể đâm thủng những phòng vệ trí tuệ của chúng ta và nói trực tiếp với trái tim và tâm hồn của chúng ta. Âm nhạc nói ngôn ngữ của sự vô lý và nó không thể, như Freud phát hiện thấy, bị phân tích, mổ xẻ hoặc giải thích bằng trí tuệ. Có lẽ đây là lí do tại sao Freud, người theo chủ nghĩa duy lý, thấy âm nhạc gây nhiễu loạn: Ông (cái tôi của ông) không thể chịu được việc bị tác động bởi một thứ gì đó mà không xác định được đúng bản chất và nguyên nhân của những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ của ông. Không thể đặt âm nhạc dưới kính hiển vi phân tâm học, giản hóa luận và do đó, kiểm soát được những tác động của nó, nên Freud thấy sức mạnh bí ẩn của âm nhạc gây đe dọa sâu sắc. Nó kích thích ông theo những cách mà ông chưa sẵn sàng và chưa chuẩn bị về tâm lý để chiến đấu. Âm nhạc thường liên kết với tình yêu, sự lãng mạn và tính dục. Âm nhạc thường được sử dụng trong những mối quan hệ khiêu dâm để “tạo tâm trạng” cho tình yêu. Theo ý nghĩa này, thật kỳ lạ khi Freud, người nỗ lực nhiều hơn bất kỳ ai trong thời đại của ông để đem tình ái và tính dục con người ra ánh sáng và thoát khỏi bóng tối vô thức thời Victoria, lại ít hứng thú với âm nhạc.
Sigmund Freud, người tự xem bản thân là “không thể thưởng thức âm nhạc” không phải người duy nhất xem thường âm nhạc. Có phải Freud bị “điếc âm”? Có thể, giống như 4% dân số mắc chứng điếc âm bẩm sinh amusia: không có khả năng nhận ra nhịp điệu. Đây có thể là lí do tại sao Freud, một nhà thần kinh học, tìm cách tránh né việc liên tục bị nhắc về khiếm khuyết thần kinh này bằng cách xem thường và xua đuổi sức mạnh của âm nhạc. Có thể sự không quan tâm đến âm nhạc là một cách của Freud để bù đắp cho “mặc cảm cơ quan” theo cách gọi của Alfred Adler (1870-1937). Không phải ai cũng là một người yêu âm nhạc. Một số nhà triết học và người tri thức, bao gồm Plato từng cho rằng âm nhạc chỉ là một sự gây sao lãng và giải trí dành cho những người không thể tự giải trí, tiêu khiển, hoặc nghĩ về bản thân họ. Điều này có phần đúng. Sự thật là âm nhạc có thể trở thành một kiểu phòng vệ để chống lại sự yên lặng, sự tự xem xét nội tâm và sự cô độc hiện sinh.
Không phải mọi bản nhạc đều là nghệ thuật. Nhiều bản nhạc có thể tầm thường, vô vị và chán ngắt, hoặc dở tệ, đặc biệt khi chúng được viết hoặc chơi bởi những nhạc sỹ không có tài năng, kỹ năng và tầm thường. Âm nhạc tuyệt nhất truyền tải những cảm xúc thuần khiết và mạnh mẽ hơn hầu hết những hình thức nghệ thuật khác. Âm nhạc tệ nhất có thể vô vị, chướng tai, dung tục, vô hồn. Tuy nhiên, nghe nhạc và xem biểu diễn âm nhạc có thể thú vị, có tính giải trí. Nó đem đến cơ hội để thể hiện bản thân chúng ta thông qua một nhạc cụ, thường là không lời, theo những cách mà chúng ta có thể chưa bao giờ làm. Đó là cái khiến âm nhạc có tính trị liệu. Quả thật âm nhạc từng được dùng trong việc điều trị nỗi đau tâm lý trong hàng ngàn năm.
Hầu hết chúng ta được sinh ra với khả năng bẩm sinh để thưởng thức âm nhạc. Nó ở trong máu của chúng ta, trong DNA của chúng ta. Nó có thể được truyền cảm hứng bởi bi kịch, sự mất mát, tình yêu, niềm vui, sự bình thản, nỗi sợ, chiến tranh hoặc cơn phẫn nộ. Đây là điều mà âm nhạc hay nhất có thể làm, và âm nhạc có thể làm điều đó tốt hơn hầu hết những hình thức nghệ thuật khác. Có lẽ Freud sợ sự phóng thích này. Có lẽ ông ấy tìm cách ngăn không cho biển cảm xúc bên trong ông tự do trôi chảy và có thể làm ngập tràn cái tôi của ông, sợ một số cơn sóng thần không thể ngăn được. Nếu vậy, điều này dường như đối lập với tín ngưỡng phân tâm học của ông: Làm cho cái vô thức trở thành ý thức. Dù nhiệm vụ này không phải lúc nào cũng có thể đạt được bằng lý trí. Nhưng nó hợp với quan điểm tương đối tiêu cực về cái vô thức, cái phi lý và sự nữ tính của Freud so với của Carl Jung.
Liệu âm nhạc có thể thay thế cho trị liệu tâm lý? Không thực sự. Nhưng âm nhạc có thể đưa chúng ta đến những nơi mà trị liệu bằng lời nói không thể. Nó đem lại sự thanh lọc cảm xúc cho cả người tạo ra và người nghe nhạc. Và tôi sẽ khẳng định rằng khả năng tạo ra và thưởng thức âm nhạc và những hình thức nghệ thuật khác không chỉ bổ sung cho tâm lý trị liệu mà một số hình thức nghệ thuật còn trở thành liệu pháp tốt nhất khi việc điều trị kết thúc.
Cuối cùng, sự không thích âm nhạc và tôn giáo, tâm linh của Freud phải được xem xét nghiêm túc. Chúng có liên quan với nhau? Âm nhạc từ lâu từng có liên quan với tôn giáo và tâm linh, đối chọi với khoa học. Và đây là vì âm nhạc gợi lên tính tâm linh, sự bí ẩn, sự siêu việt, sự không nói lên được, sự kinh ngạc, đó là lí do tại sao nó từng là một phần của những nghi lễ shaman, cầu nguyện và những nghi thức tôn giáo trong đạo Do thái, đạo Phật, đạo Ấn, đạo Cơ đốc. Freud chối bỏ khía cạnh “phi lý” này của bản thân ông, những thiên hướng tâm linh, bí ẩn của ông, tín ngưỡng của ông, đấu tranh một cách ngoan cố để loại bỏ chúng khỏi khoa học phân tâm học thuần lý của ông. Nhưng, như Jung chỉ ra, thứ mà chúng ta cố gắng tống chúng ta khỏi nhân cách ý thức của chúng ta sẽ không tránh khỏi việc trở thành một phần của cái “shadow”. Cũng giống như tính dục bị kìm nén ở những bệnh nhân của ông, sự kìm nén tính tâm linh của Freud có thể bộc lộ bản thân nó trong những ý nghĩ và nỗi sợ ám ảnh “phi lý” của ông. Chúng ta có thể kết luận rằng Freud sợ sức mạnh tinh thần của âm nhạc vì ông sợ khía cạnh tinh thần của bản thân ông.
Nguồn
Why We Love Music—and Freud Despised It
How could the discoverer of the "unconscious" dislike music?
Published on November 10, 2012 by Stephen A. Diamond, Ph.D. in Evil Deeds
PsychologyToday