• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tại sao chúng ta thường hiểu sai những điều người khác nói

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Trong những mối quan hệ của bạn – dù đó là với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hoặc người yêu – bạn thường xuyên nói (hoặc nghe nói):” Bạn hiểu sai ý của tôi!” hoặc “Bạn không hiểu tôi!” Để đáp lại, một ai đó có thể hỏi “tại sao bạn không thể nhìn nó từ quan điểm của tôi?” Tại sao điều đó dường như quá khó để làm – và liệu nó có khả thi?

Các nhà triết học từ lâu đã nhận ra ngôn ngữ vốn mơ hồ, là một sự đại diện không hoàn hảo của những ý nghĩ và quan điểm. Chúng ta chỉ nói qua loa cái bề ngoài bằng cách nói rằng bản thân từ ngữ có những ý nghĩa khác nhau, và trật tự chúng ta xếp chúng lại với nhau thành các câu, mối liên kết chúng ta hình thành giữa chúng, làm tăng thêm nhiều tầng nghĩa, bản thân chúng thường mơ hồ. Để làm sự việc tệ hơn, các câu thường không đầy đủ - không phải về mặt ngữ pháp mà theo quan điểm của những ý tưởng. Thêm nữa, mỗi khu vực địa lý hoặc cộng đồng có tiếng lóng và viết tắt của riêng nó, làm người ngoài hoang mang.

Nhưng ngay cả những câu đơn giản và rõ ràng được trao đổi giữa những người bạn thân, gia đình hoặc người yêu chia sẻ cùng hoàn cảnh chung này, cũng thường bị hiểu sai. Kết quả là, người nghe suy ra một ý nghĩa hoặc ý định hoàn toàn khác với ý mà người nói muốn truyền tải. Đây là vì mỗi người nói dựa vào lịch sử cá nhân, những kinh nghiệm, những niềm tin và giá trị của anh ấy. Khi một người nói, thì anh ấy không phải là cái máy phát ra lời nói – mà có một con người đằng sau nó, một người đã từng sống và yêu, cười và khóc, học và quên. Và anh ấy là một người khác biệt với bạn và điều này nói về kiểu nói chuyện của anh ấy, làm tăng thêm những tầng diễn giải thường bị che giấu với người khác.

Chắc chắn là bạn đã từng sống, bạn từng yêu. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta có những kinh nghiệm khác nhau, từng tiếp xúc với những quan điểm khác nhau, từng bị tổn thương theo những cách khác nhau- và từng học được những bài học khác nhau từ đó. Mỗi lần bạn nói một điều gì đó, nó dựa vào mọi thứ bạn từng sống, và điều này cũng tương tự với người khác. Khi chúng ta nghe ai đó nói điều gì đó lố bịch, vô lý, chúng ta có thể hỏi “Làm thế nào mà anh ta có thể nói điều đó?” Nhưng để thực sự hiểu tại sao anh ta nói điều đó, cũng như những gì anh ta đã nói, bạn cần xem xét hoàn cảnh của anh ấy; một khi chúng ta cố gắng để hiểu anh ấy như một con người, chúng ta có thể cố gắng để hiểu những điều anh ấy đã nói.

Liệu điều này có khả thi – bạn có thể thực sự hiểu được bất kì ai hoàn toàn? Tất nhiên không: chúng ta có thể cố gắng rất nhiều để thấu cảm và đặt bản thân mình vào vị trí của người khác thì chúng ta cũng không bao giờ thực sự người đó. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là cố gắng để hiểu người khác và biết anh ấy đến từ đâu. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận hoặc đồng ý với anh ấy – nhưng nó giúp bạn có một quan điểm tốt hơn về những quan điểm nào mà bạn không đồng ý!

Điều này cũng có thể giúp cải thiện việc truyền thông trong mối quan hệ của bạn. Dù đó là người bạn thân, một họ hàng hoặc người yêu của bạn, bạn cảm thấy người đó gần gũi như thế nào thì anh/cô ấy vẫn là một người khác biệt. Bạn nghĩ bạn biết rõ anh ấy như thế nào thì bạn vẫn không biết được mọi thứ (bạn không thể!). Vì vậy khi anh ấy nói điều gì đó mà bạn nghe có vẻ không đúng, hoặc bạn hiểu sai điều đó, hãy nhớ rằng anh ấy đến từ một nơi mà bạn thực sự không biết.Có khả năng là họ đã bỏ sót một điều gì đó trong những điều họ nói vì họ giả định rằng bạn biết những điều họ có ý muốn nói – nhưng nếu bạn hiểu sai điều đó thì rõ ràng là bạn không hiểu ý của họ. Hoặc thậm chí tệ hơn, bạn hiểu về những điều họ nói bây giờ dựa vào một điều gì đó mà bạn đã hiểu sai từ trước, kết quả là một “quả banh hiểu sai”. Nó giống như một trò chơi điện thoại chỉ có 2 người; khi một câu bị hiểu sai thì câu tiếp theo dựa vào câu thứ nhất cũng bị hiểu sai, và tiếp tục.

Nên đổ lỗi cho ai? Đó là câu hỏi sai. Chúng ta không phải là những người nói chuyện hoàn hảo, vì ngôn ngữ là một công cụ không hoản hảo để nói chuyện/truyền thông. Mọi thứ phải được giải thích: những ý nghĩ phải được giải thích bằng những từ ngữ mà người nói sử dụng, và đến lượt những từ đó phải được giải thích trở lại thành những quan điểm bởi người nghe. Vấn đề là mọi người có một cách giải thích độc đáo, và điều này là không thể tránh khỏi. Vì vậy, đừng đổ lỗi – thay vào đó, hãy cố gắng để hiểu lẫn nhau, người đó đến từ đâu và họ thực sự muốn nói điều gì.

Và nhớ rằng cách tốt nhất để cải thiện việc truyền thông của bạn là làm nó nhiều hơn.

Nguồn

Why We Often Take Things Other People Say the Wrong Way
Why can't we seem to understand each other?
Published on March 27, 2011 by Mark D. White, Ph.D. in Maybe It's Just Me, But...
PsychologyToday
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top