• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức

Trang Dimple

New member
Xu
38
Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức

Nguyên nhân chủ quan:



- So với các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ, thì Đức là nước ít thuộc địa, khan hiếm thị trường và nguyên liệu. Đức tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất với mong muốn chia lại thị trường nhưng kết quả lại không được gì. Đức chịu thất bại nặng nề và bất mãn với trật tự Vécxai – Oasinhtơn, là nước mong muốn phá vỡ nhất trật tự thế giới này.



- Chủ nghĩa phát xít có thể mê hoặc được nhân dân Đức là do sự yếu kém và sai lầm của Đảng cộng sản Đức. Sau năm 1929, xu hướng cơ hội đã bị loại khỏi Đảng cộng sản. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Tenlơman, Đảng cộng sản Đức đã nêu ra Cương lĩnh giải phóng nhân dân Đức về mặt xã hội và dân tộc và định rõ cương lĩnh ruộng đất. Tuy đề ra được nhưng lại không có biện pháp cụ thể để phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Trong một thời gian dài, những người cộng sản Đức đã coi nhẹ vết thương tình cảm dân tộc và sự phẫn nộ của nhân dân đối với hòa ước Vecxai. Một số người đã coi nhẹ nguy cơ phát xít, cho rằng “Nước Đức không phải nước Ý”. Mặc dù ảnh hưởng của Đảng cộng sản Đức tăng lên không ngừng nhưng vẫn còn tồn tại tinh thần của nghĩa đảng phái, phản đối sự thành lập một mặt trận thống nhất với nhân dân theo Đảng xã hội dân chủ.



- Nguyên nhân chủ yếu khiến chủ nghĩa phát xít có thể nắm được chính quyền là do sự phản bội của Đảng xã hội dân chủ Đức, do chính sách liên minh giai cấp đối với giai cấp tư sản mà bọn lãnh tụ Đảng xã hội dân chủ Đức đã thực hiện: Ngay từ sau thế chiến thứ nhất, chúng đã ra sức đàn áp phong trào cách mạng vô sản. Từ 1932 đến 3-1933 Đảng cộng sản đã 4 lần kêu gọi Đảng xã hội dân chủ thống nhất hành động, nhưng đều bị cự tuyệt. Nấp dưới lí luận “Cái hại ít nhất”, các lãnh tụ Đảng xã hội dân chủ đã không chịu hợp tác với Đảng cộng sản, tạo điều kiện cho bọn phát xít từng bước hành động và lên nắm chính quyền.Như lời nhận định của Xtalin: “ Đảng xã hội dân chủ, về mặt khách quan là cánh hữu của chủ nghĩa phát xít”.




-Vai trò của Hitle với tư cách là người đứng đầu Đảng Quốc xã là một người có tài và mưu lược, đã lợi dụng sự bất mãn của quần chúng nhân dân đối với Hòa ước Vécxai, tuyên truyền kích động tư tưởng phục thù nước Đức.


Nguyên nhân khách quan:



Do sự nhượng bộ, dung túng của các nước đế quốc mà đứng đầu là Mĩ, Anh, Pháp muốn biến nước Đức thành tên lính xung kích trong việc chống Liên Xô và con đê ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản.



Xu hướng thành lập một chính quyền mạnh và lâu dài để trắng trợn đàn áp phong trào cách mạng và bành chướng xâm lược đã xuất hiện từ những năm 20 nhưng nó chưa đủ điều kiện để phát triển, phải đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 thì chủ nghĩa phát xít ở Đức mới được đẩy lên cao độ. Chủ nghĩa đế quốc và giai cấp tư bản lũng đoạn Đức đã cấu kết với nhau trong việc giúp đỡ bọn Hitle. Tuy mâu thuẫn trong nội bộ phe đế quốc rất sâu sắc nhưng từ lâu các nước này đã âm mưu chuẩn bị những hành động chống Liên Xô.Chúng trao cho nước Đức đế quốc đóng vai trò xung kích tấn công Liên Xô.



Trong những năm khủng hoảng kinh tế, giới tư bản Anh, Mĩ đã tăng cường ý muốn giải quyết vấn đề nước Đức bằng việc mau chóng thiết lập chế độ độc tài phát xít:



+ Tháng 7/1929,nhóm tư bản tài chính Moocgan họp hội nghị ở Newyork đã thông qua quyết định ủng hộ tích cực Đảng phát xít Hítle để đảng này có thể đóng vai trò to lớn trong đời sống chính trị nước Đức.



+Tháng 9/1931, một cuộc hội nghị được triệu tập gồm đại biểu 1500 xí nghiệp Mĩ ít nhiều có liên quan đến nền kinh tế Đức để bàn về việc giúp đỡ Đảng Quốc xã. Trong hội nghị này, Đảng Quốc xã được coi là “ lực lượng thực tế” duy nhất ở Đức và Hítle được coi là “ con người hùng” có thể ngăn chặn được tình hình hỗn loạn và cao trào cách mạng thế giới.



Giới tư bản Mĩ, Anh còn sử dụng báo chí để chuẩn bị dư luận cho việc tiến tới nắm chính quyền của Đảng phát xít ở Đức. Trong những năm 1930-1933, các sách báo phản động thuộc các công ty lũng đoạn Mĩ- Anh đã tuyên truyền rộng rãi luận điệu cho rằng việc Đảng phát xít nắm chính quyền ở Đức là “ khả năng duy nhất” cứu nước Đức và châu Âu khỏi “ tình trạng hỗn độn và chủ nghĩa Bôn-sê-vích”.



Được sự ủng hộ của tư bản trong và ngoài nước, Hítle và bọn phát xít đã từng bước thực hiện hành vi bành chướng xâm lược của mình, tiêu biểu là việc thôn tính Áo và Tiệp Khắc.Cùng với đó là sự nhượng bộ của các nước đế quốc trong Hội nghị Muyních tháng 9/1938.



Tháng 3/1938, Đức tiến hành thôn tính Áo bằng vũ lực và thông qua đạo luật sát nhập Áo vào Đức, vi phạm trắng trợn Hệ thống Hòa ước Vécxai. Hành động ngang ngược của Hítle đã không gặp phải bất cứ trở ngại nào đáng kể từ phía các cường quốc tư bản phương Tây. Chính phủ Anh chỉ thị không được khuyến khích Áo kháng cự, trong khi Pháp chỉ có những phản ứng yếu ớt.



Sau khi chiếm Áo, nước Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc, một vị trí đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị trên lục địa châu Âu. Để thôn tính Tiệp Khắc, Hítle đưa ra “vấn đề người Đức ở vùng Xuyđét”- một vùng đất Tây Bắc Tiệp Khắc, có khoảng 3,2 triệu người Đức cư trú. Sau những diễn biến phức tạp, Hítle nêu yêu sách về việc cắt vùng Xuyđét ra khỏi Tiệp Khắc. Tiếp tục chính sách thỏa hiệp, các cường quốc tư bản phương Tây đã gây áp lực thúc ép Tiệp Khắc chấp nhận những yêu sách của Hiítle.



Ngày 29/9/1938, hội nghị Muynich được triệu tập với sự tham dự của chính phủ Anh, Pháp, Đức và Ý để quyết định số phận của Tiệp Khắc. Theo hiệp ước, Tiệp Khắc phải cắt toàn bộ vùng Xuyđét cho Đức. Dưới sức ép của Anh và Pháp, Chính phủ Tiệp Khắc đã phải chấp nhận.



Có thể nói, hiệp ước Muyních là đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp mà các cường quốc tư bản phương Tây thi hành trong nhiều năm nhằm tránh một cuộc chiêns tranh với nước Đức phát xít và chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Chính những quyết định tại hội nghị Muyních đã dẫn đến những hậu quả nặng nề đối với bản thân hai nước Anh và Pháp. Sự thỏa hiêp của các nước này càng làm cho chủ nghĩa phát xít Đức đi xa hơn nữa trong chính sách mở rộng chiến tranh.



Ngày 15/3/1939, Hítle công khai xé bỏ Hiệp ước Muyních, chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc và chuẩn bị kế hoạch xâm lược Ba Lan.



Như vậy, chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của các nước mà tiêu biểu là Mĩ, Anh, Pháp là một trong những nguyên nhân quan trọng, tạo cơ hội cho chủ nghĩa phát xít ở Đức có điều kiện phát triển,hình thành nên lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất, báo hiệu sự bùng nổ một cuộc đại chiến thế giới đang cận kề. Đó là “ nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sôvanh nhất, đế quốc nhất của tư bản tài chính” như lời nhận định của Đimitơrốp nói về bản chất của chủ nghĩa phát xít.

Nguồn: diendankienthuc.net*


.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top