Tại sao các tế bào luôn nhỏ?

entiti_dn

New member
Xu
0
TẠI SAO CÁC TẾ BÀO LUÔN NHỎ


Hiện tượng này có ý nghĩa sinh học to lớn vì 2 lý do sau:

- Thể tích tế bào xác định khoảng hoạt động hóa học mà nó có thể hoạt động trên một đơn vị thời gian.

- Diện tích bề mặt của tế bào xác định lượng chất tế bào lấy từ môi trường ngoài và lượng sản phẩm thải ra môi trường. vì thế khi một tế bào tăng trưởng lớn hơn thì tỉ lệ giữa chất thải tạo ra và nguồn vật chất cần hấp thụ tăng nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng của diện tích bề mặt, do đó điều này giải thích tại sao những sinh vật lớn thì có nhiều tế bào nhỏ, vì khi thể tích nhỏ thì diện tích bề mặt trao đổi của chúng lớn, ở những cơ thể đa bào thì do được cấu tạo nhiều tế bào nhỏ khác nhau dẫn đến diện tích trao đổi lớn do đó chúng có thể thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống đặc biệt là vận chuyển thức ăn, oxi, thải bả đi và đến từng tế bào bên trong cơ thể sinh vật và với môi trường bên ngoài.

Nguồn: sưu tầm*


Xem thêm

Bài tập đột biến gen


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
"một tế bào tăng trưởng lớn hơn thì tỉ lệ giữa chất thải tạo ra và nguồn vật chất cần hấp thụ tăng nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng của diện tích bề mặt". Đó là lí do chính tại sao tế bào phải luôn có kích thước nhỏ. Câu trả lời của bạn còn mang tính giáo khoa. Thế nên hơi khó hiểu!
 
Đúng thật hơi khó hiểu. Theo mình là:
- Liên quan tỉ lệ S/V => ...
- Tế bào lớn thì tốn thời gian 1 chất muốn khuếch tán trong tế bào
- Tế bào phản ứng với kích thích môi trường chậm do con đường truyền tin hóa học lâu, chậm..
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top