T
Tuyền Nguyễn
Guest
1. Phong cách Hồ Chí Minh
- Ghi nhớ : Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình:
- Ga –bri- en Gác – xi – a Mác- két, nhà văn Cô- lôm –bi-a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Mác-két được nhận giải Nô-ben về văn học năm 1982.
-Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ 6 nước họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra 1 bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản trên trích từ tham luận của ông.
3.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Ghi nhớ: Bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cắp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
4.Chuyện Người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục )
- Nguyễn Dữ, người tỉnh Hải Dương. Ông sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc,Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
- Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền) : tác phẩm được viết bằng chữ Hán, khai thác các chuyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, giả sử Việt Nam. Chuyện Người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tác phẩm này.
- Ghi nhớ: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện Người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương với số phận oan nghiệt của phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến , đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện , miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình.
5.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút)
- Phạm Đình Hồ (1768- 1839), tục gọi là Chiêu Hổ, người tỉnh Hải Dương, ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạn nhà Nguyễn, Vua Vời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức, rồi lại bị triệu ra. Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí… Tất cả đều bằng chữ Hán.
Ghi nhớ:
- Vũ trung tùy bút( tùy bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn( đầu thế kỉ XIX) gồm 88 mẫu chuyện nhỏ, viết theo thẻ tùy bút. Ông bàn về các thứ lễ nghi, phong tục , tập quán,… ghi chép những việc sảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm chẳng những có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học.
- Ghi nhớ: chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh dời sóng xa hao của vua chúa và những nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
6. Hoàng Lê Nhất Thống Chí
- Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội), trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753-1788) và Ngô Thì Du( 1772-1840)
- Hoàng Lê Nhất Thống Chí: tác phẩm viết bằng chữ hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê cũng có thể xem Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất của vương triều mà còn tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi, trên đây là trích phần lớn hồi thứ mười bốn, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ghi nhớ: với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
7. Truyện Kiều –Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê ở Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc. Cha và anh từng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tâm thanh, thường gọi là Truyện Kiều.
Ghi nhớ: Nguyễn Du là thiên tài văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
8. Chị em Thúy Kiều ( trích Truyện Kiều )
- Ghi nhớ: Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ chân dung của chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
9.Cảnh ngày xuân:
- Ghi nhớ: Đoạn Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng, được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
10. Mã Giám Sinh mua Kiều
- Ghi nhớ: Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó phản ánh những thế lực tàn bạo, chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
11. Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Ghi nhớ: Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Thúy Kiều.
12. Thúy Kiều báo ân báo oán
- Ghi nhớ: Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du làm nổi bật tính cách nhân vật Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: Con người “bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”
13. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ Gia Định, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, 6 năm sau ông bị mù. Không đầu hàng số phận, ồng về Gia Định dạy học và boc62 thuốc chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào kháng chiến. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại những áng văn chương có giá trị như Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc.
Truyện Lục Vân Tiên, truyện thơ Nôm được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX
- Ghi nhớ: Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa kinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
14. Lục Vân Tiên gặp nạn(Truyện Lục Vân Tiên)
- Ghi nhớ: Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
15. Đồng Chí
- Chính Hữu(1926-2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh. Ông hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu Súng Trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm súc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
- Bài thơ Đồng Chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng Chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Ghi nhớ: Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàng cảnh nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
- Bài thơ Đồng Chí cảu Chính hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thật, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
16. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê ở tỉnh Phú Thọ, gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành gường mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình anh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tin nghịch và sâu sắc.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (sáng tác năm 1969) được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa.
- Ghi nhớ : Bài thơ của Phạm Tiến Duật đã khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang , tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
17. Đoàn thuyền đánh cá
- Huy Cận (1919-2005), tên là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Ông tham gia cách mạng từ trược năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại.
- Năm 1958, ông có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
- Ghi nhớ: bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào cảu nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
18. Bếp lửa
Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở tỉnh Hà Tây. Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây- Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
- Ghi nhớ: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời, thể hiện lòng kính yêu trân trọng của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo với hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
19. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở thành phố Huế. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được sáng tác năm 1971, khi đang ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
- Ghi nhớ: trong gian nan, vất vả của cuộc sống chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong cho con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành một công dân của một đất nước tự do. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắng bó với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
20. Ánh trăng
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Tập thơ Ánh trăng đã được giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Ghi nhớ: với giọng điệu tâm tình tự nhiên, giọng thơ giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời làm lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nhĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
21. Làng
- Kim Lân ( 1920- 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắng bó và am hiểu cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của nông dân. Năm 2001, ông được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948
- Ghi nhớ: tình yêu làng quê và lòng yêu nước; tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
22. Lặng lẽ Sa Pa
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in 1972.
- Ghi nhớ: truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
23. Chiếc lược ngà
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở Chiến trường Nam Bộ. Từ năm 1954, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Năm 2000, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ)
- Ghi nhớ: Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
24. Cố Hương
- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở tỉnh Chiết Giang. Sinh trưởng trong gia đình quan lại sa sút. Từ lúc còn bé, ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm con đường lập thân mới, ông lần lượt theo học các ngành hằng hải, địa chất rồi y học. Nhưng rồi ông dẫn thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngành y, chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”. Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất.
- Ghi nhớ: trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
25. Những đứa trẻ
-Mác –xim Go-rơ-ki (1868- 1936) là nhà văn lớn của Nga và của thế giới trong thế kỉ XX. Văn bản Những đứa trẻ trích trong chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu.
- Ghi nhớ: Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích, Mác –xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
__ ST __
- Ghi nhớ : Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình:
- Ga –bri- en Gác – xi – a Mác- két, nhà văn Cô- lôm –bi-a, sinh năm 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Mác-két được nhận giải Nô-ben về văn học năm 1982.
-Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ 6 nước họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra 1 bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản trên trích từ tham luận của ông.
3.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Ghi nhớ: Bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cắp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
4.Chuyện Người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục )
- Nguyễn Dữ, người tỉnh Hải Dương. Ông sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc,Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
- Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền) : tác phẩm được viết bằng chữ Hán, khai thác các chuyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, giả sử Việt Nam. Chuyện Người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tác phẩm này.
- Ghi nhớ: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện Người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương với số phận oan nghiệt của phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến , đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện , miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình.
5.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút)
- Phạm Đình Hồ (1768- 1839), tục gọi là Chiêu Hổ, người tỉnh Hải Dương, ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạn nhà Nguyễn, Vua Vời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức, rồi lại bị triệu ra. Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí… Tất cả đều bằng chữ Hán.
Ghi nhớ:
- Vũ trung tùy bút( tùy bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn( đầu thế kỉ XIX) gồm 88 mẫu chuyện nhỏ, viết theo thẻ tùy bút. Ông bàn về các thứ lễ nghi, phong tục , tập quán,… ghi chép những việc sảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm chẳng những có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học.
- Ghi nhớ: chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh dời sóng xa hao của vua chúa và những nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh bằng một lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
6. Hoàng Lê Nhất Thống Chí
- Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội), trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753-1788) và Ngô Thì Du( 1772-1840)
- Hoàng Lê Nhất Thống Chí: tác phẩm viết bằng chữ hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê cũng có thể xem Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất của vương triều mà còn tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi, trên đây là trích phần lớn hồi thứ mười bốn, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ghi nhớ: với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
7. Truyện Kiều –Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê ở Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc. Cha và anh từng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tâm thanh, thường gọi là Truyện Kiều.
Ghi nhớ: Nguyễn Du là thiên tài văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
8. Chị em Thúy Kiều ( trích Truyện Kiều )
- Ghi nhớ: Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ chân dung của chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
9.Cảnh ngày xuân:
- Ghi nhớ: Đoạn Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng, được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
10. Mã Giám Sinh mua Kiều
- Ghi nhớ: Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó phản ánh những thế lực tàn bạo, chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
11. Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Ghi nhớ: Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Thúy Kiều.
12. Thúy Kiều báo ân báo oán
- Ghi nhớ: Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du làm nổi bật tính cách nhân vật Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: Con người “bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”
13. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ Gia Định, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi, 6 năm sau ông bị mù. Không đầu hàng số phận, ồng về Gia Định dạy học và boc62 thuốc chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào kháng chiến. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại những áng văn chương có giá trị như Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc.
Truyện Lục Vân Tiên, truyện thơ Nôm được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX
- Ghi nhớ: Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Chiểu được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa kinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
14. Lục Vân Tiên gặp nạn(Truyện Lục Vân Tiên)
- Ghi nhớ: Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
15. Đồng Chí
- Chính Hữu(1926-2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh. Ông hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu Súng Trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm súc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
- Bài thơ Đồng Chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng Chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
- Ghi nhớ: Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu thể hiện thật tự nhiên bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàng cảnh nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
- Bài thơ Đồng Chí cảu Chính hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thật, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
16. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê ở tỉnh Phú Thọ, gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành gường mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình anh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tin nghịch và sâu sắc.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (sáng tác năm 1969) được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa.
- Ghi nhớ : Bài thơ của Phạm Tiến Duật đã khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang , tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
17. Đoàn thuyền đánh cá
- Huy Cận (1919-2005), tên là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Ông tham gia cách mạng từ trược năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại.
- Năm 1958, ông có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
- Ghi nhớ: bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào cảu nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
18. Bếp lửa
Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở tỉnh Hà Tây. Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây- Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
- Ghi nhớ: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời, thể hiện lòng kính yêu trân trọng của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo với hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
19. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở thành phố Huế. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được sáng tác năm 1971, khi đang ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
- Ghi nhớ: trong gian nan, vất vả của cuộc sống chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong cho con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành một công dân của một đất nước tự do. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắng bó với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.
20. Ánh trăng
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Tập thơ Ánh trăng đã được giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Ghi nhớ: với giọng điệu tâm tình tự nhiên, giọng thơ giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời làm lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nhĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
21. Làng
- Kim Lân ( 1920- 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắng bó và am hiểu cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của nông dân. Năm 2001, ông được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948
- Ghi nhớ: tình yêu làng quê và lòng yêu nước; tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
22. Lặng lẽ Sa Pa
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh in 1972.
- Ghi nhớ: truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
23. Chiếc lược ngà
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở Chiến trường Nam Bộ. Từ năm 1954, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Năm 2000, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ)
- Ghi nhớ: Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
24. Cố Hương
- Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở tỉnh Chiết Giang. Sinh trưởng trong gia đình quan lại sa sút. Từ lúc còn bé, ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm con đường lập thân mới, ông lần lượt theo học các ngành hằng hải, địa chất rồi y học. Nhưng rồi ông dẫn thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngành y, chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”. Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất.
- Ghi nhớ: trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
25. Những đứa trẻ
-Mác –xim Go-rơ-ki (1868- 1936) là nhà văn lớn của Nga và của thế giới trong thế kỉ XX. Văn bản Những đứa trẻ trích trong chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu.
- Ghi nhớ: Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích, Mác –xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
__ ST __