TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN 11 HỌC KỲ II
BÀI 1: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích “Vũ Như Tô”)
Nguyễn Huy Tưởng
1. Tác giả & tác phẩm
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch.
Tác phẩm chính : Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao - Lạng (kí, 1951)...
Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517.
Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng Đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện...”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng Đài. Nhưng Cửu Trùng Đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.
Đoạn trích thuộc hồi V của vở kịch, cảnh diễn ra trong cung cấm. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài đã khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Trịnh Duy Sản đã lợi dụng tình hình dấy binh nổi loạn. Nhân dân, binh lính và thợ xây dựng Cửu Trùng Đài đã nổi dậy. Chúng bắt giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm và huỷ diệt Cửu Trùng Đài.
2/ Phân tích
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là một vấn đề rất phức tạp. Nghệ thuật và cuộc sống không thể tách rời nhau là điều đương nhiên nhưng chúng quan hệ với nhau như thế nào là điều được nhiều người quan tâm. Cuộc tranh luận giữa hai trường phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” là cố gắng của các nhà nghiên cứu để xác định mối quan hệ này. Các nhà văn Việt Nam sau này cũng vẫn cố gắng không ngừng để lí giải quan niệm của mình. Với kịch Vũ Như Tô, một mặt nào đấy cũng là cố gắng và quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Vũ Như Tô là một vở bi kịch. Nhân vật chính là một người nghệ sĩ đầy tài năng và tâm huyết với khát vọng sáng tạo nghệ thuật rất lớn và chân chính. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề lớn, đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô là một tài năng nhưng chính vì không giải quyết được mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông đã thất bại.
Đoạn trích tái hiện cuộc nổi dậy của binh lính và dân chúng dưới sự cầm đầu của Lê Duy Sản. Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài theo lời khuyên của Đan Thiềm với mục đích xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật. Đó là mục đích nghệ thuật của người nghệ sĩ. Còn điều mà nhân dân và binh lính trông thấy ngay trước mắt là Vũ Như Tô đang dùng công sức và xương máu của nhân dân để phục vụ mục đích ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân Lê Tương Dực.
Chỉ là một trích đoạn nhưng đoạn kịch này cũng có kết cấu như một vở kịch : có thắt nút (mâu thuẫn), xung đột, cao trào và mở nút. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào, rồi giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch.
Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật. Trông coi việc xây Cửu Trùng Đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống. Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn. Đây cũng chính là phần thắt nút của đoạn kịch.
Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu Trùng Đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, là biểu hiện của sự ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân. Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa Vũ Như Tô và những người nổi dậy. Đan Thiềm và Như Tô là hai người tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng Đài, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ.
Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã nói lên một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Đồng thời, thái độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc. Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trình kiến trúc này. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả.
Đoạn trích có đủ các yếu tố của một vở kịch : biến cố, xung đột và giải quyết xung đột. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào. Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai.
Đan Thiềm và Vũ Như Tô vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biết tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật. Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật lớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đối với nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể là nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động.
Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.
Nam Cao từng nói : “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” để khẳng định nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và vì cuộc sống. Về một phương diện nào đó, với kịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sự nhất trí với quan niệm của Nam Cao.
BÀI 2: TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
Trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”)
U. Sếch-xpia
1.Tác giả & tác phẩm
Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở Tây Âu. Quê ông là thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn, miền tây nam nước Anh. Cha ông là một thương gia. Sếch-xpia sớm phải vất vả kiếm sống. Từ một chân giữ ngựa ở rạp hát đến người nhắc vở rồi diễn viên và cuối cùng trở thành nhà viết kịch nổi tiếng.
Sếch-xpia để lại 37 vở kịch bao gồm cả ba thể loại : kịch lịch sử (Vua Hen-ri VI, Vua Giôn,...) ; hài kịch (Chàng thương gia thành Vơ-ni-dơ, Đêm thứ mười hai,...) ; bi kịch (Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Hăm-let,...). Ông còn viết truyện thơ và làm thơ.
Tóm tắt vở kịch
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Sếch-xpia. Ở thành Vê-rô-na nước Ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Môn-ta-ghiu yêu Giu-li-ét, con gái họ Ca-piu-lét. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc cãi lộn, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-ét và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li-ét ép nàng phải lấy bá tước Pa-rít. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lâu-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó : tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết ; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Mông-ta-ghiu lại đến trước báo tin nàng Giu-li-ét đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-ét tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp.
Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật chính và sự hoà giải của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của tác phẩm lại thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả đối với sự chiến thắng của lí tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tình yêu say đắm thuỷ chung của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và thù địch của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.
Đoạn trích thuộc lớp 2, hồi II của vở kịch. Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau và họ đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Rô-mê-ô khi biết Giu-li-ét là con gái nhà Ca-piu-lét đã nói : “Nàng là người họ Ca-piu-lét sao ? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nằm trong tay người thù”. Còn Giu-li-ét thì bảo nhũ mẫu : “Nếu chàng có vợ rồi thì có lẽ nấm mồ kia sẽ là giường cưới của ta”. Và khi biết Rô-mê-ô là con nhà Môn-ta-ghiu, nàng đã thốt lên :
Một mối thù sinh một mối tình
Vội chi sớm gặp, biết đành muộn sao !
Tình đâu trắc trở gian lao
Hận thù mà hoá khát khao ân tình.
Những lời này của Giu-li-ét cũng chính là linh cảm cho mối tình đầy ngang trái của họ. Đêm về cả hai đều không ngủ được. Rô-mê-ô liều mình trèo vào tường nhà Ca-piu-lét dù biết rằng mình có thể bị giết chết. Và tình cờ chàng đã nghe được những lời tâm sự của Giu-li-ét. Đoạn trích là cuộc gặp gỡ của đôi trẻ sau đêm dạ hội ấy.
2/ Phân tích
Uy-li-am Sếch-xpia là tác gia tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với những quan hệ “trả tiền ngay” rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của ông như Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ô-ten-lô… Sếch-xpia luôn lên tiếng ngợi ca con người và đòi quyền sống, quyền tự do đích thực cho họ. Nhân vật của Sếch-xpia là những con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống bằng chính trái tim của mình, dám cất lên tiếng nói thể hiện khát vọng của mình, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng buộc xã hội. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là đại diện tiêu biểu cho những con người ấy.
Trong suốt thời trung cổ, cả châu Âu chìm trong đêm tối của chế độ phong kiến và nhà thờ. Mọi quyền tự do của con người dường như đều bị tước bỏ. Tư tưởng nhân văn cao đẹp của nền văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại đều bị chìm trong đống đổ nát của những thành tựu văn hoá từng phát triển rực rỡ. Thời cổ đại người ta ngợi ca con người bao nhiêu thì thời trung cổ con người bị vùi dập bấy nhiêu. Phong trào văn nghệ Phục hưng ra đời đã đánh thức khát vọng của con người, đề cao con người và khẳng định con người là cao quý nhất. Hoàng tử Hăm-lét, nhân vật chính của vở kịch Hăm-lét, đứa con tinh thần yêu quý của Sếch-xpia, đã có một phát ngôn bất tử về con người : “Kì diệu thay là con người, về vẻ đẹp nó sánh ngang với thần thánh, trí tuệ sánh ngang với thượng đế. Con người thật là kì diệu, là trung tâm của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Con người phải được thoả mãn mọi nhu cầu vốn có như ăn, uống, ngủ, nghỉ, các sinh hoạt trần thế, sự hiểu biết và sự phát triển về mặt trí tuệ”. Phát ngôn này là sự kế tục tinh thần của Prô-ta-gô-rốt, nhà triết học cổ đại Hi Lạp : “Con người là thước đo của vạn vật”, là tư tưởng chung của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Hi Lạp cổ đại và cũng chính là tư tưởng chủ đạo của văn học thời Phục hưng. Là tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng Anh, Sếch-xpia đã thể hiện sâu sắc tư tưởng này trong tác phẩm của mình. Sự vĩ đại của Sếch-xpia là sản phẩm của sự kết hợp giữa tài năng, sự hiếu học, sự phát triển rực rỡ của thời đại Phục hưng và hiện thực xã hội Anh cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Với sự thắng thế của tinh thần nhân văn chủ nghĩa, văn học Phục hưng giai đoạn đầu luôn vui tươi và tràn đầy tinh thần lạc quan. Nhưng đến giai đoạn sau, tinh thần lạc quan ấy giảm dần bởi sự hiện hữu lạnh lùng của những quan hệ tư sản mới. Những mâu thuẫn giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực xã hội đầy phức tạp của buổi giao thời giữa phong kiến và tư bản đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong sáng tác của các nhà văn Phục hưng. Và Sếch-xpia là đại diện tiêu biểu nhất.
Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Sếch-xpia cũng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, trước năm 1600, sáng tác của nhà văn mang âm hưởng lạc quan, đây là thời kì của những vở hài kịch. Giai đoạn sau, từ năm 1600 trở đi, chủ yếu ông sáng tác bi kịch. Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết khoảng 1594 đến 1595, có thể coi là gạch nối tư tưởng hai giai đoạn sáng tác của ông. Tuy là một bi kịch tình yêu, kết thúc là cái chết của hai nhân vật chính nhưng vở bi kịch này không để lại âm hưởng thê thảm như những vở bi kịch ở giai đoạn sau.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi vì vậy dù đã dịch sang văn xuôi nhưng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vẫn là những câu văn vần rất uyển chuyển, nhịp nhàng tạo cho đoạn trích một sức hấp dẫn đặc biệt. Dù là độc thoại hay đối thoại, lời thoại của các nhân vật đều rất giàu chất thơ, có vần điệu.
Sau cuộc gặp gỡ ở buổi dạ hội, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều đã mang trong mình mối sầu tương tư. Và như người ta vẫn nói, khi hai ánh mắt đã gặp nhau, trái tim đã đồng điệu là lúc hai tâm hồn đã thuộc về nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai người như thế. Vì vậy, họ mới có chung một cảm xúc và không hò hẹn, họ đã cùng nhau than thở dưới trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét. Những lời độc thoại và đối thoại của đôi trai gái trong Tình yêu và thù hận đã thể hiện họ là những con người biết yêu thương bằng chính trái tim mình.
Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 gồm sáu lời thoại đầu. Hai người tự nói bộc lộ cảm xúc của mình. Chính tình huống kịch này đã làm tăng tính chất chân thành, say đắm của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Phần 2 là cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người. Đoạn trích tập trung thể hiện nội dung chính là : mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ không cản trở được hai trái tim yêu mà chỉ làm họ say đắm hơn mà thôi. Họ sẵn sàng vượt lên tất cả để được yêu nhau.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét đại diện cho những con người khao khát tự do và hạnh phúc. Họ sẵn sàng vượt lên hàng rào ấy để giành lấy tự do, hạnh phúc cho riêng mình. Họ sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để được đến bên nhau. Hành động này không phải là sự vô tình của kẻ dám từ chối gia đình mình, mà đó là sự từ chối những thành kiến vô lí. Giu-li-ét nói : “chàng hãy thề là chàng yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa”. Và Rô-mê-ô : “Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”. Những lời tha thiết ấy của hai người đã chứng tỏ tình yêu say đắm của họ. Đó là một mối tình trong sáng và mãnh liệt. Dưới ánh mắt của chàng Rô-mê-ô đang yêu, Giu-li-ét đẹp và dịu hiền hơn tất cả. Với chàng, “nàng Giu-li-ét là mặt trời”. Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét : “chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Lời thoại dài nhất của Rô-mê-ô trong đoạn trích là lời ca ngợi vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét còn lời thoại dài nhất của Giu-li-ét là đoạn bộc lộ tình yêu say đắm của nàng với Rô-mê-ô. Chính lời thoại này của Giu-li-ét thể hiện tư tưởng cốt lõi của đoạn trích : "Mông-ta-ghiu là cái gì nhỉ ? [...] thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười.”
Rô-mê-ô vượt tường rào vào vườn nhà Giu-li-ét chỉ vì nhớ nàng không thể ngủ được. Tình yêu đã làm chàng quên đi rằng vì mối thù truyền kiếp chàng có thể bị giết chết nếu bị người nhà Ca-piu-lét bắt. Khát vọng yêu là khát vọng của muôn đời và của mọi dân tộc. Trong văn học Việt Nam, nàng Kiều dám vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến vườn Lãm Thuý thề nguyền cùng chàng Kim trong một đêm trăng :
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
thì bên khung cửa sổ tràn đầy ánh trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét vượt qua mối thù địch của hai dòng họ cũng thề nguyền cùng nhau với những lời tha thiết. Cuộc thề hẹn dưới trăng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã đánh thức khát vọng sống của cả thời đại. Tình yêu của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Lời của Rô-mê-ô đã trực tiếp thể hiện điều này, “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu ; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu ; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm…”. Cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích đã khẳng định rằng tình yêu có thể vượt lên tất cả. Và chỉ tình yêu có quyền lên tiếng trong trái tim hai người đang yêu. Tuy đoạn trích không có những xung đột đầy kịch tính như các hồi kịch khác nhưng tính kịch vẫn được thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ và hành động kịch, đó là hoàn cảnh đầy bất trắc, là cảm xúc yêu thương mãnh liệt, là những băn khoăn trước sự trái ngang của tình yêu.
Với một giọng văn thấm đẫm chất thơ và cảm hứng lãng mạn, Sếch-xpia đã tạo nên một đêm trăng thề hẹn thật trữ tình. Tình yêu trong sáng thuần khiết của đôi trẻ đặt bên cạnh mối thù hận truyền kiếp làm cho mối thù ấy trở nên vô nghĩa và mang đầy tính chất phản nhân văn. Ngôn ngữ kịch của Sếch-xpia vốn rất giàu nhạc tính và hình ảnh với những lối ví von so sánh rất gợi cảm, nhất là những câu Rô-mê-ô miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét. Mặc dù đã dịch sang văn xuôi nhưng đó vẫn là những câu văn uyển chuyển, gợi cảm và thấm đẫm chất thơ. Ngôn ngữ đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét tràn đầy tình yêu thương, nó thể hiện sự đồng điệu tâm hồn của hai người trẻ tuổi. Chỉ một lần gặp nhau với thời gian ngắn ngủi nhưng dường như họ đã hiểu hết những điều người kia muốn nói.
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tuy gặp nhiều trở ngại nhưng họ đều đã dũng cảm vượt qua, và đến cái chết cũng không chia lìa được họ. Cái chết của hai người đã thức tỉnh và hoá giải được mối thù của hai dòng họ. Tình yêu của họ đã làm được điều mà chính quyền lực của Vương chủ thành Vê-rô-na cũng không làm được. Mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành một huyền thoại tình yêu thật đẹp, là tình yêu lí tưởng cho toàn nhân loại. Cho đến nay con người vẫn khao khát một tình yêu như thế.
BÀI 3: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị. Thơ văn của ông có sức chiến đấu mạnh mẽ, "đọc thơ văn Phan Bội Châu, lí trí chưa kịp nhận thức và tán thành thì ngó lại, trái tim đã bị nó hoàn toàn chinh phục rồi". Giá trị của thơ văn Phan Bội Châu chính là ở cảm xúc cách mạng chân thành, sôi nổi. Ông nói thẳng và cổ vũ trực tiếp cho cách mạng. Bài thơ Xuất dương lưu biệt thể hiện những nét đặc sắc của phong cách thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Phan Bội Châu.
Sinh ra và lớn lên vào thời kì nhạy cảm nhất của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu chứng kiến cảnh dân tộc lần lượt rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp. Ông cũng được chứng kiến sự thất bại của phong trào Cần vương nhưng cũng lại được sống trong không khí đổi mới do ảnh hưởng của Tân thư đang truyền vào Việt Nam một cách mạnh mẽ. Năm 1905, sau khi Duy tân hội được thành lập, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước. Xuất dương lưu biệt được sáng tác trong buổi chia tay lên đường.
1. Tác giả & tác phẩm
Phan Bội Châu (1867 -1940) là nhà yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam -người từng được đánh giá là "bậc anh hùng, vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng" (Nguyễn ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu). Ông là đại diện đầu tiên tiêu biểu nhất cho đội ngũ các nhà cách mạng biết dùng thơ văn như một thứ vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất. Cuộc đời của Phan Bội Châu là một minh chứng cho lí tưởng "chí nam nhi" của các bậc quân tử phương Đông. Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị. Thơ ông thể hiện một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi của một người mà lí tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Suốt những năm trai trẻ đến những ngày làm "ông già Bến Ngự", Phan Bội Châu luôn nung nấu trong lòng khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng một đất nước dân chủ tiến bộ.
Lưu biệt khi xuất dương thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX : ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào. Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, tác giả đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam ở thời điểm cam go nhất.
2.Phân tích
Lưu biệt khi xuất dương được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Hình thức cổ điển nhưng tứ thơ, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người.
Bài thơ là sự nối tiếp xuất sắc cảm hứng về chí làm trai của văn học truyền thống từ thời Phạm Ngũ Lão đến Nguyễn Công Trứ :
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
(Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.)
Hai câu thơ đã thể hiện một lí tưởng đẹp của con người. Con người phải làm chủ bước đi của lịch sử, phải tích cực tham gia vào sự vận động của thế sự. Mở rộng ra nghĩa là con người phải chủ động trước hoàn cảnh. "Làm trai" là khẳng định chí khí của thanh niên nói chung, chứ thực ra, Phan Bội Châu không phải là người có tư tưởng bảo thủ "trọng nam khinh nữ". Trong Trùng Quang tâm sử, ông đã thể hiện tư tưởng tiến bộ của mình qua việc xây dựng một số hình tượng người phụ nữ anh hùng, có chí khí như cô Chí (Tỏ mặt anh thư). Mở đầu bằng việc khẳng định lí tưởng truyền thống, tác giả đã tạo nên tâm thế để tiếp tục khẳng định :
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.
(Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai ?)
Một lời khẳng định dứt khoát, đầy khí phách về sức mạnh của con người trước càn khôn. ý thức về cái Tôi đã được tác giả tận dụng triệt để bằng cách tạo nên thế đứng đặc biệt : sự ngang hàng giữa "tớ" và “khoảng trăm năm". Đây không phải là sự đề cao cái Tôi một cách bi quan hay cực đoan như ở một số nhà thơ mới sau này mà là sự khẳng định trách nhiệm của mỗi người, nhất là thanh niên, đối với vận mệnh dân tộc. Câu thơ cũng là lời giục giã, đánh thức tinh thần đấu tranh của con người. Là lãnh tụ cách mạng đầy tâm huyết, Phan Bội Châu là người luôn có ý thức kêu gọi mọi người cùng góp sức tranh đấu. Để đánh thức tầng lớp thanh niên những năm đầu thế kỉ XX đang bị ru ngủ bởi những trò tiêu khiển được du nhập từ phương Tây, ông đã viết Bài ca chúc tết thanh niên (1927). Chính từ ảnh hưởng của bài thơ này mà đã có rất nhiều thanh niên ra đi tìm đường cứu nước.
Sau khi khẳng định chí nam nhi, nhà thơ lại nói đến trách nhiệm đối với dân tộc của mỗi người. Tấm lòng và nhân cách cao đẹp của một nhà nho, một con người chân chính đã thể hiện ở đây :
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si !
(Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !)
Hai câu luận vẫn tiếp tục được viết dưới hình thức đối ngẫu quen thuộc của thơ cổ điển, nó vừa khẳng định khí tiết vừa là quyết tâm của người chiến sĩ. Vào thời buổi đó của đất nước, ra đi tìm đường cứu nước là lí tưởng đúng đắn. Lúc này, khi dân tộc đã mất tự do, chủ quyền đất nước bị xâm hại, thì việc đầu tiên, cần thiết nhất không phải ngồi đó để học thứ văn chương cử tử nữa. Câu thơ không có ý chê bai hay bài xích chuyện học đạo thánh hiền mà chỉ có ý khuyên con người ta phải sống với thời cuộc. Nước mất thì nhà tan, thân nô lệ làm sao mà thực hiện được đạo thánh hiền. Câu thơ còn thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ. Đất nước tao loạn, dân chúng lầm than, đói khổ, đạo đức xã hội suy đồi khiến những con người có trách nhiệm với dân tộc phải suy nghĩ mà đau lòng. Trên thực tế, khi thực dân Pháp vào xâm lược đất nước ta, văn hoá phương Tây vốn rất xa lạ với người phương Đông đã ồ ạt tràn vào Việt Nam, mang theo nhiều điều mới mẻ nhưng cũng không ít rác rưởi. Nó đã gây nên sự xáo trộn ghê gớm trong nền đạo đức, luân lí xã hội. Và trở thành nỗi đau đời của các nhà nho vốn coi trọng "tam cương ngũ thường". Non sông bị chà đạp, dân tộc mất tự do, nền luân lí, đạo đức xã hội bị đảo lộn đã khiến những người có trách nhiệm với dân tộc như Phan Bội Châu đau lòng. Những từ như tử (chết), nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu) đã thể hiện thái độ khinh thường của tác giả đối với những kẻ tự ru ngủ mình bằng cách ngồi đọc sách thánh hiền trong lúc dân tộc đang lầm than, đồng thời khẳng định khí tiết hiên ngang, bất khuất của một nhân cách cao đẹp.
Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.)
Khí thế ra đi thật hùng dũng và đầy quyết tâm, tràn trề sức mạnh. Câu thơ cuối cùng khẳng định bầu nhiệt huyết đang sục sôi của người ra đi. Hướng về phía đông (cụ thể là nước Nhật), người ra đi với một quyết tâm rất cao. Bản dịch chưa dịch hết được tinh thần của nguyên tác ở ba chữ nhất tề phi. Cái mạnh mẽ và hùng dũng, đầy nhiệt huyết và cũng tràn đầy hi vọng thể hiện ở câu thơ cuối cùng này. Hình ảnh kết thúc bài thơ hào hùng, lãng mạn, thể hiện được tư thế ra đi đầy khí phách của con người trong thời đại mới. Người ra đi đã gửi gắm bao nhiêu hi vọng vào con đường mình đã chọn.
Vẫn tiếp tục thể hiện chí làm trai của văn học truyền thống nhưng Phan Bội Châu đã mang đến cho chí khí ấy một sắc màu, một khí thế mới, hiện đại hơn. Bài thơ không chỉ có ý nghĩa động viên khích lệ thế hệ thanh niên lúc đó mà còn thể hiện một lẽ sống đẹp, là bài học làm người cho thanh niên tầng lớp hùng hậu và mạnh mẽ nhất mọi thời đại. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng đẹp về một nhà nho tiến bộ đầu thế kỉ XX với lí tưởng cứu nước, khát vọng sống, chiến đấu vì dân tộc, lòng tin và ước mơ về một tương lai tươi sáng.
Lời tạm biệt đầy nhiệt huyết, tâm thế ra đi đầy hào hứng và hiên ngang, bài thơ là khúc tráng ca của một thời đại đau thương nhưng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Và là tấm gương sáng ngời muôn thủa để người đời sau soi mình. Đó là những giá trị bất hủ của Xuất dương lưu biệt.
Bài thơ là lời mời gọi lên đường, gửi gắm một khát vọng hoài bão mãnh liệt, khẳng định tình yêu đất nước tha thiết và thôi thúc tin h thần chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của tác giả
Giọng điệu bài thơ tâm huyết sâu lắng mà sôi sục, hào hùng, cùng với bút pháp khoa trương thể hiện niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng những tư tưởng cách mạng của tác giả. Hình ảnh thơ kỳ vĩ, lớn lao kết hợp với những từ láy gây ấn tượng mạnh đã làm nổi bật được chí vá trời, lấp biển của nhà thơ Phan Bội Châu
ĐỀ VĂN THAM KHẢO:
Dàn bài chi tiết : Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt
BÀI LÀM
I/ Đặt vấn đề:
Bài thơ Xuất dương lưu biệt được sáng tác năm 1905, khi Phan Bội Châu từ biệt các bạn đồng chí lên đường tìm đường cứu nước.Tác phẩm là tiếng nói hăm hở của một trang nam nhi quyết tâm hoàn thành sự nghiệp phục quốc.
Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo truyền thống "thi dĩ ngôn chí" của thi ca phương Đông, đó cũng là dấu vết rõ nhất của con người từng theo đuổi sự nghiệp công danh, thập niên đăng hoả học chữ Thánh hiền của Phan Bội Châu. Giọng điệu, khí phách cho đến hình tượng thơ còn mang đậm dấu ấn của thi pháp trung đại nhưng về mặt tư tưởng đã đánh dấu một sự vượt thoát ra khỏi khuôn khổ suy nghĩ của một trí thức Hán học, đoạn tuyệt với tư tưởng Nho giáo về căn bản.
II/ Giải quyết vấn đề
1. Tiền giải:
Dịch thơ: Làm trai phải lạ ở trên đời - Há để càn khôn tự chuyển dời - Trong khoảng trăm năm cần có tớ - Sau này muôn thuở há không ai (Tôn Quang Phiệt dịch).
Khi viết nên những dòng thơ này, Phan Bội Châu đã bước sang tuổi 38 - lứa tuổi đã qua bao thăng trầm, chuẩn bị chớm bước vào tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" - tự tin ở chính mình. Làm trai "tam thập nhi lập", hẳn một người đã từng đậu Giải nguyên năm Canh Tý (1900) như Phan Bội Châu không phải vướng bận băn khoăn về ý nghĩa làm trai như Giải nguyên Nguyễn Công Trứ thuở xưa, mặc dù cách nói cũng cùng một kiểu: "Thông minh nhất nam tử - Yếu vi thiên hạ kỳ" (Chí nam nhi). Ông Giải San lúc ấy thừa điều kiện để đi theo con đường tiền nhân Uy Viễn tướng công, nhưng cuối cùng con đường của Phan Bội Châu lại theo một ngã rẽ khác hẳn. Chữ "kỳ" của Nguyễn Công Trứ bó hẹp trong "bút trận" - thi cử đỗ đạt làm quan, phụng sự vô điều kiện cho triều đình phong kiến. Phan Bội Châu ít nhiều chịu ảnh hưởng của quan niệm làm trai thời phong kiến nhưng trong cách nói vẫn khẳng định một cách đầy tự hào về ý thức cá nhân mạnh mẽ của mình.
Một nguời đã từng ý thức với câu thơ tâm đắc "Lập thân tối hạ thị văn chương" (Viên Mai) hẳn không chấp nhận bó mình theo quan niệm phong kiến! Bởi vậy, trong phần tiền giải này, khi nhấn mạnh vào vai trò nam tử, Phan Sào Nam chẳng qua chỉ mượn một quan niệm có sẵn nhằm khẳng định cho cái bản ngã đội trời đạp đất hào hùng của chính mình thôi, không hề có một dấu ấn của con người bổn phận theo lý tưởng làm trai phong kiến.
2. Phần hậu giải:
Dịch thơ: Non sông đã chết, sống thêm nhục - Hiền thánh còn đâu học cũng hoài - Muốn vượt biển Đông theo cánh gió - Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Điều cốt tủy trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ gửi cả vào phần hậu giải này, là bức thông điệp mà Phan Bội Châu gửi gắm lại bạn bè trước giờ lưu biệt. Đúng ra, với đề tài "lưu biệt", trong thơ xưa vốn dĩ hay nói về cảm xúc bịn rịn lưu luyến hay nỗi hận sầu của người trai "chí chưa thành, danh chưa đạt". Vậy mà Phan Bội Châu đã dành hai câu luận để nói về thời thế một cách sâu sắc: ông đạt sự sống chết, vinh - nhục của một đời trai trong mối liên hệ với vận nước, bằng tất cả nỗi đớn đau của người dân mất nước. Câu thơ thật thấm thía! Nguyên văn câu thơ chữ Hán nói về hiền thánh không hề có một chút e dè khi ông phê phán gay gắt cả một nền học cũ đã lỗi thời bằng thái độ đoạn tuyệt dứt khoát. Nước mất - dân ngu, đó chính là lời kết tội của Phan Bội Châu với cả chế độ phong kiến và giáo lý Khổng - Mạnh đã mục ruỗng. Chính sự bảo thủ ấy đã tiếp tay cho kẻ thù đặt ách thống trị lên đất nước. Khác với một Nguyễn Công Trứ bi quan yếm thế khi nếm trải "Vào trường danh lợi vinh liền nhục" để rồi ao ước "làm cây thông đứng giữa trời mà reo"; khác với một Tú Xương từng nguyền rủa chế độ thi cử và kẻ sĩ cùng thời "Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi" mà vẫn lận đận lều chõng mong được chen chân vào rồi cay cú "Tám khoa không khỏi phạm trường qui"; Phan Bội Châu đã xác định con đường khác hẳn. Hai câu kết hào hùng hiện rõ tư thế bậc đại trượng phu dám phá bung cả khuôn khổ lề thói cũ, đem đến một quan niệm làm trai mới mẻ:
Nguyện trục trường phong đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
Con người nhà thơ hiện ra giữa không gian vũ trụ mới hào hùng, phóng khoáng làm sao! Cái hào sảng của trường phong - trận gió dài, cơn gió mạnh, cái mênh mông của đông hải - gắn với chí lớn con người muốn tát cạn biển đông đã dồn nén vào một chữ "khứ" - gắn với hành trình ra đi ngùn ngụt hùng tâm tráng chí. Vang vọng trong câu thơ hào khí của bậc nữ lưu Triệu Trinh Nương thuở nào: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông, chứ không cúi đầu làm thê thiếp kẻ khác". Tâm nguyện cứu nước dù gần hai ngàn năm trước hay thời Phan Bội Châu cũng giống nhau ở ý chí không chịu cúi đầu làm nô lệ một cách nhục nhã. Phan Sào Nam đã bộc lộ ý chí cứu nước qua hình tượng thật đẹp kết lại bài thơ: Ngàn con sóng bạc nhất tề cùng bay lên, cả đất trời như đã hoà theo quyết tâm cứu nước của người anh hùng. Con đường của Phan Bội Châu là con đường hành động, thái độ của Phan Bội Châu là thái độ không cam chịu chờ thời. Không một chút do dự băn khoăn, bài thơ là dự báo về những việc kinh thiên động địa trong tương lai của người anh hùng khiến cho thực dân Pháp và bọn bán nước phải run sợ kinh hoàng.
III/ Kết thúc vấn đề:
Khép lại Xuất dương lưu biệt, người đọc nhận ra một khí phách, một nhân cách của một nhân vật lỗi lạc đầu thế kỷ XX. Bài thơ thổi một luồng sinh khí vào văn chương thời đại, mở ra những trang đầy hào khí của văn thơ yêu nước đầu thế kỷ, tiếp nối tinh thần bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập của thế kỷ trước, có giá trị động viên bao thế hệ yêu nước nối tiếp người chiến sĩ Phan Bội Châu.
BÀI 1: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích “Vũ Như Tô”)
Nguyễn Huy Tưởng
1. Tác giả & tác phẩm
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch.
Tác phẩm chính : Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao - Lạng (kí, 1951)...
Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517.
Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe doạ kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng Đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, “Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện...”. Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng Đài. Nhưng Cửu Trùng Đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.
Đoạn trích thuộc hồi V của vở kịch, cảnh diễn ra trong cung cấm. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài đã khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Trịnh Duy Sản đã lợi dụng tình hình dấy binh nổi loạn. Nhân dân, binh lính và thợ xây dựng Cửu Trùng Đài đã nổi dậy. Chúng bắt giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm và huỷ diệt Cửu Trùng Đài.
2/ Phân tích
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là một vấn đề rất phức tạp. Nghệ thuật và cuộc sống không thể tách rời nhau là điều đương nhiên nhưng chúng quan hệ với nhau như thế nào là điều được nhiều người quan tâm. Cuộc tranh luận giữa hai trường phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” là cố gắng của các nhà nghiên cứu để xác định mối quan hệ này. Các nhà văn Việt Nam sau này cũng vẫn cố gắng không ngừng để lí giải quan niệm của mình. Với kịch Vũ Như Tô, một mặt nào đấy cũng là cố gắng và quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Vũ Như Tô là một vở bi kịch. Nhân vật chính là một người nghệ sĩ đầy tài năng và tâm huyết với khát vọng sáng tạo nghệ thuật rất lớn và chân chính. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề lớn, đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô là một tài năng nhưng chính vì không giải quyết được mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông đã thất bại.
Đoạn trích tái hiện cuộc nổi dậy của binh lính và dân chúng dưới sự cầm đầu của Lê Duy Sản. Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài theo lời khuyên của Đan Thiềm với mục đích xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật. Đó là mục đích nghệ thuật của người nghệ sĩ. Còn điều mà nhân dân và binh lính trông thấy ngay trước mắt là Vũ Như Tô đang dùng công sức và xương máu của nhân dân để phục vụ mục đích ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân Lê Tương Dực.
Chỉ là một trích đoạn nhưng đoạn kịch này cũng có kết cấu như một vở kịch : có thắt nút (mâu thuẫn), xung đột, cao trào và mở nút. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào, rồi giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch.
Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật. Trông coi việc xây Cửu Trùng Đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống. Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn. Đây cũng chính là phần thắt nút của đoạn kịch.
Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu Trùng Đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, là biểu hiện của sự ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân. Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa Vũ Như Tô và những người nổi dậy. Đan Thiềm và Như Tô là hai người tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng Đài, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ.
Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã nói lên một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Đồng thời, thái độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc. Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trình kiến trúc này. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả.
Đoạn trích có đủ các yếu tố của một vở kịch : biến cố, xung đột và giải quyết xung đột. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào. Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai.
Đan Thiềm và Vũ Như Tô vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biết tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật. Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật lớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đối với nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể là nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động.
Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.
Nam Cao từng nói : “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” để khẳng định nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và vì cuộc sống. Về một phương diện nào đó, với kịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sự nhất trí với quan niệm của Nam Cao.
BÀI 2: TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
Trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”)
U. Sếch-xpia
1.Tác giả & tác phẩm
Uy-li-am Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở Tây Âu. Quê ông là thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn, miền tây nam nước Anh. Cha ông là một thương gia. Sếch-xpia sớm phải vất vả kiếm sống. Từ một chân giữ ngựa ở rạp hát đến người nhắc vở rồi diễn viên và cuối cùng trở thành nhà viết kịch nổi tiếng.
Sếch-xpia để lại 37 vở kịch bao gồm cả ba thể loại : kịch lịch sử (Vua Hen-ri VI, Vua Giôn,...) ; hài kịch (Chàng thương gia thành Vơ-ni-dơ, Đêm thứ mười hai,...) ; bi kịch (Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Hăm-let,...). Ông còn viết truyện thơ và làm thơ.
Tóm tắt vở kịch
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Sếch-xpia. Ở thành Vê-rô-na nước Ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Môn-ta-ghiu yêu Giu-li-ét, con gái họ Ca-piu-lét. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc cãi lộn, Rô-mê-ô đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-ét và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giu-li-ét ép nàng phải lấy bá tước Pa-rít. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lâu-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó : tu sĩ cho nàng một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết ; sau khi gia đình đặt thi thể nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Mông-ta-ghiu lại đến trước báo tin nàng Giu-li-ét đã tự sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-ét tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù truyền kiếp.
Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật chính và sự hoà giải của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của tác phẩm lại thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả đối với sự chiến thắng của lí tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tình yêu say đắm thuỷ chung của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và thù địch của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.
Đoạn trích thuộc lớp 2, hồi II của vở kịch. Rô-mê-ô và Giu-li-ét gặp nhau và họ đã yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Rô-mê-ô khi biết Giu-li-ét là con gái nhà Ca-piu-lét đã nói : “Nàng là người họ Ca-piu-lét sao ? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nằm trong tay người thù”. Còn Giu-li-ét thì bảo nhũ mẫu : “Nếu chàng có vợ rồi thì có lẽ nấm mồ kia sẽ là giường cưới của ta”. Và khi biết Rô-mê-ô là con nhà Môn-ta-ghiu, nàng đã thốt lên :
Một mối thù sinh một mối tình
Vội chi sớm gặp, biết đành muộn sao !
Tình đâu trắc trở gian lao
Hận thù mà hoá khát khao ân tình.
Những lời này của Giu-li-ét cũng chính là linh cảm cho mối tình đầy ngang trái của họ. Đêm về cả hai đều không ngủ được. Rô-mê-ô liều mình trèo vào tường nhà Ca-piu-lét dù biết rằng mình có thể bị giết chết. Và tình cờ chàng đã nghe được những lời tâm sự của Giu-li-ét. Đoạn trích là cuộc gặp gỡ của đôi trẻ sau đêm dạ hội ấy.
2/ Phân tích
Uy-li-am Sếch-xpia là tác gia tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với những quan hệ “trả tiền ngay” rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của ông như Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ô-ten-lô… Sếch-xpia luôn lên tiếng ngợi ca con người và đòi quyền sống, quyền tự do đích thực cho họ. Nhân vật của Sếch-xpia là những con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống bằng chính trái tim của mình, dám cất lên tiếng nói thể hiện khát vọng của mình, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng buộc xã hội. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là đại diện tiêu biểu cho những con người ấy.
Trong suốt thời trung cổ, cả châu Âu chìm trong đêm tối của chế độ phong kiến và nhà thờ. Mọi quyền tự do của con người dường như đều bị tước bỏ. Tư tưởng nhân văn cao đẹp của nền văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại đều bị chìm trong đống đổ nát của những thành tựu văn hoá từng phát triển rực rỡ. Thời cổ đại người ta ngợi ca con người bao nhiêu thì thời trung cổ con người bị vùi dập bấy nhiêu. Phong trào văn nghệ Phục hưng ra đời đã đánh thức khát vọng của con người, đề cao con người và khẳng định con người là cao quý nhất. Hoàng tử Hăm-lét, nhân vật chính của vở kịch Hăm-lét, đứa con tinh thần yêu quý của Sếch-xpia, đã có một phát ngôn bất tử về con người : “Kì diệu thay là con người, về vẻ đẹp nó sánh ngang với thần thánh, trí tuệ sánh ngang với thượng đế. Con người thật là kì diệu, là trung tâm của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Con người phải được thoả mãn mọi nhu cầu vốn có như ăn, uống, ngủ, nghỉ, các sinh hoạt trần thế, sự hiểu biết và sự phát triển về mặt trí tuệ”. Phát ngôn này là sự kế tục tinh thần của Prô-ta-gô-rốt, nhà triết học cổ đại Hi Lạp : “Con người là thước đo của vạn vật”, là tư tưởng chung của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Hi Lạp cổ đại và cũng chính là tư tưởng chủ đạo của văn học thời Phục hưng. Là tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng Anh, Sếch-xpia đã thể hiện sâu sắc tư tưởng này trong tác phẩm của mình. Sự vĩ đại của Sếch-xpia là sản phẩm của sự kết hợp giữa tài năng, sự hiếu học, sự phát triển rực rỡ của thời đại Phục hưng và hiện thực xã hội Anh cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Với sự thắng thế của tinh thần nhân văn chủ nghĩa, văn học Phục hưng giai đoạn đầu luôn vui tươi và tràn đầy tinh thần lạc quan. Nhưng đến giai đoạn sau, tinh thần lạc quan ấy giảm dần bởi sự hiện hữu lạnh lùng của những quan hệ tư sản mới. Những mâu thuẫn giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực xã hội đầy phức tạp của buổi giao thời giữa phong kiến và tư bản đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong sáng tác của các nhà văn Phục hưng. Và Sếch-xpia là đại diện tiêu biểu nhất.
Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Sếch-xpia cũng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, trước năm 1600, sáng tác của nhà văn mang âm hưởng lạc quan, đây là thời kì của những vở hài kịch. Giai đoạn sau, từ năm 1600 trở đi, chủ yếu ông sáng tác bi kịch. Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết khoảng 1594 đến 1595, có thể coi là gạch nối tư tưởng hai giai đoạn sáng tác của ông. Tuy là một bi kịch tình yêu, kết thúc là cái chết của hai nhân vật chính nhưng vở bi kịch này không để lại âm hưởng thê thảm như những vở bi kịch ở giai đoạn sau.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi vì vậy dù đã dịch sang văn xuôi nhưng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật vẫn là những câu văn vần rất uyển chuyển, nhịp nhàng tạo cho đoạn trích một sức hấp dẫn đặc biệt. Dù là độc thoại hay đối thoại, lời thoại của các nhân vật đều rất giàu chất thơ, có vần điệu.
Sau cuộc gặp gỡ ở buổi dạ hội, cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều đã mang trong mình mối sầu tương tư. Và như người ta vẫn nói, khi hai ánh mắt đã gặp nhau, trái tim đã đồng điệu là lúc hai tâm hồn đã thuộc về nhau. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là hai người như thế. Vì vậy, họ mới có chung một cảm xúc và không hò hẹn, họ đã cùng nhau than thở dưới trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét. Những lời độc thoại và đối thoại của đôi trai gái trong Tình yêu và thù hận đã thể hiện họ là những con người biết yêu thương bằng chính trái tim mình.
Đoạn trích gồm hai phần. Phần 1 gồm sáu lời thoại đầu. Hai người tự nói bộc lộ cảm xúc của mình. Chính tình huống kịch này đã làm tăng tính chất chân thành, say đắm của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Phần 2 là cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người. Đoạn trích tập trung thể hiện nội dung chính là : mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ không cản trở được hai trái tim yêu mà chỉ làm họ say đắm hơn mà thôi. Họ sẵn sàng vượt lên tất cả để được yêu nhau.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét đại diện cho những con người khao khát tự do và hạnh phúc. Họ sẵn sàng vượt lên hàng rào ấy để giành lấy tự do, hạnh phúc cho riêng mình. Họ sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để được đến bên nhau. Hành động này không phải là sự vô tình của kẻ dám từ chối gia đình mình, mà đó là sự từ chối những thành kiến vô lí. Giu-li-ét nói : “chàng hãy thề là chàng yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa”. Và Rô-mê-ô : “Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”. Những lời tha thiết ấy của hai người đã chứng tỏ tình yêu say đắm của họ. Đó là một mối tình trong sáng và mãnh liệt. Dưới ánh mắt của chàng Rô-mê-ô đang yêu, Giu-li-ét đẹp và dịu hiền hơn tất cả. Với chàng, “nàng Giu-li-ét là mặt trời”. Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét : “chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết tha nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về”. Lời thoại dài nhất của Rô-mê-ô trong đoạn trích là lời ca ngợi vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét còn lời thoại dài nhất của Giu-li-ét là đoạn bộc lộ tình yêu say đắm của nàng với Rô-mê-ô. Chính lời thoại này của Giu-li-ét thể hiện tư tưởng cốt lõi của đoạn trích : "Mông-ta-ghiu là cái gì nhỉ ? [...] thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười.”
Rô-mê-ô vượt tường rào vào vườn nhà Giu-li-ét chỉ vì nhớ nàng không thể ngủ được. Tình yêu đã làm chàng quên đi rằng vì mối thù truyền kiếp chàng có thể bị giết chết nếu bị người nhà Ca-piu-lét bắt. Khát vọng yêu là khát vọng của muôn đời và của mọi dân tộc. Trong văn học Việt Nam, nàng Kiều dám vượt qua hàng rào lễ giáo phong kiến “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến vườn Lãm Thuý thề nguyền cùng chàng Kim trong một đêm trăng :
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
thì bên khung cửa sổ tràn đầy ánh trăng trong vườn nhà Ca-piu-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét vượt qua mối thù địch của hai dòng họ cũng thề nguyền cùng nhau với những lời tha thiết. Cuộc thề hẹn dưới trăng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã đánh thức khát vọng sống của cả thời đại. Tình yêu của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng. Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Lời của Rô-mê-ô đã trực tiếp thể hiện điều này, “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu ; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu ; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm…”. Cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích đã khẳng định rằng tình yêu có thể vượt lên tất cả. Và chỉ tình yêu có quyền lên tiếng trong trái tim hai người đang yêu. Tuy đoạn trích không có những xung đột đầy kịch tính như các hồi kịch khác nhưng tính kịch vẫn được thể hiện rất rõ qua ngôn ngữ và hành động kịch, đó là hoàn cảnh đầy bất trắc, là cảm xúc yêu thương mãnh liệt, là những băn khoăn trước sự trái ngang của tình yêu.
Với một giọng văn thấm đẫm chất thơ và cảm hứng lãng mạn, Sếch-xpia đã tạo nên một đêm trăng thề hẹn thật trữ tình. Tình yêu trong sáng thuần khiết của đôi trẻ đặt bên cạnh mối thù hận truyền kiếp làm cho mối thù ấy trở nên vô nghĩa và mang đầy tính chất phản nhân văn. Ngôn ngữ kịch của Sếch-xpia vốn rất giàu nhạc tính và hình ảnh với những lối ví von so sánh rất gợi cảm, nhất là những câu Rô-mê-ô miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét. Mặc dù đã dịch sang văn xuôi nhưng đó vẫn là những câu văn uyển chuyển, gợi cảm và thấm đẫm chất thơ. Ngôn ngữ đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét tràn đầy tình yêu thương, nó thể hiện sự đồng điệu tâm hồn của hai người trẻ tuổi. Chỉ một lần gặp nhau với thời gian ngắn ngủi nhưng dường như họ đã hiểu hết những điều người kia muốn nói.
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét tuy gặp nhiều trở ngại nhưng họ đều đã dũng cảm vượt qua, và đến cái chết cũng không chia lìa được họ. Cái chết của hai người đã thức tỉnh và hoá giải được mối thù của hai dòng họ. Tình yêu của họ đã làm được điều mà chính quyền lực của Vương chủ thành Vê-rô-na cũng không làm được. Mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành một huyền thoại tình yêu thật đẹp, là tình yêu lí tưởng cho toàn nhân loại. Cho đến nay con người vẫn khao khát một tình yêu như thế.
BÀI 3: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị. Thơ văn của ông có sức chiến đấu mạnh mẽ, "đọc thơ văn Phan Bội Châu, lí trí chưa kịp nhận thức và tán thành thì ngó lại, trái tim đã bị nó hoàn toàn chinh phục rồi". Giá trị của thơ văn Phan Bội Châu chính là ở cảm xúc cách mạng chân thành, sôi nổi. Ông nói thẳng và cổ vũ trực tiếp cho cách mạng. Bài thơ Xuất dương lưu biệt thể hiện những nét đặc sắc của phong cách thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Phan Bội Châu.
Sinh ra và lớn lên vào thời kì nhạy cảm nhất của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu chứng kiến cảnh dân tộc lần lượt rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp. Ông cũng được chứng kiến sự thất bại của phong trào Cần vương nhưng cũng lại được sống trong không khí đổi mới do ảnh hưởng của Tân thư đang truyền vào Việt Nam một cách mạnh mẽ. Năm 1905, sau khi Duy tân hội được thành lập, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước. Xuất dương lưu biệt được sáng tác trong buổi chia tay lên đường.
1. Tác giả & tác phẩm
Phan Bội Châu (1867 -1940) là nhà yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam -người từng được đánh giá là "bậc anh hùng, vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng" (Nguyễn ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu). Ông là đại diện đầu tiên tiêu biểu nhất cho đội ngũ các nhà cách mạng biết dùng thơ văn như một thứ vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất. Cuộc đời của Phan Bội Châu là một minh chứng cho lí tưởng "chí nam nhi" của các bậc quân tử phương Đông. Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị. Thơ ông thể hiện một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi của một người mà lí tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Suốt những năm trai trẻ đến những ngày làm "ông già Bến Ngự", Phan Bội Châu luôn nung nấu trong lòng khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng một đất nước dân chủ tiến bộ.
Lưu biệt khi xuất dương thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX : ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào. Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, tác giả đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam ở thời điểm cam go nhất.
2.Phân tích
Lưu biệt khi xuất dương được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Hình thức cổ điển nhưng tứ thơ, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người.
Bài thơ là sự nối tiếp xuất sắc cảm hứng về chí làm trai của văn học truyền thống từ thời Phạm Ngũ Lão đến Nguyễn Công Trứ :
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
(Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.)
Hai câu thơ đã thể hiện một lí tưởng đẹp của con người. Con người phải làm chủ bước đi của lịch sử, phải tích cực tham gia vào sự vận động của thế sự. Mở rộng ra nghĩa là con người phải chủ động trước hoàn cảnh. "Làm trai" là khẳng định chí khí của thanh niên nói chung, chứ thực ra, Phan Bội Châu không phải là người có tư tưởng bảo thủ "trọng nam khinh nữ". Trong Trùng Quang tâm sử, ông đã thể hiện tư tưởng tiến bộ của mình qua việc xây dựng một số hình tượng người phụ nữ anh hùng, có chí khí như cô Chí (Tỏ mặt anh thư). Mở đầu bằng việc khẳng định lí tưởng truyền thống, tác giả đã tạo nên tâm thế để tiếp tục khẳng định :
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.
(Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai ?)
Một lời khẳng định dứt khoát, đầy khí phách về sức mạnh của con người trước càn khôn. ý thức về cái Tôi đã được tác giả tận dụng triệt để bằng cách tạo nên thế đứng đặc biệt : sự ngang hàng giữa "tớ" và “khoảng trăm năm". Đây không phải là sự đề cao cái Tôi một cách bi quan hay cực đoan như ở một số nhà thơ mới sau này mà là sự khẳng định trách nhiệm của mỗi người, nhất là thanh niên, đối với vận mệnh dân tộc. Câu thơ cũng là lời giục giã, đánh thức tinh thần đấu tranh của con người. Là lãnh tụ cách mạng đầy tâm huyết, Phan Bội Châu là người luôn có ý thức kêu gọi mọi người cùng góp sức tranh đấu. Để đánh thức tầng lớp thanh niên những năm đầu thế kỉ XX đang bị ru ngủ bởi những trò tiêu khiển được du nhập từ phương Tây, ông đã viết Bài ca chúc tết thanh niên (1927). Chính từ ảnh hưởng của bài thơ này mà đã có rất nhiều thanh niên ra đi tìm đường cứu nước.
Sau khi khẳng định chí nam nhi, nhà thơ lại nói đến trách nhiệm đối với dân tộc của mỗi người. Tấm lòng và nhân cách cao đẹp của một nhà nho, một con người chân chính đã thể hiện ở đây :
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si !
(Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài !)
Hai câu luận vẫn tiếp tục được viết dưới hình thức đối ngẫu quen thuộc của thơ cổ điển, nó vừa khẳng định khí tiết vừa là quyết tâm của người chiến sĩ. Vào thời buổi đó của đất nước, ra đi tìm đường cứu nước là lí tưởng đúng đắn. Lúc này, khi dân tộc đã mất tự do, chủ quyền đất nước bị xâm hại, thì việc đầu tiên, cần thiết nhất không phải ngồi đó để học thứ văn chương cử tử nữa. Câu thơ không có ý chê bai hay bài xích chuyện học đạo thánh hiền mà chỉ có ý khuyên con người ta phải sống với thời cuộc. Nước mất thì nhà tan, thân nô lệ làm sao mà thực hiện được đạo thánh hiền. Câu thơ còn thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ. Đất nước tao loạn, dân chúng lầm than, đói khổ, đạo đức xã hội suy đồi khiến những con người có trách nhiệm với dân tộc phải suy nghĩ mà đau lòng. Trên thực tế, khi thực dân Pháp vào xâm lược đất nước ta, văn hoá phương Tây vốn rất xa lạ với người phương Đông đã ồ ạt tràn vào Việt Nam, mang theo nhiều điều mới mẻ nhưng cũng không ít rác rưởi. Nó đã gây nên sự xáo trộn ghê gớm trong nền đạo đức, luân lí xã hội. Và trở thành nỗi đau đời của các nhà nho vốn coi trọng "tam cương ngũ thường". Non sông bị chà đạp, dân tộc mất tự do, nền luân lí, đạo đức xã hội bị đảo lộn đã khiến những người có trách nhiệm với dân tộc như Phan Bội Châu đau lòng. Những từ như tử (chết), nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu) đã thể hiện thái độ khinh thường của tác giả đối với những kẻ tự ru ngủ mình bằng cách ngồi đọc sách thánh hiền trong lúc dân tộc đang lầm than, đồng thời khẳng định khí tiết hiên ngang, bất khuất của một nhân cách cao đẹp.
Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.)
Khí thế ra đi thật hùng dũng và đầy quyết tâm, tràn trề sức mạnh. Câu thơ cuối cùng khẳng định bầu nhiệt huyết đang sục sôi của người ra đi. Hướng về phía đông (cụ thể là nước Nhật), người ra đi với một quyết tâm rất cao. Bản dịch chưa dịch hết được tinh thần của nguyên tác ở ba chữ nhất tề phi. Cái mạnh mẽ và hùng dũng, đầy nhiệt huyết và cũng tràn đầy hi vọng thể hiện ở câu thơ cuối cùng này. Hình ảnh kết thúc bài thơ hào hùng, lãng mạn, thể hiện được tư thế ra đi đầy khí phách của con người trong thời đại mới. Người ra đi đã gửi gắm bao nhiêu hi vọng vào con đường mình đã chọn.
Vẫn tiếp tục thể hiện chí làm trai của văn học truyền thống nhưng Phan Bội Châu đã mang đến cho chí khí ấy một sắc màu, một khí thế mới, hiện đại hơn. Bài thơ không chỉ có ý nghĩa động viên khích lệ thế hệ thanh niên lúc đó mà còn thể hiện một lẽ sống đẹp, là bài học làm người cho thanh niên tầng lớp hùng hậu và mạnh mẽ nhất mọi thời đại. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng đẹp về một nhà nho tiến bộ đầu thế kỉ XX với lí tưởng cứu nước, khát vọng sống, chiến đấu vì dân tộc, lòng tin và ước mơ về một tương lai tươi sáng.
Lời tạm biệt đầy nhiệt huyết, tâm thế ra đi đầy hào hứng và hiên ngang, bài thơ là khúc tráng ca của một thời đại đau thương nhưng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Và là tấm gương sáng ngời muôn thủa để người đời sau soi mình. Đó là những giá trị bất hủ của Xuất dương lưu biệt.
Bài thơ là lời mời gọi lên đường, gửi gắm một khát vọng hoài bão mãnh liệt, khẳng định tình yêu đất nước tha thiết và thôi thúc tin h thần chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của tác giả
Giọng điệu bài thơ tâm huyết sâu lắng mà sôi sục, hào hùng, cùng với bút pháp khoa trương thể hiện niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng những tư tưởng cách mạng của tác giả. Hình ảnh thơ kỳ vĩ, lớn lao kết hợp với những từ láy gây ấn tượng mạnh đã làm nổi bật được chí vá trời, lấp biển của nhà thơ Phan Bội Châu
ĐỀ VĂN THAM KHẢO:
Dàn bài chi tiết : Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt
BÀI LÀM
I/ Đặt vấn đề:
Bài thơ Xuất dương lưu biệt được sáng tác năm 1905, khi Phan Bội Châu từ biệt các bạn đồng chí lên đường tìm đường cứu nước.Tác phẩm là tiếng nói hăm hở của một trang nam nhi quyết tâm hoàn thành sự nghiệp phục quốc.
Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo truyền thống "thi dĩ ngôn chí" của thi ca phương Đông, đó cũng là dấu vết rõ nhất của con người từng theo đuổi sự nghiệp công danh, thập niên đăng hoả học chữ Thánh hiền của Phan Bội Châu. Giọng điệu, khí phách cho đến hình tượng thơ còn mang đậm dấu ấn của thi pháp trung đại nhưng về mặt tư tưởng đã đánh dấu một sự vượt thoát ra khỏi khuôn khổ suy nghĩ của một trí thức Hán học, đoạn tuyệt với tư tưởng Nho giáo về căn bản.
II/ Giải quyết vấn đề
1. Tiền giải:
Dịch thơ: Làm trai phải lạ ở trên đời - Há để càn khôn tự chuyển dời - Trong khoảng trăm năm cần có tớ - Sau này muôn thuở há không ai (Tôn Quang Phiệt dịch).
Khi viết nên những dòng thơ này, Phan Bội Châu đã bước sang tuổi 38 - lứa tuổi đã qua bao thăng trầm, chuẩn bị chớm bước vào tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" - tự tin ở chính mình. Làm trai "tam thập nhi lập", hẳn một người đã từng đậu Giải nguyên năm Canh Tý (1900) như Phan Bội Châu không phải vướng bận băn khoăn về ý nghĩa làm trai như Giải nguyên Nguyễn Công Trứ thuở xưa, mặc dù cách nói cũng cùng một kiểu: "Thông minh nhất nam tử - Yếu vi thiên hạ kỳ" (Chí nam nhi). Ông Giải San lúc ấy thừa điều kiện để đi theo con đường tiền nhân Uy Viễn tướng công, nhưng cuối cùng con đường của Phan Bội Châu lại theo một ngã rẽ khác hẳn. Chữ "kỳ" của Nguyễn Công Trứ bó hẹp trong "bút trận" - thi cử đỗ đạt làm quan, phụng sự vô điều kiện cho triều đình phong kiến. Phan Bội Châu ít nhiều chịu ảnh hưởng của quan niệm làm trai thời phong kiến nhưng trong cách nói vẫn khẳng định một cách đầy tự hào về ý thức cá nhân mạnh mẽ của mình.
Một nguời đã từng ý thức với câu thơ tâm đắc "Lập thân tối hạ thị văn chương" (Viên Mai) hẳn không chấp nhận bó mình theo quan niệm phong kiến! Bởi vậy, trong phần tiền giải này, khi nhấn mạnh vào vai trò nam tử, Phan Sào Nam chẳng qua chỉ mượn một quan niệm có sẵn nhằm khẳng định cho cái bản ngã đội trời đạp đất hào hùng của chính mình thôi, không hề có một dấu ấn của con người bổn phận theo lý tưởng làm trai phong kiến.
2. Phần hậu giải:
Dịch thơ: Non sông đã chết, sống thêm nhục - Hiền thánh còn đâu học cũng hoài - Muốn vượt biển Đông theo cánh gió - Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Điều cốt tủy trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ gửi cả vào phần hậu giải này, là bức thông điệp mà Phan Bội Châu gửi gắm lại bạn bè trước giờ lưu biệt. Đúng ra, với đề tài "lưu biệt", trong thơ xưa vốn dĩ hay nói về cảm xúc bịn rịn lưu luyến hay nỗi hận sầu của người trai "chí chưa thành, danh chưa đạt". Vậy mà Phan Bội Châu đã dành hai câu luận để nói về thời thế một cách sâu sắc: ông đạt sự sống chết, vinh - nhục của một đời trai trong mối liên hệ với vận nước, bằng tất cả nỗi đớn đau của người dân mất nước. Câu thơ thật thấm thía! Nguyên văn câu thơ chữ Hán nói về hiền thánh không hề có một chút e dè khi ông phê phán gay gắt cả một nền học cũ đã lỗi thời bằng thái độ đoạn tuyệt dứt khoát. Nước mất - dân ngu, đó chính là lời kết tội của Phan Bội Châu với cả chế độ phong kiến và giáo lý Khổng - Mạnh đã mục ruỗng. Chính sự bảo thủ ấy đã tiếp tay cho kẻ thù đặt ách thống trị lên đất nước. Khác với một Nguyễn Công Trứ bi quan yếm thế khi nếm trải "Vào trường danh lợi vinh liền nhục" để rồi ao ước "làm cây thông đứng giữa trời mà reo"; khác với một Tú Xương từng nguyền rủa chế độ thi cử và kẻ sĩ cùng thời "Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi" mà vẫn lận đận lều chõng mong được chen chân vào rồi cay cú "Tám khoa không khỏi phạm trường qui"; Phan Bội Châu đã xác định con đường khác hẳn. Hai câu kết hào hùng hiện rõ tư thế bậc đại trượng phu dám phá bung cả khuôn khổ lề thói cũ, đem đến một quan niệm làm trai mới mẻ:
Nguyện trục trường phong đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
Con người nhà thơ hiện ra giữa không gian vũ trụ mới hào hùng, phóng khoáng làm sao! Cái hào sảng của trường phong - trận gió dài, cơn gió mạnh, cái mênh mông của đông hải - gắn với chí lớn con người muốn tát cạn biển đông đã dồn nén vào một chữ "khứ" - gắn với hành trình ra đi ngùn ngụt hùng tâm tráng chí. Vang vọng trong câu thơ hào khí của bậc nữ lưu Triệu Trinh Nương thuở nào: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông, chứ không cúi đầu làm thê thiếp kẻ khác". Tâm nguyện cứu nước dù gần hai ngàn năm trước hay thời Phan Bội Châu cũng giống nhau ở ý chí không chịu cúi đầu làm nô lệ một cách nhục nhã. Phan Sào Nam đã bộc lộ ý chí cứu nước qua hình tượng thật đẹp kết lại bài thơ: Ngàn con sóng bạc nhất tề cùng bay lên, cả đất trời như đã hoà theo quyết tâm cứu nước của người anh hùng. Con đường của Phan Bội Châu là con đường hành động, thái độ của Phan Bội Châu là thái độ không cam chịu chờ thời. Không một chút do dự băn khoăn, bài thơ là dự báo về những việc kinh thiên động địa trong tương lai của người anh hùng khiến cho thực dân Pháp và bọn bán nước phải run sợ kinh hoàng.
III/ Kết thúc vấn đề:
Khép lại Xuất dương lưu biệt, người đọc nhận ra một khí phách, một nhân cách của một nhân vật lỗi lạc đầu thế kỷ XX. Bài thơ thổi một luồng sinh khí vào văn chương thời đại, mở ra những trang đầy hào khí của văn thơ yêu nước đầu thế kỷ, tiếp nối tinh thần bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập của thế kỷ trước, có giá trị động viên bao thế hệ yêu nước nối tiếp người chiến sĩ Phan Bội Châu.