Câu1:Trình bày hoàn cảnh lịch sử và phân tích các yếu tố đã góp phần để
lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm cho
cách mạng Việt Nam một con đường đúng đắn?
1.Hoàn cảnh lịch sử
a.Hoàn cảnh quốc tế
-Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc . Cùng với những mâu thuẫn vốn có giữa giai cấp vô sản và tư
sản, còn xuất hiện những mâu thuẫn mới, trong đó có những mâu thuẫn giữa các
dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc .
-Giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, được
trang bị lý luận Mác-Lênin, ý thức tổ chức , chính trị và giác ngộ cách mạng
không ngừng được nâng cao, chứng tỏ là một lực lượng chính trị độc lập có khả
năng tập hợp, đoàn kết những người bị áp bức, lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây
dựng xã hội mới.
-Sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời đại mới
trong lịch sử loài người.
-Quốc tế cộng sản được thành lập (1919) đã đóng vai trò to lớn đối với phong
trào cộng sản và sự ra đời của hàng loạt Đảng cộng sản trên thế giới.
a.Hoàn cảnh trong nước.
-Sau thất bại của phong trào yêu nước theo các khuynh hướng chính trị khác
nhau, cách mạng nước ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về
đường lối cứu nước.
-Nhu cầu bức thiết đặt ra lúc này là cần phải tìm ra một đường lối cứu nước
đúng đắn, đáp ứng được những nhu cầu của cách mạng Việt Nam và phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chiến sĩ yêu nước vẫn tiếp tục đi tìm
đường cứu nước. Nguyễn ái Quốc là một trong những chiến sĩ đó.
2.Các yếu tố đã góp phần để lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tiếp thu được chủ nghĩa
Mác-Lênin.
a.Yếu tố dân tộc.
-Nguyễn ái Quốc là người kế thừa một cách xuất xắc những giá trị truyền
thống văn hoá đẹp của dân tộc . Đó là truyền thống bất khuất, cần cù lao động ,
yêu hoà bình, trọng đạo lý....mà nổi bật hơn cả là truyền thống yêu nước.
a.Yếu tố bản thân.
-Sinh ra trong một gia đình nho học yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu
truyền thống đấu tranh bất khuất, lại được tiếp nhận sự giáo dục của gia đình
theo tư tưởng yêu nước, thương dân....tất cả đã hình thành cho Nguyễn ái Quốc
lòng căm thù giặc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, thông cảm với nỗi khổ
của nhân dân , ngay từ thời niên thiếu. Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước
của cha anh, nhưng bằng suy nghĩ độc lập, trí tuệ thiên tài đã tạo cho Người
một chí hướng hoàn toàn khác với các phong trào yêu nước đương thời. Người
sớm thấy những hạn chế, sai lầm của các nhà cách mạng tiền bối nên đã chọn
hướng đi sang Tây Âu vừa để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu lý luận và kinh
nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới , vừa tham gia lao động
và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước
để tìm đường cứu nước. Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn, mang tầm vóc
lịch sử.
-Ngay từ thời trẻ Người đã bộc lộ những phẩm chất giàu lòng nhân ái, ham hiểu
biết, có hoài bão lớn, có chí cứu nước....những phẩm chất đó đã được rèn luyện
và phát huy trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa
nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, Người đã biết tìm hiểu, phân tích kết
hợp lý luận với thực tiễn để tìm ra chân lý “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
a.Yếu tố thời đại.
-Nguyễn ái Quốc sinh ra và lớn lên trong thời đại có nhiều chuyển biến quan
trọng. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Người đã có mặt ở Châu Âu-
trung tâm của những sự kiện lịch sử làm chấn động thế giới. Được tiếp cận với
những biến cố lớn của thời đại, trực tiếp tham gia vào những hoạt động chính
trị sôi nổi, được nghiên cứu lý luận đã giúp Nguyễn ái Quốc dần dần nhận thức
được qui luật phát triển của lịch sử và chân lý của thời đại. Đặc biệt, Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đã mở ra cánh cửa để
Người đi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản.
-Năm 1920 tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp với việc bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, Người khẳng định sự lựa
chọn dứt khoát: Đứng hẳn về phía Chủ nghĩa Mác-Lênin và quốc tế cộng sản.
lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm cho
cách mạng Việt Nam một con đường đúng đắn?
1.Hoàn cảnh lịch sử
a.Hoàn cảnh quốc tế
-Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc . Cùng với những mâu thuẫn vốn có giữa giai cấp vô sản và tư
sản, còn xuất hiện những mâu thuẫn mới, trong đó có những mâu thuẫn giữa các
dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc .
-Giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, được
trang bị lý luận Mác-Lênin, ý thức tổ chức , chính trị và giác ngộ cách mạng
không ngừng được nâng cao, chứng tỏ là một lực lượng chính trị độc lập có khả
năng tập hợp, đoàn kết những người bị áp bức, lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây
dựng xã hội mới.
-Sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời đại mới
trong lịch sử loài người.
-Quốc tế cộng sản được thành lập (1919) đã đóng vai trò to lớn đối với phong
trào cộng sản và sự ra đời của hàng loạt Đảng cộng sản trên thế giới.
a.Hoàn cảnh trong nước.
-Sau thất bại của phong trào yêu nước theo các khuynh hướng chính trị khác
nhau, cách mạng nước ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về
đường lối cứu nước.
-Nhu cầu bức thiết đặt ra lúc này là cần phải tìm ra một đường lối cứu nước
đúng đắn, đáp ứng được những nhu cầu của cách mạng Việt Nam và phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chiến sĩ yêu nước vẫn tiếp tục đi tìm
đường cứu nước. Nguyễn ái Quốc là một trong những chiến sĩ đó.
2.Các yếu tố đã góp phần để lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tiếp thu được chủ nghĩa
Mác-Lênin.
a.Yếu tố dân tộc.
-Nguyễn ái Quốc là người kế thừa một cách xuất xắc những giá trị truyền
thống văn hoá đẹp của dân tộc . Đó là truyền thống bất khuất, cần cù lao động ,
yêu hoà bình, trọng đạo lý....mà nổi bật hơn cả là truyền thống yêu nước.
a.Yếu tố bản thân.
-Sinh ra trong một gia đình nho học yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu
truyền thống đấu tranh bất khuất, lại được tiếp nhận sự giáo dục của gia đình
theo tư tưởng yêu nước, thương dân....tất cả đã hình thành cho Nguyễn ái Quốc
lòng căm thù giặc Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, thông cảm với nỗi khổ
của nhân dân , ngay từ thời niên thiếu. Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước
của cha anh, nhưng bằng suy nghĩ độc lập, trí tuệ thiên tài đã tạo cho Người
một chí hướng hoàn toàn khác với các phong trào yêu nước đương thời. Người
sớm thấy những hạn chế, sai lầm của các nhà cách mạng tiền bối nên đã chọn
hướng đi sang Tây Âu vừa để tâm xem xét tình hình, nghiên cứu lý luận và kinh
nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới , vừa tham gia lao động
và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước
để tìm đường cứu nước. Đó là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn, mang tầm vóc
lịch sử.
-Ngay từ thời trẻ Người đã bộc lộ những phẩm chất giàu lòng nhân ái, ham hiểu
biết, có hoài bão lớn, có chí cứu nước....những phẩm chất đó đã được rèn luyện
và phát huy trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa
nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, Người đã biết tìm hiểu, phân tích kết
hợp lý luận với thực tiễn để tìm ra chân lý “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
a.Yếu tố thời đại.
-Nguyễn ái Quốc sinh ra và lớn lên trong thời đại có nhiều chuyển biến quan
trọng. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Người đã có mặt ở Châu Âu-
trung tâm của những sự kiện lịch sử làm chấn động thế giới. Được tiếp cận với
những biến cố lớn của thời đại, trực tiếp tham gia vào những hoạt động chính
trị sôi nổi, được nghiên cứu lý luận đã giúp Nguyễn ái Quốc dần dần nhận thức
được qui luật phát triển của lịch sử và chân lý của thời đại. Đặc biệt, Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa đã mở ra cánh cửa để
Người đi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản.
-Năm 1920 tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp với việc bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, Người khẳng định sự lựa
chọn dứt khoát: Đứng hẳn về phía Chủ nghĩa Mác-Lênin và quốc tế cộng sản.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: