Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT ĐẾN CUỘC ĐÂU TRANH ĐÒI QUYỀN TỰ TRỊ Ở ẤN ĐỘ (NHÌN TỪ PHÍA CHÍNH SÁCH CỦA ANH)
Năm 1914, chiến tranh bùng nổ ở châu Âu và nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới. Sự tuyên chiến của nước Anh đế quốc với chủ nghĩa quân phiệt Đức đã đưa Ấn Độ vào hàng ngũ các nước tham chiến, trong phe Anh. Từ đó cuộc chiến tranh đã trực tiếp tác động đến đời sống xã hội Ấn Độ nói chung, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nói riêng. Tác động của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị của nhân dân Ấn Độ là rất lớn, nhiều phương diện, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ xin đề cập ở một số khía cạnh trên cơ sở xem xét chính sách của thực dân Anh đối với Ấn Độ mà thôi.
1. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, do đó nhân dân Ấn Độ hoàn toàn xa lạ với cuộc chiến tranh này, thế nhưng chính quyền Anh đã lợi dụng tối đa sức người, sức của của Ấn Độ, tìm mọi cách đẩy gánh nặng của cuộc chiến tranh lên đôi vai còm cõi của họ. Chính quyền thực dân quy định số lượng binh lính và số tiền công trái chiến tranh cho từng khu vực, bắt nhân dân phải đóng góp. Phó vương và nội các Ấn Độ đã quyết định đóng góp 100 triệu bảng Anh giúp cho chính quốc mà không cần tham khảo ý kiến của các lãnh tụ Ấn Độ. Số tiền này đã làm nảy sinh ra một thứ thuế mới mà bình quân hàng năm chính quyền thực dân thu được 6 triệu bảng Anh, đồng thời nó làm tăng món nợ của Ấn Độ lên 30%[SUP](1)[/SUP].
Thực dân Anh cố che dấu thực chất của sự cướp bóc nhân dân Ấn Độ bằng cách thành lập một chương trình phát thanh đặc biệt ở châu Âu và nói rằng Ấn Độ "trung thành" và "rộng lượng" đã tặng nước Anh những khoản tiền lớn này. Những người yêu nước Ấn Độ đã vạch trần luận điệu tuyên truyền giả dối này, họ tố cáo rằng chỉ dưới áp lực của Anh Ấn Độ mới phải trao những khoản tiền lớn như vậy. Họ chỉ ra rằng tổng chi phí của Ấn Độ cho các nhu cầu chiến tranh gồm khoảng 127.800.000 bảng Anh. Ngoài ra, các vương công (Ratja), với tư cách cá nhân, đã nộp vào quỹ chiến tranh 2.100.000 bảng Anh[SUP](2)[/SUP].
Ngoài những khoản đóng góp bắt buộc, Ấn Độ còn phải cung cấp thực phẩm, quân trang và đạn dược cho quân đội đồng minh đang hoạt động trên các mặt trận khác nhau, vì vậy chi phí quân sự không ngừng tăng lên. Nếu trong những năm 1912 - 1913 chi phí quân sự là 2 triệu bảng Anh thì trong những năm 1917 - 1918 đã lên tới 30 triệu bảng Anh. Số tiền đó được trút lên đầu dân chúng: chính quyền thực dân đã tăng thuế lên 50%. Trong những năm 1914 - 1915 số tiền thu thuế là 81,1 triệu bảng Anh, đến năm 1918 - 1919 đã tăng lên 123,3 triệu bảng Anh, còn chi phí cho bộ máy hành chính thực dân ở giai đoạn này tăng từ 17,4 triệu bảng Anh/1năm lên 21,6 triệu bảng Anh/1 năm. Hậu quả là số nợ quốc gia của Ấn Độ tăng lên khoảng 3,5 lần, đến cuối tháng 9 - 1918 số nợ đó tương đương với 370 triệu bảng, trong khi thu nhập quốc dân tính tất cả chỉ khoảng 110 triệu bảng.
Nhằm không ngừng cung cấp cho các hoạt động quân sự và đời sống nhân dân ở chính quốc, từ năm 1915 chính quyền Anh đã nắm quyền kiểm soát việc bán lúa mì ở Ấn Độ, ngoài ra còn có một ủy ban đặc biệt của Hoàng cung phụ trách việc cung cấp lúa mạch để đảm bảo một lượng xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn các sản phẩm thành phẩm khác nhau trị giá 40 triệu bảng Anh.
Những chính sách cướp bóc, vơ vét của thực dân Anh làm cho đời sống của nhân dân Ấn Độ ngày càng trở nên bần cùng, "món nợ lãi của nông dân từ năm 1911 đến 1925 tăng gấp 2 lần (khoảng 6 tỷ rupee). Nhiều ngành sản xuất bị thu hẹp do tình hình chiến tranh đã làm phá sản hàng chục vạn thợ thủ công”[SUP](3)[/SUP]. Tình hình trở nên gay gắt thêm bởi nạn hạn hán lan tràn đã gây ra nạn đói khủng khiếp ở Ấn Độ, cướp đi cuộc sống của 12 triệu người dân.
Sự bần cùng hoá đời sống nhân dân làm cho làn sóng công phẫn dâng lên khắp nơi. Do vậy, thực dân Anh đã áp dụng một chế độ cai trị hà khắc được quy định bằng “Đạo luật phòng thủ Ấn Độ” (Defence of India Act) vào năm 1915. Dựa vào Đạo luật này chính quyền thực dân đã bỏ tù hàng loạt những người yêu nước Ấn Độ mà không cần thông qua điều tra hay toà án. Những chính sách này đã làm cho "Nỗi lo âu của quần chúng nhân dân tăng lên trong khắp Ấn Độ, cuộc sống ra khỏi những nề nếp bình thường và thật là khó khăn để nhìn về tương lai với một hy vọng nào đó".
Sự bóc lột và thống trị hà khắc của chính quyền thực dân Anh làm cho ý thức dân tộc nhanh chóng phát triển ở Ấn Độ. Đây chính là cơ sở đểĐảng Quốc Đại có điều kiện đưa cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị Ấn Độ lên một giai đoạn mới và đây cũng là nguyên nhân để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của quần chúng nhân dân Ấn Độ ngay sau khi chiến tranh kết thúc.
2. Bên cạnh việc tăng cường vơ vét sức người, sức của của Ấn Độ và trấn áp quần chúng nhân dân, thực dân Anh đã thực hiện những nhượng bộ nhất định với tư sản Ấn Độ. Có thể nói, chiến tranh đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống khốn cùng, nhưng mặt khác nó đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Ấn Độ, đặc biệt là các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Các nhà máy luyện kim Tata đã trở thành cơ sở luyện kim chủ chốt của cả nước nhờ nhận được nhiều đơn đặt hàng từ chính quốc.
Cùng vào thời kỳ này sự thâm nhập của tư bản nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật, vào Ấn Độ, ngày càng được tăng cường. Gánh nặng của cuộc chiến tranh làm cho nước Anh không còn đủ sức ngăn cản các nhà tư bản độc quyền của các nước đế quốc khác. Vì vậy, tư sản Anh quyết định lôi kéo tư sản Ấn Độ về phía mình, bảo vệ nó khỏi sự cạnh tranh với các đế quốc khác. Do đó, chính sách kinh tế của Anh buộc phải khôi phục lại đáng kể nền kinh tế Ấn Độ, phát triển công nghiệp dân tộc, tăng cường vị trí của tư sản Ấn Độ. Chính phủ Anh đã tuyên bố:
1 - Nếu ấn giúp Anh đánh Đức, sau chiến tranh Anh sẽ để cho người ấn tổ chức lấy chính phủ tự trị .
2 - Từ năm 1916, mức thuế nhập cảng bông sẽ giảm xuống còn 3 phần trăm[SUP](4)[/SUP].
Với sự nhượng bộ của thực dân Anh, "giai cấp tư sản Ấn Độ đã thu được rất nhiều lợi. Tính ra đến năm 1917 số vải Ấn Độ bán ra ngoài có tới 94,6 % là vải do các nhà máy của người ấn làm ra (trước chiến tranh chỉ có 42% và ít hơn nữa)”[SUP](5)[/SUP].
Sự nhượng bộ của chính phủ Anh với tư sản Ấn Độ không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế mà cả lĩnh vực chính trị. Lord Harding - người thay Minto giữ chức Phó vương Ấn Độ - ngay từ những ngày trước Chiến tranh thế giới thứ nhất đã quyết định đưa ra những lời hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho Ấn Độ, với điều kiện Ấn Độ phải tăng cường sự giúp đỡ vào cuộc chiến tranh của nước Anh. Thủ tướng Anh cũng đưa ra những hứa hẹn chính trị cho Ấn Độ theo hướng này. Đúng như K.R.Bomwall, trong cuốn Indian polities and government (Since 1885), đã nhận xét khi nghiên cứu tình hình chính trị Ấn Độ trong thời gian chiến tranh: Ngay trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách của Anh đối với Đảng Quốc Đại và các lãnh tụ của nó đã trở nên mềm mỏng hơn.
Việc chính quyền thực dân thay đổi thái độ đối với tư sản Ấn Độ, trao cho nó những quyền lợi kinh tế và những lời hứa hẹn chính trị là nhằm mục đích giữ vững sự kiểm soát Ấn Độ trong thời gian chiến tranh và thời kỳ bất ổn định sau chiến tranh. Nước Anh muốn có một hậu phương ổn định để tiến hành chiến tranh và nó đã đưa ra những nhân nhượng và cải cách kinh tế, chính trị nhằm tạo ra khả năng tư sản Ấn Độ hứa hẹn trước sự giúp đỡ của mình đối với nước Anh. Chính sự nhượng bộ này từ phía chính quyền Anh đã mở ra một con đường cho các lãnh tụ Đảng Quốc Đại trong cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ. Họ hy vọng rằng nước Anh sẽ trao quyền tự trị cho Ấn Độ sau khi chiến tranh kết thúc nếu như Ấn Độ giúp đỡ cho nước Anh chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Không chỉ những người ôn hoà mà ngay cả những lãnh tụ cực đoan của Đảng Quốc Đại cũng đã tin tưởng, hy vọng điều này. B.G.Tilak đã viết trên tờ Maharatta rằng: "Nghĩa vụ của mọi người ấn, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, là ủng hộ giúp đỡ Chính phủ của Bệ hạ với khả năng tốt nhất của mình”[SUP](6)[/SUP] và tư tưởng của ông là nhấn mạnh tầm quan trọng của tự trị vào thời điểm Ấn Độ được đền đáp trước “sự phục vụ huy hoàng” cho Đế quốc Anh. A. Besant cũng đã nhìn thấy trong hoàn cảnh chiến tranh một cơ hội để nhấn mạnh lại một lần nữa đối với quyền Ấn Độ về tự trị[SUP](7)[/SUP]... Chính những tư tưởng này sẽ góp phần giải thích vì sao trong những năm chiến tranh Đảng Quốc Đại Ấn Độ đã cổ động tích cực cho sự giúp đỡ Đế quốc Anh.
3. Vấn đề tự trị (Swaraj) đã được Đảng Quốc Đại Ấn Độ xem là một trong những nhiệm vụ chính trị cơ bản của Đảng từ năm 1906. Tuy nhiên, khái niệm tự trị ở đây mang nặng ý nghĩa của việc tiến hành cải cách từng phần bộ máy chính quyền hiện hành, đồng thời sự suy yếu của Đảng Quốc Đại do bị chia rẽ làm cho vấn đề tự trị chỉ là vấn đề nằm trên giấy tờ trong những năm tiếp theo. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị của Đảng Quốc Đại đã trở nên sôi động hơn dưới tác động của những nhân tố mới, đặc biệt là thông qua Phong trào tự trị (Home rule Movement)[SUP](8)[/SUP]. Việc thực dân Anh đưa ra những hứa hẹn chính trị và tiến hành một số nhượng bộ về chính trị và kinh tế cho người ấn trước hết là để huy động tối đa sức người và sức của của Ấn Độ, phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó là để giữ Ấn Độ – một hậu phương quan trọng của Anh - được yên ổn. Chính những hứa hẹn và nhượng bộ này đã gợi ra cho các lãnh tụ phong trào dân tộc Ấn Độ một cách thức, một con đường để đạt đến nền tự trị cho dân tộc, đó là giúp cho nước Anh thắng trận và chuẩn bị tiếp nhận nền tự trị sau khi chiến tranh kết thúc. Dù rằng con đường đó, cách thức đó phản ánh sự “ngây thơ” của tư sản Ấn Độ và nó đã không đem lại hiệu quả thực tiễn nhưng cuộc đấu tranh này có một ý nghĩa lớn trong cuộc đấu tranh vì tự trị của dân tộc Ấn Độ: Trên cơ sở cuộc đấu tranh này, năm 1920 M.K. Gandhi đã kế thừa để đề ra đường lối mới cho dân tộc: Huy động quần chúng nhân dân tiến hành đấu tranh đòi quyền tự trị trên cơ sở bất hợp tác, bất bạo động. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, đường lối bất hợp tác, bất bạo động của M.K. Gandhi vẫn tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình và hợp pháp.
Cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị của nhân dân Ấn Độ trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã có bước phát triển mới về quan niệm, khái niệm tự trị được mở rộng thêm. Đúng như A. Bessant, một lãnh tụ của Đảng Quốc Đại đã viết trong số báo đầu tiên trên tờ New India, ra ngày 14 – 7 – 1914, rằng: Từ Swaraj (tự trị) vào năm 1906 có nghĩa là thực hiện cải cách từng phần, còn từ Home rule (tự trị) trong những năm chiến tranh có nghĩa là yêu cầu quyền tự trị, “từ Home rule đã được sử dụng như một khẩu hiệu quần chúng với ý nghĩa là điều khiển cuộc đấu tranh không chống lại nước Anh và vì sự tự do trong thành phần của Đế quốc”[SUP](9)[/SUP].
[FONT=.VnTime]
[/FONT]
(1) R.C. Majumdar, History of the Freedom Movement in India, Vol.2, 1963, p. 348.
(2) R.C. Majumdar, Ibidem.
(3) Vũ Dương Ninh (CB), Lịch sử Ấn Độ, NXB. Giáo dục, H. 1996, tr. 106-107.
(4) Minh Tranh, Ấn Độ cách mạng, Tổng bộ Việt Minh xuất bản, H. 1946, tr. 32.
(5) Minh Tranh, Sđd.
(6) T.L. Saly, The Legacy of the Lokamanya, 1956, p. 130.
(7) B.N. Pande (ed), Concise History of the Indian National Congress, Bombay 1987, p. 97.
(8) Phong trào tự trị (Home rule Movement) diễn ra ở Ấn Độ trong những năm 1914 – 1920, do các lãnh tụ chính trị của phong trào dân tộc Ấn Độ khởi xướng và lãnh đạo, tiêu biểu là B.G. Tilak và A. Besant. Mục tiêu của phong trào là cổ vũ cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị Ấn Độ bằng các biện pháp hòa bình và hợp pháp. Hoạt động của phong trào có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Xem thêm: Văn Ngọc Thành, Liên đoàn tự trị Ấn Độ từ 1916 đến 1920, Nghiên cứu lịch sử, số 12 (368) – 2006, tr. 60 – 68.
(9) B.B. Majumdar, Indian Political Associations and Reforms of Legislature, 1963, p. 269.
Văn Ngọc Thành[SUP]([/SUP][SUP]*)[/SUP]
1. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, do đó nhân dân Ấn Độ hoàn toàn xa lạ với cuộc chiến tranh này, thế nhưng chính quyền Anh đã lợi dụng tối đa sức người, sức của của Ấn Độ, tìm mọi cách đẩy gánh nặng của cuộc chiến tranh lên đôi vai còm cõi của họ. Chính quyền thực dân quy định số lượng binh lính và số tiền công trái chiến tranh cho từng khu vực, bắt nhân dân phải đóng góp. Phó vương và nội các Ấn Độ đã quyết định đóng góp 100 triệu bảng Anh giúp cho chính quốc mà không cần tham khảo ý kiến của các lãnh tụ Ấn Độ. Số tiền này đã làm nảy sinh ra một thứ thuế mới mà bình quân hàng năm chính quyền thực dân thu được 6 triệu bảng Anh, đồng thời nó làm tăng món nợ của Ấn Độ lên 30%[SUP](1)[/SUP].
Thực dân Anh cố che dấu thực chất của sự cướp bóc nhân dân Ấn Độ bằng cách thành lập một chương trình phát thanh đặc biệt ở châu Âu và nói rằng Ấn Độ "trung thành" và "rộng lượng" đã tặng nước Anh những khoản tiền lớn này. Những người yêu nước Ấn Độ đã vạch trần luận điệu tuyên truyền giả dối này, họ tố cáo rằng chỉ dưới áp lực của Anh Ấn Độ mới phải trao những khoản tiền lớn như vậy. Họ chỉ ra rằng tổng chi phí của Ấn Độ cho các nhu cầu chiến tranh gồm khoảng 127.800.000 bảng Anh. Ngoài ra, các vương công (Ratja), với tư cách cá nhân, đã nộp vào quỹ chiến tranh 2.100.000 bảng Anh[SUP](2)[/SUP].
Ngoài những khoản đóng góp bắt buộc, Ấn Độ còn phải cung cấp thực phẩm, quân trang và đạn dược cho quân đội đồng minh đang hoạt động trên các mặt trận khác nhau, vì vậy chi phí quân sự không ngừng tăng lên. Nếu trong những năm 1912 - 1913 chi phí quân sự là 2 triệu bảng Anh thì trong những năm 1917 - 1918 đã lên tới 30 triệu bảng Anh. Số tiền đó được trút lên đầu dân chúng: chính quyền thực dân đã tăng thuế lên 50%. Trong những năm 1914 - 1915 số tiền thu thuế là 81,1 triệu bảng Anh, đến năm 1918 - 1919 đã tăng lên 123,3 triệu bảng Anh, còn chi phí cho bộ máy hành chính thực dân ở giai đoạn này tăng từ 17,4 triệu bảng Anh/1năm lên 21,6 triệu bảng Anh/1 năm. Hậu quả là số nợ quốc gia của Ấn Độ tăng lên khoảng 3,5 lần, đến cuối tháng 9 - 1918 số nợ đó tương đương với 370 triệu bảng, trong khi thu nhập quốc dân tính tất cả chỉ khoảng 110 triệu bảng.
Nhằm không ngừng cung cấp cho các hoạt động quân sự và đời sống nhân dân ở chính quốc, từ năm 1915 chính quyền Anh đã nắm quyền kiểm soát việc bán lúa mì ở Ấn Độ, ngoài ra còn có một ủy ban đặc biệt của Hoàng cung phụ trách việc cung cấp lúa mạch để đảm bảo một lượng xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn các sản phẩm thành phẩm khác nhau trị giá 40 triệu bảng Anh.
Những chính sách cướp bóc, vơ vét của thực dân Anh làm cho đời sống của nhân dân Ấn Độ ngày càng trở nên bần cùng, "món nợ lãi của nông dân từ năm 1911 đến 1925 tăng gấp 2 lần (khoảng 6 tỷ rupee). Nhiều ngành sản xuất bị thu hẹp do tình hình chiến tranh đã làm phá sản hàng chục vạn thợ thủ công”[SUP](3)[/SUP]. Tình hình trở nên gay gắt thêm bởi nạn hạn hán lan tràn đã gây ra nạn đói khủng khiếp ở Ấn Độ, cướp đi cuộc sống của 12 triệu người dân.
Sự bần cùng hoá đời sống nhân dân làm cho làn sóng công phẫn dâng lên khắp nơi. Do vậy, thực dân Anh đã áp dụng một chế độ cai trị hà khắc được quy định bằng “Đạo luật phòng thủ Ấn Độ” (Defence of India Act) vào năm 1915. Dựa vào Đạo luật này chính quyền thực dân đã bỏ tù hàng loạt những người yêu nước Ấn Độ mà không cần thông qua điều tra hay toà án. Những chính sách này đã làm cho "Nỗi lo âu của quần chúng nhân dân tăng lên trong khắp Ấn Độ, cuộc sống ra khỏi những nề nếp bình thường và thật là khó khăn để nhìn về tương lai với một hy vọng nào đó".
Sự bóc lột và thống trị hà khắc của chính quyền thực dân Anh làm cho ý thức dân tộc nhanh chóng phát triển ở Ấn Độ. Đây chính là cơ sở đểĐảng Quốc Đại có điều kiện đưa cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị Ấn Độ lên một giai đoạn mới và đây cũng là nguyên nhân để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của quần chúng nhân dân Ấn Độ ngay sau khi chiến tranh kết thúc.
2. Bên cạnh việc tăng cường vơ vét sức người, sức của của Ấn Độ và trấn áp quần chúng nhân dân, thực dân Anh đã thực hiện những nhượng bộ nhất định với tư sản Ấn Độ. Có thể nói, chiến tranh đã đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống khốn cùng, nhưng mặt khác nó đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Ấn Độ, đặc biệt là các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Các nhà máy luyện kim Tata đã trở thành cơ sở luyện kim chủ chốt của cả nước nhờ nhận được nhiều đơn đặt hàng từ chính quốc.
Cùng vào thời kỳ này sự thâm nhập của tư bản nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Nhật, vào Ấn Độ, ngày càng được tăng cường. Gánh nặng của cuộc chiến tranh làm cho nước Anh không còn đủ sức ngăn cản các nhà tư bản độc quyền của các nước đế quốc khác. Vì vậy, tư sản Anh quyết định lôi kéo tư sản Ấn Độ về phía mình, bảo vệ nó khỏi sự cạnh tranh với các đế quốc khác. Do đó, chính sách kinh tế của Anh buộc phải khôi phục lại đáng kể nền kinh tế Ấn Độ, phát triển công nghiệp dân tộc, tăng cường vị trí của tư sản Ấn Độ. Chính phủ Anh đã tuyên bố:
1 - Nếu ấn giúp Anh đánh Đức, sau chiến tranh Anh sẽ để cho người ấn tổ chức lấy chính phủ tự trị .
2 - Từ năm 1916, mức thuế nhập cảng bông sẽ giảm xuống còn 3 phần trăm[SUP](4)[/SUP].
Với sự nhượng bộ của thực dân Anh, "giai cấp tư sản Ấn Độ đã thu được rất nhiều lợi. Tính ra đến năm 1917 số vải Ấn Độ bán ra ngoài có tới 94,6 % là vải do các nhà máy của người ấn làm ra (trước chiến tranh chỉ có 42% và ít hơn nữa)”[SUP](5)[/SUP].
Sự nhượng bộ của chính phủ Anh với tư sản Ấn Độ không chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế mà cả lĩnh vực chính trị. Lord Harding - người thay Minto giữ chức Phó vương Ấn Độ - ngay từ những ngày trước Chiến tranh thế giới thứ nhất đã quyết định đưa ra những lời hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho Ấn Độ, với điều kiện Ấn Độ phải tăng cường sự giúp đỡ vào cuộc chiến tranh của nước Anh. Thủ tướng Anh cũng đưa ra những hứa hẹn chính trị cho Ấn Độ theo hướng này. Đúng như K.R.Bomwall, trong cuốn Indian polities and government (Since 1885), đã nhận xét khi nghiên cứu tình hình chính trị Ấn Độ trong thời gian chiến tranh: Ngay trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách của Anh đối với Đảng Quốc Đại và các lãnh tụ của nó đã trở nên mềm mỏng hơn.
Việc chính quyền thực dân thay đổi thái độ đối với tư sản Ấn Độ, trao cho nó những quyền lợi kinh tế và những lời hứa hẹn chính trị là nhằm mục đích giữ vững sự kiểm soát Ấn Độ trong thời gian chiến tranh và thời kỳ bất ổn định sau chiến tranh. Nước Anh muốn có một hậu phương ổn định để tiến hành chiến tranh và nó đã đưa ra những nhân nhượng và cải cách kinh tế, chính trị nhằm tạo ra khả năng tư sản Ấn Độ hứa hẹn trước sự giúp đỡ của mình đối với nước Anh. Chính sự nhượng bộ này từ phía chính quyền Anh đã mở ra một con đường cho các lãnh tụ Đảng Quốc Đại trong cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ. Họ hy vọng rằng nước Anh sẽ trao quyền tự trị cho Ấn Độ sau khi chiến tranh kết thúc nếu như Ấn Độ giúp đỡ cho nước Anh chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Không chỉ những người ôn hoà mà ngay cả những lãnh tụ cực đoan của Đảng Quốc Đại cũng đã tin tưởng, hy vọng điều này. B.G.Tilak đã viết trên tờ Maharatta rằng: "Nghĩa vụ của mọi người ấn, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, là ủng hộ giúp đỡ Chính phủ của Bệ hạ với khả năng tốt nhất của mình”[SUP](6)[/SUP] và tư tưởng của ông là nhấn mạnh tầm quan trọng của tự trị vào thời điểm Ấn Độ được đền đáp trước “sự phục vụ huy hoàng” cho Đế quốc Anh. A. Besant cũng đã nhìn thấy trong hoàn cảnh chiến tranh một cơ hội để nhấn mạnh lại một lần nữa đối với quyền Ấn Độ về tự trị[SUP](7)[/SUP]... Chính những tư tưởng này sẽ góp phần giải thích vì sao trong những năm chiến tranh Đảng Quốc Đại Ấn Độ đã cổ động tích cực cho sự giúp đỡ Đế quốc Anh.
3. Vấn đề tự trị (Swaraj) đã được Đảng Quốc Đại Ấn Độ xem là một trong những nhiệm vụ chính trị cơ bản của Đảng từ năm 1906. Tuy nhiên, khái niệm tự trị ở đây mang nặng ý nghĩa của việc tiến hành cải cách từng phần bộ máy chính quyền hiện hành, đồng thời sự suy yếu của Đảng Quốc Đại do bị chia rẽ làm cho vấn đề tự trị chỉ là vấn đề nằm trên giấy tờ trong những năm tiếp theo. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị của Đảng Quốc Đại đã trở nên sôi động hơn dưới tác động của những nhân tố mới, đặc biệt là thông qua Phong trào tự trị (Home rule Movement)[SUP](8)[/SUP]. Việc thực dân Anh đưa ra những hứa hẹn chính trị và tiến hành một số nhượng bộ về chính trị và kinh tế cho người ấn trước hết là để huy động tối đa sức người và sức của của Ấn Độ, phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó là để giữ Ấn Độ – một hậu phương quan trọng của Anh - được yên ổn. Chính những hứa hẹn và nhượng bộ này đã gợi ra cho các lãnh tụ phong trào dân tộc Ấn Độ một cách thức, một con đường để đạt đến nền tự trị cho dân tộc, đó là giúp cho nước Anh thắng trận và chuẩn bị tiếp nhận nền tự trị sau khi chiến tranh kết thúc. Dù rằng con đường đó, cách thức đó phản ánh sự “ngây thơ” của tư sản Ấn Độ và nó đã không đem lại hiệu quả thực tiễn nhưng cuộc đấu tranh này có một ý nghĩa lớn trong cuộc đấu tranh vì tự trị của dân tộc Ấn Độ: Trên cơ sở cuộc đấu tranh này, năm 1920 M.K. Gandhi đã kế thừa để đề ra đường lối mới cho dân tộc: Huy động quần chúng nhân dân tiến hành đấu tranh đòi quyền tự trị trên cơ sở bất hợp tác, bất bạo động. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, đường lối bất hợp tác, bất bạo động của M.K. Gandhi vẫn tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình và hợp pháp.
Cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị của nhân dân Ấn Độ trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã có bước phát triển mới về quan niệm, khái niệm tự trị được mở rộng thêm. Đúng như A. Bessant, một lãnh tụ của Đảng Quốc Đại đã viết trong số báo đầu tiên trên tờ New India, ra ngày 14 – 7 – 1914, rằng: Từ Swaraj (tự trị) vào năm 1906 có nghĩa là thực hiện cải cách từng phần, còn từ Home rule (tự trị) trong những năm chiến tranh có nghĩa là yêu cầu quyền tự trị, “từ Home rule đã được sử dụng như một khẩu hiệu quần chúng với ý nghĩa là điều khiển cuộc đấu tranh không chống lại nước Anh và vì sự tự do trong thành phần của Đế quốc”[SUP](9)[/SUP].
Chú thích
[FONT=.VnTime]
[/FONT]
- (*) Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
(1) R.C. Majumdar, History of the Freedom Movement in India, Vol.2, 1963, p. 348.
(2) R.C. Majumdar, Ibidem.
(3) Vũ Dương Ninh (CB), Lịch sử Ấn Độ, NXB. Giáo dục, H. 1996, tr. 106-107.
(4) Minh Tranh, Ấn Độ cách mạng, Tổng bộ Việt Minh xuất bản, H. 1946, tr. 32.
(5) Minh Tranh, Sđd.
(6) T.L. Saly, The Legacy of the Lokamanya, 1956, p. 130.
(7) B.N. Pande (ed), Concise History of the Indian National Congress, Bombay 1987, p. 97.
(8) Phong trào tự trị (Home rule Movement) diễn ra ở Ấn Độ trong những năm 1914 – 1920, do các lãnh tụ chính trị của phong trào dân tộc Ấn Độ khởi xướng và lãnh đạo, tiêu biểu là B.G. Tilak và A. Besant. Mục tiêu của phong trào là cổ vũ cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị Ấn Độ bằng các biện pháp hòa bình và hợp pháp. Hoạt động của phong trào có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Xem thêm: Văn Ngọc Thành, Liên đoàn tự trị Ấn Độ từ 1916 đến 1920, Nghiên cứu lịch sử, số 12 (368) – 2006, tr. 60 – 68.
(9) B.B. Majumdar, Indian Political Associations and Reforms of Legislature, 1963, p. 269.