• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tác gia Nguyễn Đình Chiểu

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Tác gia Nguyễn Đình Chiểu
images

Tác giả
I – Cuộc đời

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Ông sinh ra tại quê mẹ Gia Định.
Cha là Nguyễn Đình Huy người Thừa Thiên vào Gia định nhậm chức và lấy bà Trương Thị Thiết tức mẹ Nguyễn Đình Chiểu làm vợ thứ.
Năm 1843, ông đỗ tú tài ở Gia Định. Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về Nam, ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không đầu hàng số phận, Nguyễn Đình Chiểu về lại Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc, chữa bệnh cho dân và cũng từ đó tiếng thơ ông đã nổi danh khắp miền Lục tỉnh.
Năm 1859, Pháp đánh vào Gia Định, ông đã đứng trên tuyến đầu, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn kế đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần nghĩa sĩ. Nam Kì mất, ông ở lại Ba Tri (Bến Tre). Tuy rằng Pháp nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung với đất nước, với nhân dân cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
Là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì, sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Sáng tác chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi Pháp sang xâm lược:
+ Tác phẩm tiêu biểu: Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu.
+ Nội dung tư tưởng: truyền bá đạo lí làm người.
- Giai đoạn sau khi Pháp sang xâm lược:
+ Tác phẩm tiêu biểu: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định, Ngư Tiều y thuật vấn đáp …
+ Nội dung tư tưởng: văn thơ yêu nước chống Pháp.
Nguyễn Đình Chiểu suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa và độc lập tự do của dân tộc.

2. Nội dung thơ văn
Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
- Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên để truyền dạy những bài học về đạo lí làm người chân chính. Những đạo lí làm người ấy mang tinh thần nhân nghĩa của Nho giáo nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
- Mẫu người lí tưởng là những con người sống nhân hậu, thủy chung, nhân cách ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh và đủ sức chiến thắng các thế lực bạo tàn.
Lòng yêu nước, thương dân:
- Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc.
- Tố cáo tội ác giặc xâm lăng gây nên thảm họa cho nhân dân (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh), lên án những kẻ bán nước cầu vinh.
- Ngợi ca những sĩ phu yêu nước như Trương Định, Phan Tòng (Văn tế Trương Định) tuy nặng lòng với chữ trung quân nhưng vẫn dám chống lại nhà vua cùng nhân dân chiến đấu.
- Khi đã thất bại, dẫu không cứu vãn được tình thế đất nước, ông tự xông đôi mắt mình cho mù chứ không chịu phụng sự cho giặc (Dù đui mà giữ đạo nhà – Còn hơn có mắt ông cha không thờ).

3. Phong cách nghệ thuật
Không phát lộ rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm.
Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt tình, đầy yêu thương con người.
Đậm đà sắc thái Nam Bộ: nhân vật mộc mạc, bình dị, nồng nhiệt và chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên …; mang màu sắc diễn xướng phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.

III. Tổng kết
Nguyễn Đình Chiểu là một tác gia lớn có đóng góp hết sức quan trọng đối với văn học nước nhà trong việc truyền bá các bài học nhân nghĩa, đạo đức, cất cao ngọn cờ kháng chiến chống Pháp bằng cả lòng yêu nước thiết tha. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, nghị lực và ý chí, lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top