Tác dụng của mưa giông đối với cây trồng
Thành phần không khí chủ yếu là \[N_2\] và \[O_2\]. Ở điều kiện thường thì \[N_2\] và \[O_2 \] không phản ứng với nhau, nhưng khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì chúng lại phản ứng. Quá trình hình thành đạm cung cấp cho cây được hiểu nôm na như sau:
- Khí \[N_2 \] hóa hợp với khí \[O_2\] tạo ra khí \[NO\]
\[N_2\] + \[O_2\] --------> \[2NO\] ( do tia lửa điện cung cấp lượng nhiệt rất cao )
- Khí NO tiếp tục bị oxi hóa trong không khí:
\[2NO + O_2\] --------> \[2NO_2\]
- Khí \[NO_2\] hòa tan trong nước mưa tạo ra dung dịch axit. Có nhiều cách lý giải khác nhau về cách hình thành axit trong các trận mưa giông. Có thể nói phản ứng sau đây là dễ hiểu hơn:
\[2NO_2 + O_2 + 2H_2O\] --------------> \[2HNO_3\]
- \[HNO_3 \] theo mưa rơi xuống đất (do đó nước mưa thường có tính axit). Nước mưa rơi xuống đất tác dụng với các chất có trong đất đá: \[CaCO_3; MgCO_3\] …hoặc \[NH_3 \]( ở các hố nước tiểu ) thì tạo ra các muối chứa \[NO_3^{-}\] . Đó là những loại phân đạm mà cây rất dễ đồng hóa; quá trình quang hợp cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó mà sau các trận mưa giông có sấm chớp thì cây cối trở nên xanh tốt.
\[CaCO_3 + 2HNO_3 \]--------------> \[Ca(NO_3)_{2} + H_2O + CO_2 \]
\[MgCO_3 + 2HNO_3\] --------------> \[Mg(NO_3)_{2} + H_2O + CO_2\]
\[NH_3 + HNO_3\] --------------> \[NH_4NO_3\]
.v.v.
- Vốn là một nước nông nghiệp, từ xưa ông cha ta đã biết và cụ thể hóa hiện tượng tự nhiên này qua câu ca dao:
"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
( Lúa đang thời kỳ chuẩn bị trổ bông, rất cần đạm. Sau các trận mưa giông ( sấm, sét) thì cây cối được cung cấp một lượng đạm dễ hấp thụ , nhờ đó giúp cây sung sức và dễ dàng trổ bông. )
Nguồn: Internet.