Chia Sẻ Ta về mình có nhớ ta......Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

milkyway050791

New member
Xu
0
Phân tích đoạn thơ sau trong bài việt bắc của tố hữu

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.


Tố hữu Việt Bắc.jpg


MB: Tố Hữu là 1 trong những nhà thơ lớn, tiêu biểu trong nền thi ca VN hiện đại là ngọn cờ đầu của thơ ca CM, của lý tưởng cộng sản. Mọi sự kiện chính trị qua trái tim nhạy cảm và cảm hứng nghệ thuật của ông đều trở thành bài thơ đặc sắc. Điển hình nhất là tập thơ Việt Bắc, tập thơ được xem là đỉnh cao của thơ kháng chiến chống pháp trong đó nổi bật là bài thơ Việt Bắc. Bài thơ là khác hát ân tình của người kháng chiến đối với quê hương ĐNC nhân dân CM được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. Đặc sắc nhất là đoạn thơ hồi ức về cảnh đẹp núi rừng Việt Bắc qua 4 mùa trong năm.
".................."


TB Sau chiến thắng Điện biên phủ miền bắc được giải phóng, tháng 10/ 1954 các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về HN, nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy cùng với sự lưu luyến kẻ ở người về là nguồn cảm hứng đối với Tố Hữu. Từ cảm xúc đó Tố Hữu viết bài thơ này. Trong thơ ca VN, bức tranh tứ bình xã hội không ít thế nhưng trong Việt Bắc, bức tranh tứ bình hiện lên với vẻ đẹp và sắc thái thiên nhiên rất riêng theo trình tự Đông-Xuân-Hạ-Thu. Mở đầu đoan thơ là câu lục bất giới thiệu mang cảm xúc chung cho toàn đoạn:

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người


Ta là người ra đi và mình là người ở lại. Câu hỏi tu từ " Mình có nhớ ta " là cái cớ để bày tỏ tấm lòng của người ra đi. Người ra đi nhớ " hoa và người". "Hoa" là thiên nhiên tươi đẹp và " người" là con người Việt Bắc.Thiên nhiên hòa điệu với con người trở thành 2 bộ phận không thể tách rời nhau.Tiếp theo 8 dong lục bát còn lại là bức tranh tứ bình thiên nhiên và con người nơi đây. Nhà thơ dùng dòng luật để miêu tả núi rừng qua 4 mùa còn dòng bát dùng cho việc thể hiện con người Việt Bắc. Đầu tiên là cảnh mùa đông Việt Bắc: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Rừng xanh..tươi
Đèn cao nắng ánh dao gài thắt lưng


Bức tranh mùa đông Việt Bắc được miêu tả bằng màu xanh bạc ngàn của núi rừng.Giữa màu xanh biết của núi rừng là mùa đỏ rực của hoa chuối như những bó đuốc thấp lên sáng rực và cả màu vòng của nắng.Chính vì thế mùa đông của Việt Bắc không lạnh lẽo mà có phần ấm áp, tuôn trào sức sống.Điều này còn được biểu hiện qua hình ảnh con người lên núi lao động "đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng". Đồng bào Việt Bắc lúc đi rừng hoặc làm rẫy đều gài dao ở thắt lưng. Trên tầm cao của núi đèo ánh mặt trời chiếu vào những con dao ấy tạo nên sự phản quang lấp lánh. Chỉ 1 câu thơ thôi nhưng ta có thể cảm nhận được hình ảnh mạnh mẽ hào hùng của con người lao động làm chủ thiên nhiên.Tiếp theo dòng hồi ức là bức tranh mùa xuân pử VB
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang


Mới vừa rồi là mùa xanh bạt ngàn điểm hoa chuối đỏ thế nhưng bây giờ đã nở bung ra những rừng mơ trắng muốt phản hương thơm cái màu trắng tinh khiết ấy gợi lên trong lòng người đọc 1 sự nhẹ nhàng êm dịu.Gắn với khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh người lao động rất đẹp
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Từ "chuốt" là trâu chuốt làm bóng lên, làm đẹp lên. Chữ "từng" đã gợi tả được đức tính cần mẫn tỉ mỉ và chịu khó. Có khóe tay mới chuốt từng sợi giang mỏng để đan thành những chiếc nón xinh xắn. Con người cần cù tài hoa ấy thật là đáng yêu đáng nhớ.Thế rồi khoảng khắc nhàn hạ của mùa xuân cũng qua mau nhường chỗ cho mùa hè đến"
Ve kêu rừng phách đỗ vàng
Nhớ cô em gái hái măng 1 mình


Mùa hè được cảm nhận bằng âm thanh quen thuộc ve kêu và bằng hình ảnh rất riêng của núi rừng VB "Rừng phách đỗ vàng ". Phách là 1 loại cây thân gỗ, nở hoa vàng vào đầu hè. Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ lại càng lãng mạng hơn vì có thêm bóng dáng của 1 cô sơn nữ "hái hoa măng 1 mình". Cảnh thiên nhiên giờ lại có thêm hình ảnh người thiếu nữ trẻ trung lạc quan làm việc lại càng có hồn có sức sống. Rõ ràng thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô đậm cho nhau.Kết thúc đoạn thơ là cảnh rừng đêm trăng thu thơ mộng

Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân cần thủy chung


Câu thơ nở ra 1 không gian tràn ngập ánh trăng thanh bình soi chíu khắp núi rừng chiến khu.Tuy nhiên ánh trăng ở đây không chỉ mang vẻ đẹp tự nhiên mà còn gắn với tiếng hát ngân nga, tiếng hát bộc lộ lòng người, bộc lộ tâm hồn thủy chung của con người VB, cũng chính là tiếng lòng của người về xuôi với chiến khu

KB: Tóm lại với thể thơ lục bát truyền thống kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, cặp đại từ nhân xưng mình-ta, tác giả tái hiện được bức tranh VB với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.Qua đó thể hiện tình cảm thủy chung thấm thiết của những người kháng chiến với VB, với nhân dân, đnc.Tất cả có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đnc trong tâm hồn mỗi người VN. Qua đó năm tháng, bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng vẫn làm rung cảm lòng người
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

"Ôi! Nỗi nhớ, có bao giờ thế!". Nỗi nhớ đi qua thời gian, vượt qua không gian. Nỗi nhớ thấm sâu lòng người... Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt, da diết trong tầm hồn người chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân yêu - nơi đã từng nuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao...


Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngàv xuân mơ nờ trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai-tiếng hát ân tình thủy chung.

Trong cùng một đoạn thơ ngắn nhưng từ "nhớ" đã được lặp lại năm lần. Nỗi nhớ xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối đoạn. Hai dòng đầu là lời khơi gợi, "nhắc khéo": mình có nhớ ta không? Riêng ta, ta vần nhớ! Cách xưng hô gợi vẻ thân mật, tình cảm đậm đà tha thiết. Ta với mình tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Người ra đi nhớ những gì? Việc Bắc có gì để mà nhớ, đế mà thương? Câu thơ đã trình bày rất rõ?

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Núi rừng, phong cảnh Việt Bắc được ví như "hoa". Nó tươi thắm, rực rỡ và "thơm mát". Trong bức tranh thiện nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên giản dị, chân chất, mộc mạc mà cao đẹp vô cùng! Con người và thiên nhiên lồng vào nhau, gắn kết với nhau tạo nên cái phong thái riêng của Việt Bắc.

Bốn mùa đất nước đi qua trong những câu thơ ngắn gọn bằng các hình ảnh, chi tiết chắt lọc, đặc trưng. Mỗi mùa mang một hương vị độc dáo riêng.

Mùa đông, rừng biếc xanh, điểm lên những bông hoa chuối "đỏ tươi" và ánh nắng vàng rực rỡ. Xuân đến, cả khu rừng bừng sáng bởi màu trắng của hoa mơ. Hè sang, có ve kêu và có "rừng phách đổ vàng". Và khi thu về, thiên nhiên dược thắp sáng bởi màu vàng dìu dịu của ánh trăng. Đoạn thơ tràn ngập những màu sắc chói lọi, rực rờ: xanh, đỏ, vàng, trắng... Những màu sắc ấy đập mạnh vào giác quan của người đọc. Tiếp xúc với những câu thơ của Tố Hữu, ta như được chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động. Trong đó, những gam màu được sử dụng một cách hài hòa tự nhiên càng tôn thêm vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.

Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những dòng thơ. Nó bước những bước rắn rỏi, vững chắc khiến ta chẳng thế thấy phút giao mùa. Thiên nhiên Việt Bắc còn được mô tả theo chiều dọc thời gian. Buổi sáng hoa "mơ nở trắng rừng", trưa nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng rọi bàng bạc khắp nơi... Núi rừng Việt Bắc như một sinh thế đang biến dổi trong từng khoảnh khắc...

Và cái phong cảnh tuyệt vời, đáng yêu ấy càng trơ nên hài hòa nắng ấm, sinh động hẳn lên khi xuất hiện hình ảnh cùa con người. Con người đang lồng vào thiên nhiên, như một đóa hoa đẹp nhất, có hương thơm ngào ngạt nhất. Mồi câu thơ tả cảnh đi cặp với một câu thơ tả người. Cảnh và người đan xen vào nhau một cách hài hòa. Đây là những con người lao động, gắn bó, hăng say với công việc. Kẻ "dao gài thắt lưng", người "đan nón", "cô em gái hái măng một mình" và tiếng hát ân tình cua ai đó vang lên giữa đêm rừng núi xôn xao... Hình ảnh con người làm nét đẹp cúa thiên nhiên thêm rực rỡ. Chính họ đã gợi nên nỗi nhớ da diết cho người ra đi. Đọc đoạn thơ, ta có cảm nhận những vẻ dẹp bình dị mà trong sáng của tâm hồn người Việt Bắc.

Ở đó họ đối xừ với nhau bằng tình nghĩa mặn mà, chân thật, bằng sự thủy chung "trước sau như một". Họ đã nuôi chiến sĩ, nuôi cách mạng, nuôi cuộc kháng chiến cùa dân tộc... Những con người Việt Bắc tuy bình dị nhưng thật anh hùng.
Khơi gợi hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây, Tố Hữu đã thể hiện một tình cảm tha thiết, ân tình sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc. Ta với mình, mình với ta đã từng:

Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Đã từng san sẻ những ngọt bùi, gian nan vất vả như thế! Ta, mình làm sao có thể quên nhau được. Tình cám mến thương ấy đã ăn sâu vào tâm hồn kẻ ở, người đi. Vì thế, khi ra đi, nhớ là nỗi niềm khắc đậm sâu trong tâm khảm, tình cảm của tác giả.
Giọng thơ lục bát nhẹ nhàng mà sâu lắng. Cả khổ thơ ôm chứa niềm lạc quan, vui sống và tin tưởng vào cuộc sống. Nó mang âm điệu trữ tình, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và tấm lòng yêu nước thiết tha của Tố Hữu. Cuối đoạn thơ vang lên tiếng hát ngọt ngào khơi gợi bao kỉ niệm. Ki niệm ấy theo mãi dấu chân người đi và quấn quýt bên lòng kẻ ở lại...

Những câu thơ cùa Tô Hữu có tính khái quát cao so với toàn bài. Lời thơ giản dị mà trong sáng thể hiện niềm rung động thật sự trước vẻ đẹp của núi rừng và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu đã đi vào tâm hồn người đọc, như khúc dân ca ngọt ngào đê lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng, dịu dàng
 
Bài dở vl. Câu sau bóp câu trước, chính tả thì sai tùm lum. Bộ người viết bài này học lớp 5 à
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top