Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Từ lâu đối với người Phương Tây, Ấn Độ là một đất nước thần kỳ và giàu có. Nhu cầu về vàng, bạc và hương liệu trong quá trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản càng thôi thúc người phương Tây tìm đế xứ sở giàu có này.
1. Sự xâm lược, thống trị của thực dân Anh.
Từ lâu đối với người Phương Tây, Ấn Độ là một đất nước thần kỳ và giàu có. Nhu cầu về vàng, bạc và hương liệu trong quá trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản càng thôi thúc người phương Tây tìm đế xứ sở giàu có này.
Đầu tiên là các thương nhân đến từ Bồ Đào Nha vượt biển Ấn Độ buôn bán. Sau người Bồ Đào Nha, người Hà Lan mở đường tới Ấn Độ nhưng cuối cùng cả người Bồ Đào Nha và Hà Lan đều bị thực dân Anh đẩy ra khỏi Ấn Độ. Năm 1600, công ty Đông Ấn của Anh ra đời và các thương nhân Anh đến Ấn Độ để vừa buôn bán, vừa để do thám. Người Anh đã mở ra các thương điểm của mình ở Mađrát (1640), Bombay (1661), Canaita (1690). Cho đến cuối thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã chiếm được những vùng đất giàu có như BomBay, Biha, Ôrissa và tất cả Nam Ấn. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, thực dân Anh chiếm nốt các vùng còn lại của Ấn Độ. Từ 1845, quân đội Anh bắt đầu xâm lược vùng Punjiáp. Đến 1849, thực dân Anh hoàn toàn xâm lược Ấn Độ. Thực dân Anh chính thức quàng lên cổ nhân dân Ấn Độ ách thuộc địa quan trọng trong hệ thống thuộc địa của Anh.
Sau khi đã chiếm xong Ấn Độ, thực dân Anh bắt đầu triển khai một loạt chính sách để thống trị Ấn Độ. Để chia rẽ khối đoàn kết nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh triệt để lợi dụng sự khác biệt, hiềm khích về đẳng cấp và tôn giáo, sự tồn tại riêng lẻ của các tiểu vương quốc để thi hành chính sách "chia để trị", "dùng người bản xứ, đánh người bản xứ". Đây là việc làm hết sức nham hiểm của thực dân Anh, khoét sâu vào những hố ngăn cách, những hiềm khích đang bùng lên trong lòng nhân dân Ấn Độ.
Đi đôi với những chính sách chính trị thâm độc, thực dân Anh tiến hành những thủ đoạn bóc lột kinh tế. Ở mảnh đất giàu có, vốn mang danh hiệu là: "viên ngọc trên vương miện của nữ hoàng Anh", những thủ đoạn cướp đoạt trắng trợn của thực dân Anh thi hành "trong khi trao đổi và để thu được nhiều sản phẩm mà chỉ phải Ýt tốn tiền nhất".
Cùng với việc cưỡng đoạt thông qua buôn bán, vơ vét, thực dân Anh đẩy mạnh việc thu thuế ruộng đất. Trong lĩnh vực công thương nghiệp, chính quyền Anh áp dụng biện pháp để vơ vét nguyên liệu, tiền của phục vụ cho nền công nghiệp Anh, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hoá cho công nghiệp Anh. Khoảng từ năm 1814 - 1835, số vải bông của Anh xuất khẩu sang Ấn Độ tăng . Hàng vải lụa của Anh đã bóp chết ngành dệt vải lụa có tiếng của Ên Độ một cách không thương tiếc. Hàng vạn thợ dệt Ấn Độ thất nghiệp, các thành phố dệt truyền thống của Ấn Độ trở nên hoang vắng, tiêu điều.
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, nền tài chính Ấn Độ hoàn toàn bị lệ thuộc vào nước Anh "Sự bóc lột Ấn Độ của tư bản tài chính đã trở thành đặc điểm chủ yếu hồi thế kỷ XIX" . Ngân hàng Luân Đôn cho chính phủ Anh ở Ấn Độ vay từ 4 triệu bảng lên tới 133 triệu bảng trong nửa sau thế kỷ XIX. Sự đầu tư của Anh vào Ấn Độ ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xây dựng xí nghiệp chế biến, hệ thống đường bộ, đường sắt để tạo điều kiện vật chất nhằm mở rộng việc vơ vét nguồn tài nguyên giàu có của đất nước này.
Đồng thời với những chính sách về kinh tế, chính trị, thực dân Anh còn thi hành những biện pháp về văn hoá - xã hội nhằm đưa xã hội Ấn Độ vào vùng ngu tối. Về giáo dục, Anh thi hành chính sách ngu dân. Về xã hội, Anh tìm cách duy trì các đẳng cấp và sự phân biệt đối xử, nhằm đẩy Ấn Độ luôn ở tình trạng mâu thuẫn đối lập nhau, đặc biệt là mối liên quan giữa người Hinđu và người Hồi giáo luôn bị Anh biến thành "tai hoạ" bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, thực dân Anh còn khuyến khích những tập quán cổ xưa, phản động của tôn giáo Ấn Độ. Những việc làm của thực dân Anh là những việc làm của "một chế độ phản động cố duy trì địa vị của nó để chống lại phong trào nhân dân" của dân tộc Ấn Độ đang chuẩn bị bùng lên.
2. Yêu cầu lịch sử của Ấn Độ.
Thực dân Anh đã hoàn thành cuộc xâm lược Ấn Độ vào giữa thế kỷ XIX. Sự áp bức, bóc lột nhân dân đè nặng lên nhân dân Ấn Độ. Nền độc lập của Ấn Độ bị chà đạp, quyền lợi sống còn của đại bộ phận dân tộc bị đe doạ. Mâu thuẫn cơ bản nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh xâm lược. Nhiệm vụ của cả dân tộc Ấn Độ là phải đứng lên đánh đuổi thực dân Anh giành độc lập dân tộc.
Ngay trong buổi đầu của công cuộc chinh phục Ấn Độ thực dân Anh đã phải đón nhận những đợt giông tố ập tới đó là những cuộc khởi nghĩa chống xâm lược diễn ra sôi nổi vào các năm 1807 ở Đêli, những năm 1813 và 1831 ở Bắc Xinêcara, 1817 - 1818 ở Ôritxa, 1825 - 1829 ở Maixo, 1846 - 1847 ở Cacnan, 1844 ở BomBay,.. Tuy nhiên những cuộc khởi nghĩa này đều mang tính tự phát, thiếu một tổ chức chặt chẽ, thiếu một đường lối và phương pháp đấu tranh phù hợp, cho nên dù rất quyết liệt song cuối cùng đều thất bại và bị đàn áp đẫm máu.
Yêu cầu lịch sử dân tộc đang đặt ra cho nhân dân Ấn Độ, cho các giai cấp tiên tiến phải lựa chọn con đường đấu tranh đúng đắn, phải có một đường lối cách mạng phù hợp để lãnh đạo phong trào đấu tranh đi đến thắng lợi.
Có thể nói rằng, trong một đất nước rộng lớn đông dân và nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo đa dạng và vấn đề đẳng cấp phức tạp như Ấn Độ thì việc đoàn kết toàn dân, "thức tỉnh" ý thức dân tộc có ý nghĩa quyết định thắng lợi cho một cuộc đấu tranh giành độc lập dân téc. Đặc biệt vấn đề đó càng quan trọng hơn khi ở Ấn Độ, Anh đã thi hành " mét chính sách trên thực tế đã nuôi dưỡng và kéo dài những sự chia rẽ và lạc hậu của một dân tộc bị nô dịch". Trong đó, thực dân Anh luôn lợi dụng tình trạng chia rẽ bất đồng giữa người Hinđu và người Hồi giáo. Vì thế yêu cầu của lịch sử Ấn Độ để đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân Anh phải đoàn kết yếu tố cộng đồng thống nhất. Đó cũng chính là một thách thức lịch sử của nhân dân Ấn Độ.
.
Sửa lần cuối: