Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông"
Thể hiện phong cách này mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá mĩ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy vừa đĩnh đạc cổ kính vừa trẻ trung hiện đại.
Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường của những tình cảm cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt mĩ của gió bão núi cao rừng thiêng thác ghềnh dữ dội...
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật nghệ sĩ nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
Anh hoặc chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong trích đoạn tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Tuy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật người lái đò, nhưng trước khi tiến hành, cần giới thiệu vài nét về hình ảnh con sông Đà – cái nền để người lái đò xuất hiện. Khi so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao, phải làm rõ vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao để tìm được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà:
1.1. Vài nét về hình ảnh con sông Đà: Sông Đà hiện lên thật hung dữ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình là cái nền để người lái đò xuất hiện..
1.2. Nhân vật người lái đò sông Đà:
a. Ông lái đò có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt: tay "lêu nghêu", chân "khuỳnh khuỳnh", "giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh", "nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó"... Đặc điểm ngoại hình và những tố chất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động trên sông nước.
b. Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: ông hiểu biết tường tận về "tính nết" của dòng sông, "nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở", "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá", "thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở", biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên "thạch trận" sông Đà. Đặc biệt, ông chỉ huy các cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn những thử thách đã qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn...
c. Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm: tả xung hữu đột trước "trùng vi thạch trận" của sông Đà, kiên cường nén chịu cái đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên, chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác, mạch lạc (tránh, đè sấn, lái miết một đường chéo, phóng thẳng...).
d. Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới. Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày. Ông lái đò chính là một người anh hùng như thế.
2. So sánh với nhân vật Huấn Cao:
2.1. Nhân vật Huấn Cao:
a. Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.
b. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.
c- Hình tượng ông Huấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một thời” nay đã lùi vào quá khứ chỉ còn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng tích cổ thương kim ( Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ- Vũ Đình Liên)
2.2. Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, chúng ta sẽ dễ thấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
a- Nét chung (tính thống nhất):
- Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.
b- Nét riêng (tính khác biệt):
- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.
- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.
(sưu tầm)
Trước Cách mạng tháng Tám phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông"
Thể hiện phong cách này mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá mĩ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy vừa đĩnh đạc cổ kính vừa trẻ trung hiện đại.
Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường của những tình cảm cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt mĩ của gió bão núi cao rừng thiêng thác ghềnh dữ dội...
Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật nghệ sĩ nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.
Anh hoặc chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong trích đoạn tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Tuy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật người lái đò, nhưng trước khi tiến hành, cần giới thiệu vài nét về hình ảnh con sông Đà – cái nền để người lái đò xuất hiện. Khi so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao, phải làm rõ vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao để tìm được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà:
1.1. Vài nét về hình ảnh con sông Đà: Sông Đà hiện lên thật hung dữ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình là cái nền để người lái đò xuất hiện..
1.2. Nhân vật người lái đò sông Đà:
a. Ông lái đò có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt: tay "lêu nghêu", chân "khuỳnh khuỳnh", "giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh", "nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó"... Đặc điểm ngoại hình và những tố chất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trường lao động trên sông nước.
b. Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: ông hiểu biết tường tận về "tính nết" của dòng sông, "nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở", "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá", "thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở", biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên "thạch trận" sông Đà. Đặc biệt, ông chỉ huy các cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn những thử thách đã qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn...
c. Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm: tả xung hữu đột trước "trùng vi thạch trận" của sông Đà, kiên cường nén chịu cái đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên, chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác, mạch lạc (tránh, đè sấn, lái miết một đường chéo, phóng thẳng...).
d. Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới. Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động thường ngày. Ông lái đò chính là một người anh hùng như thế.
2. So sánh với nhân vật Huấn Cao:
2.1. Nhân vật Huấn Cao:
a. Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.
b. Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.
c- Hình tượng ông Huấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một thời” nay đã lùi vào quá khứ chỉ còn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng tích cổ thương kim ( Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ- Vũ Đình Liên)
2.2. Từ việc tìm hiểu vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, chúng ta sẽ dễ thấy được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.
a- Nét chung (tính thống nhất):
- Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện.
b- Nét riêng (tính khác biệt):
- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những “con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.
- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi “ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Nhưng không còn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.
(sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: