Sự thật về VNCH giàu thứ 2 Châu Á, sau Nhật Bản?

Hà Nội Honey

Mật ngon Hà Nội
Những năm 60 mỹ vừa nhảy vào xâm lược nên đc nó rót tiền biến thành nền kinh tế phồn vinh giả tạo tập trung hình ảnh vào mỗi khu quận 1, sau đó giảm dần qua các năm.

FB_IMG_1676361756929.jpg


1. Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa đứng thứ 2 châu Á? Trả lời: SAI HOÀN TOÀN

- Theo Ngân hàng thế giới (WB), GDP đầu người năm 1970 của VNCH đứng thấp áp chót trong các quốc gia tiêu biểu được khảo sát với 81 USD, chỉ hơn Indonesia với 80 USD. Mức GDP này chỉ bằng 3/4 so với Campuchia, bằng 1/11 Singapore và 1/25 của Nhật cùng thời điểm.
- Thời đỉnh cao nhất GDP của VNCH chỉ đạt 118 USD/người, trong khi con số đó của Campuchia là 138 USD/1 người.
- Sang đến năm 1973 (sau hiệp định Paris), Mỹ rút quân và giảm viện trợ cho VNCH, kinh tế VNCH giảm sút chưa từng thấy. Điều này dễ hiểu vì bản thân VNCH không có nội lực kinh tế, không có sản xuất hàng hóa và phụ thuộc quá lớn vào viện trợ kinh tế và quân sự.
- GDP đầu người VNCH năm 1973 là 89 USD/1 người nhưng sang đến năm 1974 giảm mạnh chỉ còn 65 USD/1 người. Bằng 1/64 lần so với GDP Nhật Bản cùng năm. Thấp nhất châu Á và đến năm 1975.
- Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là nền kinh tế viện trợ đúng nghĩa, rất ít sản xuất. Các nhà lịch sử cho rằng, kinh tế VNCH thu lợi chỉ từ việc hơn 600 ngàn lính Mỹ và Đồng Minh đồn trú tại đây và chỉ tập trung tại Sài Gòn hay các tỉnh lị nổi tiếng ăn chơi như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt.
- Tổng lượng viện trợ của Mỹ vào miền Nam Việt Nam khoảng >10 tỷ USD vào thời giá năm 1960. Tổng chi tiêu của lính Mỹ và Đồng Minh cũng đạt con số tương ứng. Xét theo tỷ giá năm 2018, tổng viện trợ và tiêu dùng từ Mỹ và Đồng Minh đạt tới con số 145 tỷ USD. Đây là con số viện trợ kinh tế cao nhất của Hoa Kỳ so với bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu.

2. Dân Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan phải đến làm thuê tại miền nam Việt Nam? ĐÚNG NHƯNG MÀ

- Điều đó là chính xác, nhưng là đánh thuê.
- Với GDP ít ỏi, chiến tranh liên miên và nền sản xuất cực thấp, VNCH không thể tuyển các lao động từ các quốc gia khác.
- Cụm từ "làm thuê" được các lính Mỹ và tướng lĩnh quân đội Sài Gòn cao cấp chỉ quân đội các quốc gia đồng minh đánh thuê theo dạng "quốc tế viện trợ". Binh lính, chuyên gia và người dân các nước đồng minh sang Việt Nam làm với tư cách hỗ trợ VNCH nhưng VNCH không hề chi trả lương mà đều do chính quyền các quốc gia hỗ trợ. Và rõ ràng điều đó chứng tỏ rằng luận điệu các nước khác sang làm thuê cho VNCH là sai lệch hoàn toàn.
- GDP đầu người thời điểm 1965 - 1975 của VNCH thuộc dạng thấp nhất nhì châu Á, thấp hơn cả các quốc gia có chung đường biên giới đất liền hay biển.

3. Kinh tế VNCH gấp nhiều lần VNDCCH? SAI HOÀN TOÀN

- Trước tiên, viện trợ của VNDCCH vào khoảng 7 tỷ, tổng chi tiêu của binh lính và chuyên gia các nước CNXH là gần như không có. Con số này chỉ bằng 1/3 so với VNCH như đã nêu ở trên.
- Kinh tế VNDCCH mạnh ở khai khoáng, sản xuất thực phẩm và dệt may. Tính tổng giai đoạn 1955-1975 thì giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1975 tăng gấp 16,6 lần năm 1955, bình quân tăng mỗi năm 14,7%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp tính bình quân đầu người năm 1975 đã đạt mức cao hơn nhiều so với năm 1955. Ở cùng kỳ thời điểm này, các chỉ số của VNCH đều giảm.
- Tổng GDP Bắc Việt Nam đã vượt Nam Việt Nam từ năm 1970, thậm chí giai đoạn này, Mỹ tăng cường viện trợ khá nhiều nhưng kinh tế VNCH vẫn thua sút nghiêm trọng.
- Tổng GDP 1972 như sau: VNCH 9,1 tỷ USD, con số này ở VNDCCH là 11,3 tỷ USD. Và đến năm 1975, kinh tế VNCH luôn đi sau VNDCCH và mức thua kém luôn duy trì trên 1 tỷ USD, tương đương 10% trị giá GDP.
- Thời điểm huy hoàng nhất của kinh tế VNCH là giai đoạn 1960 - 1963, giai đoạn này kinh tế VNDCCH bị tàn phá sau cuộc chiến tranh chống Pháp ở Bắc VN, cộng thêm việc di dân đem theo tư liệu sản xuất lớn chưa từng có vào Nam. Nhưng giai đoạn này chấm dứt bởi sự kiện Đảo chính 1963 khiến Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu thiệt mạng.
- Năm 1966 - 1967, có thời điểm tổng GDP của miền Nam Việt Nam tăng đột biến. Điều này dễ hiểu vì trong 2 năm, tổng viện trợ của Mỹ đến VNCH tăng gấp 3 so với cùng năm trước đó (1965), từ 290 triệu USD lên đến khoảng 790 triệu USD. Năm 1967 là khoảng 680 triệu USD.
- Nhưng tại sao mức viện trợ duy trì đều khoảng 600 - 700 triệu đến giai đoạn 1973 mà kinh tế VNCH không bức lên được? Vì nền kinh tế bị bao cấp, tham nhung và bị lũng đoạn vào tay người Hoa hết. Và sau khi Mỹ ngưng viện trợ, nền kinh tế VNCH lao dốc không phanh sau năm 1973.

Tiểu kết:
- Luận điệu kinh tế VNCH chỉ sau Nhật, đứng thứ 2 châu Á và người Hàn, người Thái sang Việt Nam là sai hoàn toàn và được chính Ngân hàng Thế giới phủ định qua biện chứng GDP đầu người và tổng mức GDP.
- Luận điệu kinh tế VNCH gấp nhiều lần VNDCCH cũng không chính xác.
- Luận điệu nếu VNCH được phát triển sẽ nhanh chóng vượt Hàn Quốc, Thái Lan cũng không chính xác khi chưa từng có bất cứ 1 thời điểm nào trong lịch sử VNCH vượt lên được Indonesia, Philippin hay Thái Lan chứ chưa dám so với Đài Loan hay Hàn Quốc.
- Luận điệu "người đi bộ giải phóng người đi ô tô" cũng sai hoàn toàn vì bản thân GDP 2 miền đã chứng minh. Không có sự quá khác biệt, thậm chí GDP 2 miền tiệm cận nhau. Sang 1973 trở đi, GDP của VNCH luôn thua so với VNDCCH.

Nguồn tham khảo (Không dẫn link, các bạn có thể google đúng tên tư liệu bên dưới)

1. Economic growth around the world from ancient times to the present day: Statistical Tables, Phần 1. A.G. Vinogradov. WP IPGEB. Trang 88-89
2. International Socialist Review Issue 33, January–February 2004. From the overthrow of Diem to the Tet Offensive. Vietnam: The war the U.S. lost
3. DIALECTICS OF URBAN PROPOSALS FOR THE SAIGON METROPOLITAN AREA. P.14
4. Economic Divergence in East Asia: New Benchmark Estimates of Levels of Wages and GDP, 1913-1970. Jean-Pascal Bassino and Pierre van der Eng. P 12
5. Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr. 80
6. Development Centre Studies: The World Economy: A Millennial Perspective, Angus Maddison, OECD, Paris 2001, ISBN 92-64-18998-X
7. DIALECTICS OF URBAN PROPOSALS FOR THE SAIGON METROPOLITAN AREA. P.109
8. Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996)
9. VIELE WERDEN HIER MILLIONÄRE“ - DER SPIEGEL 4/4/1968
10. Ngoài ra còn các số liệu của Ngân Hàng Thế Giới (WB).


Nguồn Tifosi
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top