H
HuyNam
Guest
Những tư tưởng triết học đầu tiên tại Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào thời kỳ diễn ra những diễn biến sâu sắc trong quan hệ xã hội, trước hết là sự tan rã chế độ thị tộc và sự thiết lập chế độ chiến hữu nô lệ, chế độ xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người. Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, với những cuộc chiến tranh và xung đột triền miên.
Vào thời đại Homère (thế kỷ XI- IX TCN), ở Hy Lạp, đã chớm bắt đầu quá trình tan rã của công xã thị tộc, được thú đẩy bởi sự phân công lao động, diễn ra trong nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Đồng tiền kim khí chưa xuất hiện, thương nghiệp và nghề thủ công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong đời sống. Đọc Homère, người ta dễ dàng nhận thấy rằng, những nhân vật trong trường ca sử thi Iliade và Odyssei không phải là nhưng lực sĩ trên đồng ruộng, giỏi khẩn hoang, làm cỏ, cày xới, mà thiên về phô trương sự thiện chiến của mình. “Chiến tranh” và “xung đột” là những từ ngữ thường thấy trong các sang tác thần thoại, nghệ thuật thời kỳ này. Đằng sau những câu chuyện về chiến tranh giữa các vị thần đã ẩn chứa các sự kiện lịch sử đầy bi kịch. Chiến tranh tạo ra và tôn vinh thủ lĩnh, thủ lĩnh khẳng định quyền lực của mình bằng cách dấn thân vào những cuộc phiêu lưu bằng máu.
“Polis”, khái niệm chung để lối tổ chức nhà nước độc đáo của người Hy Lạp xuất hiện từ rất sớm, nhưng vào thời Homere, nó chưa được hiểu như thị quốc, mà chỉ như một cụm dân cư, sống có tổ chức, được thành lũy kiên cố xung quanh bao bọc. Chữ viết chưa ra đời, truyền thống công xã còn khá mạnh với uy lực gần như tuyệt đối của các tộc trưởng. Tuy nhiên, trong nội bộ công xã đã bắt đầu diễn ra những xung đột từ việc hôn nhân đến việc phân chia tài sản giữa các thế hệ. Cuối cùng là sự việc phân định quyền lực. Biểu hiện đầu tiên của phân hóa xã hội là xuất hiện hai loại người có địa vị và quyền lợi đối lập nhau - những người được chia nhiều đất (policler) và những người không có đất canh tác (acler).
Bước sang thế kỷ VIII TCN, kinh tế ở các thị quốc Hy Lạp tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh. Thủ công tách khỏi nghề nông nghiệp và tiến những bước đáng kể. Nghành đóng tàu được khuyến khích nhằm phục vụ cho thương nghiệp và chiến tranh. Sự hưng thịnh của kinh tế kích thích quá trình vượt biển tìm đất mới, xâm chiếm lãnh thổ các xứ láng giềng, bắt người làm nô lệ. Bên cạnh đó, công cuộc di thực cũng thúc đẩy khả năng giao lưu văn hóa, khoa học giữa Hy Lạp và các dân tộc khác.
Lãnh thổ Hy Lạp xưa rộng lớn hơn so với hiện nay gấp nhiều lần, bao gồm phần đất liền cùng vô số hòn đảo trên biển Egie, vùng duyên hải Balcan và tiểu Á. Từ cuộc di thực ồ ạt vào các thế kỷ VIII - VI TCN, người Hy Lạp chiếm thêm miền nam Ý, đảo Sicile, vùng ven biển Đen, lập nên Đại Hy Lạp. Những cuộc viễn chinh toàn thắng của Alexandre xứ Macedoine vào cuối thế kỷ IV TCN đã đưa đến sự ra đời các cuốc gia Hy Lạp hóa trải rộng từ Sicile ở phía tây Ân Độ ở phía đông, từ biển Đen ở phía bắc đến khu vực tiếp giáp sông Nil ở phía nam. Tuy nhiên trung tâm của Hy Lạp cổ đại, trải qua bao thăng trầm, vẫn là vung biển Egie, nơi nhà nước và nền văn hóa Hy Lạp đạt tới sự phồn thịnh cao nhất của mình.Vào thời đại Homère (thế kỷ XI- IX TCN), ở Hy Lạp, đã chớm bắt đầu quá trình tan rã của công xã thị tộc, được thú đẩy bởi sự phân công lao động, diễn ra trong nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Đồng tiền kim khí chưa xuất hiện, thương nghiệp và nghề thủ công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong đời sống. Đọc Homère, người ta dễ dàng nhận thấy rằng, những nhân vật trong trường ca sử thi Iliade và Odyssei không phải là nhưng lực sĩ trên đồng ruộng, giỏi khẩn hoang, làm cỏ, cày xới, mà thiên về phô trương sự thiện chiến của mình. “Chiến tranh” và “xung đột” là những từ ngữ thường thấy trong các sang tác thần thoại, nghệ thuật thời kỳ này. Đằng sau những câu chuyện về chiến tranh giữa các vị thần đã ẩn chứa các sự kiện lịch sử đầy bi kịch. Chiến tranh tạo ra và tôn vinh thủ lĩnh, thủ lĩnh khẳng định quyền lực của mình bằng cách dấn thân vào những cuộc phiêu lưu bằng máu.
“Polis”, khái niệm chung để lối tổ chức nhà nước độc đáo của người Hy Lạp xuất hiện từ rất sớm, nhưng vào thời Homere, nó chưa được hiểu như thị quốc, mà chỉ như một cụm dân cư, sống có tổ chức, được thành lũy kiên cố xung quanh bao bọc. Chữ viết chưa ra đời, truyền thống công xã còn khá mạnh với uy lực gần như tuyệt đối của các tộc trưởng. Tuy nhiên, trong nội bộ công xã đã bắt đầu diễn ra những xung đột từ việc hôn nhân đến việc phân chia tài sản giữa các thế hệ. Cuối cùng là sự việc phân định quyền lực. Biểu hiện đầu tiên của phân hóa xã hội là xuất hiện hai loại người có địa vị và quyền lợi đối lập nhau - những người được chia nhiều đất (policler) và những người không có đất canh tác (acler).
Bước sang thế kỷ VIII TCN, kinh tế ở các thị quốc Hy Lạp tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh. Thủ công tách khỏi nghề nông nghiệp và tiến những bước đáng kể. Nghành đóng tàu được khuyến khích nhằm phục vụ cho thương nghiệp và chiến tranh. Sự hưng thịnh của kinh tế kích thích quá trình vượt biển tìm đất mới, xâm chiếm lãnh thổ các xứ láng giềng, bắt người làm nô lệ. Bên cạnh đó, công cuộc di thực cũng thúc đẩy khả năng giao lưu văn hóa, khoa học giữa Hy Lạp và các dân tộc khác.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: