30 năm trước, đúng vào ngày này (7-1-1979), nhân dân Campuchia với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN đã giải phóng Phnom Penh, lật đổ ách thống trị của Khơme Đỏ.
Tháng 4-1975, khi người dân Campuchia còn chưa kịp ăn mừng việc chính quyền Lon Nol (thân Mỹ) bị lật đổ thì tất cả bàng hoàng nhận được lệnh từ chính quyền Pol Pot: sơ tán toàn bộ khỏi Phnom Penh và các thành phố, thị xã chính của đất nước! Đàn ông, đàn bà, già trẻ, sư sãi, nhà giáo, nhà buôn, sinh viên... bị lùa đi như những bầy nô lệ. Những người sơ tán được tuyên truyền là phải ra đi để tránh những cuộc ném bom của Mỹ.
Tàn bạo cùng cực
Chính quyền mới sát hại bất cứ ai bị nghi ngờ “có dính líu đến hoạt động thị trường tự do”. Những người bị nghi ngờ là tư bản gồm tất thảy những người có nghề nghiệp và hầu hết những ai được học hành, dân thành thị hay từng có liên quan đến các chính phủ nước ngoài. Thậm chí chỉ cần là người đeo kính cũng có thể bị sát hại. Xã hội Campuchia chỉ sau một đêm bị biến thành một trại tập trung khổng lồ. Mục đích của chính sách này là để biến người thành thị, trí thức (gọi là “người mới”) trở thành “những người cũ” (chưa bị nhiễm độc tư bản, nông dân…) thông qua lao động nông nghiệp. Toàn bộ dân cư phải lao động tập trung trong những hợp tác xã hay các chương trình lao động cưỡng bức.
Tượng đài quân tình nguyện VN tại bến phà Neak Luong trên quốc lộ 1, tỉnh Prey Veng, Campuchia - Ảnh: N.C.T.
Hàng trăm ngàn “người mới” đã bị xiềng xích, bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Với chỉ thị “không lãng phí đạn”, binh lính Khơme Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt và những cái cuốc hay chôn sống họ trong những khu mộ tập thể. Theo ước tính có khoảng 1,7-2,3 triệu người (tương đương 1/4 dân số Campuchia lúc đó) đã bị sát hại bởi các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bị bỏ đói và lao động cưỡng bức.
Trẻ con bị tách khỏi bố mẹ và được dạy cách tra tấn thú vật, được cho tham gia điều khiển nhiều cuộc tra khảo. Khơme Đỏ dưới sự dẫn dắt của Pol Pot, Ieng Sari, Khieu Samphan và Hou Yuon được nhiều học giả như Dith Pran, Nayan Chanda... coi là chế độ khát máu và tàn bạo nhất trong thế kỷ 20 - sánh với những trại tập trung diệt chủng của Hitler trong Thế chiến thứ hai.
Thủ Tướng Campuchia - Hun Sen: “Không có sự giúp đỡ của VN, chúng tôi sẽ chết”
Không chỉ thực hiện chính sách diệt chủng, được sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài, Khơme Đỏ nhiều lần tiến hành quấy phá và sát hại dân thường VN ở khu vực dọc biên giới từ năm 1975-1978. Đỉnh điểm là vào ngày 13-12-1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của thế lực bên ngoài, Khơme Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000-60.000 quân) tấn công xâm lược VN trên toàn tuyến biên giới.
Ngày 23-12-1978, quân đội VN đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khơme Đỏ. Lần lượt, quân tình nguyện giải phóng các tỉnh Stung Treng, Kampong Cham, Prey Veng và đánh tan các lực lượng án ngữ vào cửa ngõ của Phnom Penh. Đến ngày 7-1-1979, Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng Phnom Penh từ ngả Neak Luong mà không gặp phải sức chống cự nào của Khơme Đỏ.
Một điều đáng chú ý là khi quân tình nguyện đi tới đâu thì người dân được giải phóng ở đấy cũng nhanh chóng xin tham gia lực lượng vũ trang của Campuchia đi theo cùng. Giới lãnh đạo Campuchia, như chủ tịch danh dự của Đảng CPP Heng Somrin, nhiều lần nhắc lại chuyện người dân hồ hởi đón quân đội VN mỗi khi họ tới. Lời trìu mến họ gọi quân tình nguyện VN là “quân đội nhà Phật”.
Trong cuốn sách Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia mới xuất bản, Thủ tướng Hun Sen thừa nhận: “Nếu Pol Pot không tấn công VN, tôi nghĩ chúng tôi sẽ không có được sự ủng hộ của VN để lật đổ chế độ Khơme Đỏ. Pol Pot đã phạm sai lầm là giết người dân của mình (kể cả những người gốc Việt) và phát động các cuộc tấn công vào biên giới VN”. Ông cũng kể VN ban đầu đã từ chối các đề nghị trợ giúp về quân sự do không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Bản thân ông nhiều lần nổi giận với phóng viên quốc tế khi họ đặt câu hỏi cho rằng việc VN giúp Campuchia lật đổ Pol Pot là “sự xâm lược”.
Dù có những quan điểm khác nhau trong giới học giả phương Tây về những sự kiện sau đó, tất cả đều đồng ý rằng chính VN có vai trò quyết định giúp gần 6 triệu người còn sống của Campuchia thoát được nạn diệt chủng. Trong cuốn sách, Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “Không có sự giúp đỡ của VN, chúng tôi sẽ chết”.
Công lý vẫn đang lẩn trốn
Theo trang web trung tâm thống kê của Campuchia, đến nay xác định được khoảng 20.000 hố chôn người tập thể, 189 nhà tù trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày cầm quyền của Pol Pot. Trong số người bị sát hại có gần 200 nhà văn, nhà báo; 600 bác sĩ, dược sĩ; 18.000 thầy cô giáo, giáo sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1.000 văn nghệ sĩ. Hơn 1.000 trí thức ở nước ngoài về chỉ sống sót 85 người. Gần 6.000 trường học, hơn 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2.000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên Chúa và đạo Hồi bị phá hủy hoặc biến thành nhà kho, trại giam.
Ngày 5-1 vừa qua, Tổ chức Quan sát nhân quyền đưa ra thông cáo nói “công lý vẫn đang lẩn trốn” vì đã 30 năm rồi vẫn chưa có ai bị xét xử, kết tội hay nhận án cho tội ác đẫm máu nhất thế kỷ 20.
THANH TUẤN (Tuoi Tre online)
Tháng 4-1975, khi người dân Campuchia còn chưa kịp ăn mừng việc chính quyền Lon Nol (thân Mỹ) bị lật đổ thì tất cả bàng hoàng nhận được lệnh từ chính quyền Pol Pot: sơ tán toàn bộ khỏi Phnom Penh và các thành phố, thị xã chính của đất nước! Đàn ông, đàn bà, già trẻ, sư sãi, nhà giáo, nhà buôn, sinh viên... bị lùa đi như những bầy nô lệ. Những người sơ tán được tuyên truyền là phải ra đi để tránh những cuộc ném bom của Mỹ.
Tàn bạo cùng cực
Chính quyền mới sát hại bất cứ ai bị nghi ngờ “có dính líu đến hoạt động thị trường tự do”. Những người bị nghi ngờ là tư bản gồm tất thảy những người có nghề nghiệp và hầu hết những ai được học hành, dân thành thị hay từng có liên quan đến các chính phủ nước ngoài. Thậm chí chỉ cần là người đeo kính cũng có thể bị sát hại. Xã hội Campuchia chỉ sau một đêm bị biến thành một trại tập trung khổng lồ. Mục đích của chính sách này là để biến người thành thị, trí thức (gọi là “người mới”) trở thành “những người cũ” (chưa bị nhiễm độc tư bản, nông dân…) thông qua lao động nông nghiệp. Toàn bộ dân cư phải lao động tập trung trong những hợp tác xã hay các chương trình lao động cưỡng bức.
Tượng đài quân tình nguyện VN tại bến phà Neak Luong trên quốc lộ 1, tỉnh Prey Veng, Campuchia - Ảnh: N.C.T.
Hàng trăm ngàn “người mới” đã bị xiềng xích, bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Với chỉ thị “không lãng phí đạn”, binh lính Khơme Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt và những cái cuốc hay chôn sống họ trong những khu mộ tập thể. Theo ước tính có khoảng 1,7-2,3 triệu người (tương đương 1/4 dân số Campuchia lúc đó) đã bị sát hại bởi các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bị bỏ đói và lao động cưỡng bức.
Trẻ con bị tách khỏi bố mẹ và được dạy cách tra tấn thú vật, được cho tham gia điều khiển nhiều cuộc tra khảo. Khơme Đỏ dưới sự dẫn dắt của Pol Pot, Ieng Sari, Khieu Samphan và Hou Yuon được nhiều học giả như Dith Pran, Nayan Chanda... coi là chế độ khát máu và tàn bạo nhất trong thế kỷ 20 - sánh với những trại tập trung diệt chủng của Hitler trong Thế chiến thứ hai.
Thủ Tướng Campuchia - Hun Sen: “Không có sự giúp đỡ của VN, chúng tôi sẽ chết”
Không chỉ thực hiện chính sách diệt chủng, được sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài, Khơme Đỏ nhiều lần tiến hành quấy phá và sát hại dân thường VN ở khu vực dọc biên giới từ năm 1975-1978. Đỉnh điểm là vào ngày 13-12-1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của thế lực bên ngoài, Khơme Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000-60.000 quân) tấn công xâm lược VN trên toàn tuyến biên giới.
Ngày 23-12-1978, quân đội VN đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khơme Đỏ. Lần lượt, quân tình nguyện giải phóng các tỉnh Stung Treng, Kampong Cham, Prey Veng và đánh tan các lực lượng án ngữ vào cửa ngõ của Phnom Penh. Đến ngày 7-1-1979, Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng Phnom Penh từ ngả Neak Luong mà không gặp phải sức chống cự nào của Khơme Đỏ.
Một điều đáng chú ý là khi quân tình nguyện đi tới đâu thì người dân được giải phóng ở đấy cũng nhanh chóng xin tham gia lực lượng vũ trang của Campuchia đi theo cùng. Giới lãnh đạo Campuchia, như chủ tịch danh dự của Đảng CPP Heng Somrin, nhiều lần nhắc lại chuyện người dân hồ hởi đón quân đội VN mỗi khi họ tới. Lời trìu mến họ gọi quân tình nguyện VN là “quân đội nhà Phật”.
Trong cuốn sách Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia mới xuất bản, Thủ tướng Hun Sen thừa nhận: “Nếu Pol Pot không tấn công VN, tôi nghĩ chúng tôi sẽ không có được sự ủng hộ của VN để lật đổ chế độ Khơme Đỏ. Pol Pot đã phạm sai lầm là giết người dân của mình (kể cả những người gốc Việt) và phát động các cuộc tấn công vào biên giới VN”. Ông cũng kể VN ban đầu đã từ chối các đề nghị trợ giúp về quân sự do không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Bản thân ông nhiều lần nổi giận với phóng viên quốc tế khi họ đặt câu hỏi cho rằng việc VN giúp Campuchia lật đổ Pol Pot là “sự xâm lược”.
Dù có những quan điểm khác nhau trong giới học giả phương Tây về những sự kiện sau đó, tất cả đều đồng ý rằng chính VN có vai trò quyết định giúp gần 6 triệu người còn sống của Campuchia thoát được nạn diệt chủng. Trong cuốn sách, Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “Không có sự giúp đỡ của VN, chúng tôi sẽ chết”.
Công lý vẫn đang lẩn trốn
Theo trang web trung tâm thống kê của Campuchia, đến nay xác định được khoảng 20.000 hố chôn người tập thể, 189 nhà tù trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày cầm quyền của Pol Pot. Trong số người bị sát hại có gần 200 nhà văn, nhà báo; 600 bác sĩ, dược sĩ; 18.000 thầy cô giáo, giáo sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1.000 văn nghệ sĩ. Hơn 1.000 trí thức ở nước ngoài về chỉ sống sót 85 người. Gần 6.000 trường học, hơn 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2.000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên Chúa và đạo Hồi bị phá hủy hoặc biến thành nhà kho, trại giam.
Ngày 5-1 vừa qua, Tổ chức Quan sát nhân quyền đưa ra thông cáo nói “công lý vẫn đang lẩn trốn” vì đã 30 năm rồi vẫn chưa có ai bị xét xử, kết tội hay nhận án cho tội ác đẫm máu nhất thế kỷ 20.
THANH TUẤN (Tuoi Tre online)