Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Trong nửa đầu thế kỷ V, các bộ lạc người Giécmanh đã thành lập trên đất đai của Tây La Mã các vương quốc Tây Gốt, Văngđan, Buốcgôngđơ. Sau khi đế quốc Tây La Mã diệt vong (năm 476), người Giécmanh tiếp tục thành lập ba vương quốc mới là Đông Gốt, Lông Ba và Phrăng.
Trong số các vương quốc do người Giécmanh thành lập, chỉ có vương quốc Phrăng tồn tại lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở Tây Âu trong thời sơ kỳ trung đại.
Địa bàn đầu tiên của vương quốc Phrăng chỉ là miền Bắc nước Pháp ngày nay. Nhưng các Vua ở vương quốc Phrăng đã không ngừng gây chiến tranh để mở rộng đất đai. Đặc biệt đến thời Saclơmanhơ, bằng 50 cuộc chiến tranh, ông đã biến vương quốc Phrăng thành một đế quốc có cương giới rộng lớn từ bờ Đại Tây Dương ở phía Tây đến bờ sông Enbơ và sông Đanuýp ở phía Đông và từ Nam Ý ở phía Nam đến Bắc Hải và bờ biển Ban Tích ở phía Bắc. Thế là, lãnh thổ của đế quốc Saclơmanhơ tương đương với lãnh thổ của đế quốc Tây La Mã trước kia. Chính vì vậy, vào ngày lễ Nôen năm 800, tại nhà thờ Xanh Pie ở La Mã, Sáclơmanhơ được Giáo hoàng cử hành lễ tấn phong làm Hoàng đế La Mã.
Năm 814, Sáclơmanhơ chết, nội bộ vương quốc Phrăng bắt đầu lục đục. Năm 840, ngay sau khi con của Sáclơmanhơ là Luy Mộ đạo chết, ba người con của ông là Lôte, Luy xứ Giécmanh và Sáclơ Hói đã gây nội chiến để tranh giành ngôi hoàng đế. Kết quả, đến năm 843, ba anh em phải ký với nhau hòa ước Vécđoong.
Theo hòa ước này, lãnh thổ của Phrăng được chia thành ba phần: người anh cả, Lôte, được phần giữa bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền Bắc bán đảo Ý; người con thứ hai là Luy xứ Giécmanh được phần đất phía Đông sông Ranh; người em út là Sáclơ Hói được phần đất phía Tây của đế quốc. Như vậy, hòa ước Vécđoong là sự kiện quan trọng đánh dấu đế quốc Sáclơmanhơ hoàn toàn tan rã, đồng thời là cái mốc lịch sử đánh dấu sự thành lập ba nước lớn ở Tây Âu là Pháp, Đức và Ý.
Ở Anh, từ thế kỷ V, đã thành lập nhiều tiểu quốc. Đến đầu thế kỷ IX, Ecbe đã thống nhất được các nước nhỏ và thành lập vương quốc Anh.
Ở Tây Ban Nha, từ năm 419 đã thành lập vương quốc Tây Gốt. Năm 711 Tây Gốt bị diệt vong do sự tấn công của người Arập. Người Tây Gốt phải lùi lên phía Bắc lập thành một số nước nhỏ. Đến thế kỷ XI, trong phong trào đấu tranh chống người Arập để khôi phục đất đai, ở Tây Ban Nha đã xuất hiện bốn quốc gia là Caxtila, Aragôn, Nava và Bồ Đào Nha, trong đó quan trọng nhất là Caxtila và Aragôn.
Năm 1469, hoàng tử Aragôn là Phécđinăng kết hôn với công chúa Caxtila là Ixabela. Năm 1474, Ixabela lên làm vua Caxtila, năm 1479, Phécđinăng cũng lên ngôi ở Aragôn, do đó hai nước chính thức hợp nhất thành nước Tây Ban Nha. Năm 1512 Vương quốc Nava cũng sáp nhập vào Tây Ban Nha, còn Bồ Đào Nha vẫn là một nước độc lập.
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục
Trong số các vương quốc do người Giécmanh thành lập, chỉ có vương quốc Phrăng tồn tại lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở Tây Âu trong thời sơ kỳ trung đại.
Địa bàn đầu tiên của vương quốc Phrăng chỉ là miền Bắc nước Pháp ngày nay. Nhưng các Vua ở vương quốc Phrăng đã không ngừng gây chiến tranh để mở rộng đất đai. Đặc biệt đến thời Saclơmanhơ, bằng 50 cuộc chiến tranh, ông đã biến vương quốc Phrăng thành một đế quốc có cương giới rộng lớn từ bờ Đại Tây Dương ở phía Tây đến bờ sông Enbơ và sông Đanuýp ở phía Đông và từ Nam Ý ở phía Nam đến Bắc Hải và bờ biển Ban Tích ở phía Bắc. Thế là, lãnh thổ của đế quốc Saclơmanhơ tương đương với lãnh thổ của đế quốc Tây La Mã trước kia. Chính vì vậy, vào ngày lễ Nôen năm 800, tại nhà thờ Xanh Pie ở La Mã, Sáclơmanhơ được Giáo hoàng cử hành lễ tấn phong làm Hoàng đế La Mã.
Năm 814, Sáclơmanhơ chết, nội bộ vương quốc Phrăng bắt đầu lục đục. Năm 840, ngay sau khi con của Sáclơmanhơ là Luy Mộ đạo chết, ba người con của ông là Lôte, Luy xứ Giécmanh và Sáclơ Hói đã gây nội chiến để tranh giành ngôi hoàng đế. Kết quả, đến năm 843, ba anh em phải ký với nhau hòa ước Vécđoong.
Theo hòa ước này, lãnh thổ của Phrăng được chia thành ba phần: người anh cả, Lôte, được phần giữa bao gồm vùng tả ngạn sông Ranh và miền Bắc bán đảo Ý; người con thứ hai là Luy xứ Giécmanh được phần đất phía Đông sông Ranh; người em út là Sáclơ Hói được phần đất phía Tây của đế quốc. Như vậy, hòa ước Vécđoong là sự kiện quan trọng đánh dấu đế quốc Sáclơmanhơ hoàn toàn tan rã, đồng thời là cái mốc lịch sử đánh dấu sự thành lập ba nước lớn ở Tây Âu là Pháp, Đức và Ý.
Ở Anh, từ thế kỷ V, đã thành lập nhiều tiểu quốc. Đến đầu thế kỷ IX, Ecbe đã thống nhất được các nước nhỏ và thành lập vương quốc Anh.
Ở Tây Ban Nha, từ năm 419 đã thành lập vương quốc Tây Gốt. Năm 711 Tây Gốt bị diệt vong do sự tấn công của người Arập. Người Tây Gốt phải lùi lên phía Bắc lập thành một số nước nhỏ. Đến thế kỷ XI, trong phong trào đấu tranh chống người Arập để khôi phục đất đai, ở Tây Ban Nha đã xuất hiện bốn quốc gia là Caxtila, Aragôn, Nava và Bồ Đào Nha, trong đó quan trọng nhất là Caxtila và Aragôn.
Năm 1469, hoàng tử Aragôn là Phécđinăng kết hôn với công chúa Caxtila là Ixabela. Năm 1474, Ixabela lên làm vua Caxtila, năm 1479, Phécđinăng cũng lên ngôi ở Aragôn, do đó hai nước chính thức hợp nhất thành nước Tây Ban Nha. Năm 1512 Vương quốc Nava cũng sáp nhập vào Tây Ban Nha, còn Bồ Đào Nha vẫn là một nước độc lập.
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục