Chia Sẻ Sự tan rã của chế độ phong kiến

Trang Dimple

New member
Xu
38
SỰ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

Chế độ phong kiến ra đời, phát triển sau đó bước vào thời kì khủng hoảng và tan rã khi sự khủng hoảng lên đến đỉnh điểm do một số nguyên nhân sau:

- Đó là sự khủng hoảng bắt đầu từ bên trong, cơ sở kinh tế - xã hội, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất cũ lỗi thời với quan hệ sản xuất mới.

- Sự khủng hoảng dẫn đến sự suy yếu cùng với nhân tố bên ngoài tác động vào dẫn đến sự tan rã của chế độ phong kiến.

I. Sự tan rã của chế độ phong kiến phương Đông

Từ thế kỉ XVI, có sự trùng hợp nhất định trong tình hình các quốc gia phương Đông cũng như châu Âu: Chế độ phong kiến ở đây bắt đầu suy thoái. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Thế kỉ XVI, Trung Quốc dưới triều Minh, Ấn Độ thời Acơba…vẫn là những quốc gia mạnh và phát triển. Cũng thời gian này ở Nhật Bản, chế độ trung ương tập quyền được khôi phục. Tuy nhiên sau đó, nhìn chung xã hội phong kiến phương Đông bước vào giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kéo dài.

Suốt 15 thế kỉ đầu của công nguyên, các quốc gia phương Đông như là hình ảnh tương phản với châu Âu. Gần hết thời gian đó phương Tây chìm trong chế độ phong kiến phân tán, lạc hậu, văn hóa kém phát triển. Trong khi ở phương Đông các vương triều lớn của các quốc gia phong kiến thống nhất không ngừng kế tiếp nhau phát triển.

Từ thế kỉ XVI – XVII trở đi, những nước phương Đông bắt đầu suy yếu.
Đặc điểm
- Sự khủng hoảng diễn ra lâu dài và khác nhau (Do trình độ phát triển của các quốc gia phong kiến phương Đông rất khác biệt). Khi cơ sở nền tảng dựng lên chế độ phong kiến khủng hoảng: khủng hoảng cơ sở kinh tế.

Sự suy yếu đi liền với sự khủng hoảng của xã hội phong kiến. Biểu hiện trước hết của nó là công cụ lao động không được cải tiến, sản xuất chậm phát triển. Ở một vài nơi, mần mống của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu nảy sinh nhưng không thể vượt ra khỏi khuôn khổ của chế độ phong kiến cực đoan, quan hệ phong kiến bảo thủ. Mâu thuẫn xã hội trở nên thường xuyên gay gắt. Chính quyền phong kiến đã không còn có thể cải thiện tình hình, quay ra đàn áp quần chúng và tiếp tục đi vào con đường hủ bại. Giai cấp phong kiến phân chia bè đảng, tham nhũng và tranh giành quyền lực. Tình trạng này kéo dài dai dẳng, lên xuống suốt mấy trăm năm.

- Bên cạnh đó là sự khủng hoảng chính sách, chính trị của chế độ phong kiến nhưng vẫn có thể điều chỉnh được trên nền tảng kinh tế đó, mâu thuẫn xã hội lúc này tạm thời dẹp bỏ.

Ở Trung Quốc:

- Khủng hoảng bắt đầu từ thế kỉ XVI, khiến TQ trì trệ, lạc hậu

+ Từ thập kỉ 30 của thế kỉ XV về sau, triều Minh bắt đầu suy sụp. Vua thường lên ngôi khi còn ít tuổi, chỉ biết ăn chơi, mọi quyền hành đều bị các quan hoạn lũng đoạn.

+ Giai cấp địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất, nông dân đói khổ.

+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào chiến tranh nông dân cuối triều Minh nổ ra mạnh mẽ

+ Khi triều Thanh được thành lập, trải qua mấy chục năm chiến tranh, đất nước tiếp tục bị khủng hoảng.

Tạo điều kiện các nước thực dân xâm lược.

- Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây:

+ Từ 1521, khi người Bồ Đào Nha đến xin buôn bán với TQ, triều đình ra lệnh buộc họ rút khỏi TQ nhưng sau nhận thấy có lợi nên TQ lại mở cửa Quảng Châu cho họ vào buôn bán.

+ Thế kỉ XVII, người Hà Lan, Anh, Pháp cũng đến TQ.

+ Đến đầu triều Thanh, triều đình thi hành chính sách đóng cửa tương đối nghiêm ngặt, thương nhân châu Âu chỉ được buôn bán ở Áo Môn, sau mở rộng buôn bán ở Giang Tô, Chiết Giang…

+ Năm 1757 nhà Thanh ra lệnh các nhà buôn nước ngoài được buôn bán ở Quảng Châu mà thôi.

+ Để tiêu thụ thuốc phiện, Anh chủ yếu nhằm vào TQ, và yêu cầu đặt quan hệ ngoại thương nhưng triều đình Thanh thực hiện triệt để lệnh cấm. Chiên tranh TQ – Anh (lịch sử quen gọi là “ Chiến tranh thuốc phiện”) bùng nổ.

ðSự kiện đó đánh dấu xã hội TQ bước vào giai đoạn nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

Các nước Đông Nam Á

- Chế độ phong kiến già cỗi ở ĐNA từ thế kỉ XVI bắt đầu bước vào con đường khủng hoảng, suy thoái.

+ Đại Việt: Từ năm 1533, hình thành thế “lưỡng quyền” vua Lê – chúa Trịnh, “lưỡng vực” chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn lập nên 1 thời rực rỡ, nắm quyền (1778 – 1802).Sự chia rẽ, phân quyền, binh đao, nội chiến, cả một thời kì dài khủng hoảng, kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân khốn khổ hơn.

+ Campuchia: Văn minh Ăngco cùng với chế độ phong kiến suy tàn do một số yếu tố sau: Điều kiện tự nhiên: hạn hán, thiếu nước làm cho kinh tế nông nghiệp giảm sút mạnh; Xây dựng nhiều công trình quá sức người sức của; Đặc biệt là những cuộc chiến tranh với bên ngoài: Đại Việt, Ayuthaya khiến nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân cực khổ.
Sau thời kì phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến, từ thế kỉ XVI trở đi, ở nhiều nước, chế độ phong kiến từng bước lún sâu vào thời kì khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế - xã hội. Các cuộc xung đột, tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong kiến dẫn đến chia cắt đất nước. Mâu thuẫn xã hội căng thẳng do các tầng lớp nhân dân bị bóc lột nặng nề, không còn đường sống, nhân dân, trước hết là nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các cuộc xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

- Sự xâm nhập của thực dân phương Tây:

+ Từ thế kỉ XVI, những nước phương Tây đến đây với mục đích ngoại giao, buôn bán, truyền giáo rồi đến khống chế chính trị, dùng vũ lực thôn tính:

· Lan Xang bị Xiêm xâm chiếm năm 1831, rồi chuyển sang tay bảo hộ của Pháp năm 1899

· Campuchia bị ép nhận chế độ bảo hộ của Pháp năm 1863

· Việt Nam trải qua cuộc kháng chiến của nhân dân từ năm 1858 và kí nhận chế độ bảo hộ qua Hiệp ước Hácmăng (1883) và HU Patơnốt 1884

· Mianma bị Anh chiếm 1885….

Như vậy, sự tan rã của chế độ phong kiến ở phương Đông bắt nguốn từ sự trì trệ của quan hệ sản xuất phong kiến, sự khủng hoảng của cơ sở nền tảng kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Yếu tố bên ngoài: Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây là nguyên nhân quyết định dẫn tới sự tan rã của chế độ phong kiến ở phương Đông.

II. Sự tan rã của chế độ phong kiến ở phương Tây

- Những quan hệ mới tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh từ trong lòng của chế độ phong kiến trên cơ sở sự phát triển của các lực lượng sản xuất.

+ Kết quả của việc tước đoạt ruộng đất của hang loạt nông dân và sự phá sản của thợ thủ công thành thị đã tạo nên tầng lớp công nhân làm thuê.

+ Sự phát triển rộng rãi của công trường thủ công tư bản chủ nghĩa thậm chí sự phát triển của của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp ở những nước tiên tiến nhất như Anh.

+ Hoạt động truyền thống của tư bản thương mại và cho vay nặng lãi trong thời kì này mang những đặc trưng mới và quy mô rộng lớn đặc biệt.

+ Hậu quả nhiều mặt của các phát kiến lớn về địa lí: Thị trường Đông Ấn và TQ, công cuộc khẩn thực ở châu Mỹ, việc trao đổi với thuộc địa, sự gia tăng phương tiện trao đổi, hang hóa nói chung đã thúc đẩy mạnh mẽ chưa từng thấy nghế thương mại, ngành hang hải, công nghiệp và do đó đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nhân tố cách mạng trong xã hội phong kiến tan rã, hình thành những quan hệ tư bản chủ nghĩa.

- Vào các thế kỉ XVI – XVII, hoàn cảnh chính trị ở các nước Tây Âu cũng thay đổi căn bản. Tình trạng phân tán phong kiến đã chấm dứt, chỉ còn được duy trì ở Đức và Ý. Từ đó nảy sinh những tiền đề chính trị thuận lợi hơn cho việc phát triển kinh tế và đặc biệt cho sự mở rộng thương mại.

- Cuộc chiến tranh nông dân có quy mô chưa từng thấy vào năm 1525 ở Đức và một cuộc cải cách tôn giáo đã biến thành phong trào xã hội rộng lớn mang tính chất tư sản đã chứng tỏ sự thay đổi thực sự trong hệ tư tưởng trung đại.

Giai cấp tư sản hình thành một cách nhanh chóng.

Như vậy, chính sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là nhân tố quyết định dẫn đến sự tan rã của chế độ phong kiến ở phương Tây dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

So sánh


- Nguyên nhân sâu xa: Sự khủng hoảng cơ sở kinh tế, quan hệ sản xuất phong kiến

- Nhân tố quyết định:

+ Phương Đông: Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây

+ Phương Tây: Sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top