Bạn nào trả lời mình câu này với:
"Sự sụp đổ công nghiệp xã hội của Đông Âu và Liên Xô có phải là sự sụp đổ của công nghiệp xã hội không? Giải thích.
Hm hm hm hm, ngay bản thân cái câu hỏi của bạn cũng có vấn đề rồi, làm sao ai dám trả lời chứ, hức hức. "Chủ nghĩa xã hội" not "công nghiệp xã hội" nhe bạn. Từ sau chú ý 1 chút.
Về câu trả lời, bạn lưu ý 1 số từ Atula viết tắt nhé ^^
Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Đông Âu và Liên Xô
KHÔNG phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
Sự sụp đổ của Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) ở ĐÂ và LX chỉ là tạm thời, hay nói cách khác đó chỉ lạ sự thoái trào trong bước tiến của CNXH.
Thứ nhất, xin lấy 2 quan điểm của Marx và Lenin về vấn đề Cách mạng, là mỗi cuộc cách mạng cụ thể có thể thất bại, nhưng phong trào cách mạng thì không bao giờ chấm dứt, và ngẫm lại trong lịch sử, có chế độ nào mới ra đời mà không liên tiếp trải qua những vấp váp, sai lầm và thất bại. CNTB ra đời cũng trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng, sự mâu thuẫn, cạnh tranh... CNXH cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Bạn so sánh mốc thời gian xác lập của 2 hệ thống TBCN và XHCN là ra nhé ^^
Thứ hai, thực tiễn đã và đang diễn ra trên thế giới cho thấy, sự sụp đổ đó
chỉ là sự sụp đổ của 1 mô hình xã hội, do áp dụng 1 cách chủ quan, nóng vội; sự sụp đổ đó
không có nghĩa là sự sụp đổ của CNXH với tư cách là 1 học thuyết khoa học và cách mạng, kim chỉ nam cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người, xây dựng XHCN và Cộng sản Chủ nghĩa.
Thứ ba, ngày nay trên thế giới vẫn còn hơn 1 tỉ người tiếp tục đi theo con đường CNXH, các quốc gia lựa chọn con đường này như: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, Lào. Không chỉ ở các nước định hướng theo XHCN, mà các quy định mang màu sắc XHCN vẫn có ngay cả ở các nước TBCN như: mô hình Dân chủ Tư sản mang tính xHCN rất cao ở Bắc Âu, Thụy Điển, Phần Lan, Nauy; sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Pháp... Điều đó chứng tỏ tính đúng đắn của học thuyết CNXH và tính phát triển đi lên của xã hội. Và, có thể nói, CNXH vẫn đang tiếp tục đi lên chứ không hề dừng lại.
Bạn có thể liên hệ với tình hình Việt Nam, từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo nhân dân qua các thời kì cách mạng => vừa thể hiện, vừa góp phần thúc đẩy trào lưu chính của thời đại ngày nay - thời đại quá độ từ CNTB đi lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.