SỰ RA ĐỜI TỜ TIỀN GIẤY ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Ngày 31/1/1946, Sắc lệnh phát hành tiền giấy trên toàn quốc được ban hành.
Ngày 30/11/1946, sau một thời gian chuẩn bị nghiêm túc, công phu, tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam trong tư thế một quốc gia độc lập chính thức bước vào cuộc sống...
Lúc đó, bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng và phó giám đốc nhà in ngân hàng Nguyễn Khắc Cư là những người chịu trách nhiệm chính về việc in ấn tiền giấy. Để in tiền cần ba phần chính là mẫu vẽ, giấy mực và nhà in. Hà Nội lúc đó có năm nhà in. Hai nhà in lớn nhất là Taupin và Viễn Đông IDEO đều do các nhà tư bản Pháp làm chủ nên họ quản lý rất nghiêm ngặt. Ông Cư đành xuống nhà in Quốc Hoa mượn một chiếc máy in li-tô đem đặt ở nhà một cơ sở tin cậy tại ấp Thái Hà, quận Đống Đa ngày nay. Tiêu chí tìm người vận hành máy là có trình độ, kỹ thuật và phải đặc biệt tin cậy. Ông đã tìm gặp một số công nhân từng làm việc ở nhà in Nguyên Ninh, hiện đang sinh sống ở Sơn Tây...
Nhưng in tiền bắt buộc phải có bản kẽm. Thợ in không tự làm được. Con đường duy nhất có thể lại là nhà in IDEO. Thông qua Tổ chức công nhân cứu quốc, ông Cư đã gặp được một thợ làm bản kẽm “siêu sao” ở đây. Một buổi chiều đông lặng lẽ và thanh khiết, trong căn gác tầng hai của ngôi nhà số 10 phố Lê Lai, có 16 họa sĩ chia tốp ngồi quanh những chiếc bàn gỗ. Họ chăm chú vẽ. Bên họ là những dụng cụ rất bình thường như bút chì, bút sắt, bút lông, hòn tẩy, mực nho, compa, thước kẻ… Bàn lớn ngồi bốn người, bàn nhỏ ngồi hai. Tất cả đều im lặng, miệt mài. Đó là tổ họa sĩ được giao nhiệm vụ vẽ những đồng tiền giấy đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai tờ tiền quan trọng được vẽ trước là tờ 5 đồng và tờ 10 đồng. Tờ 5 đồng do ông Mai Văn Hiến vẽ. Tờ 10 đồng do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đảm nhận.
Công việc vẽ rất khó khăn. Mọi người chợt nhớ đến những bác thợ vẽ ở sở vẽ bản đồ Đà Lạt chuyên thực hiện những tác phẩm có nét vẽ tinh vi. Mấy hôm sau, bốn bác thợ vẽ bản đồ đã có mặt ở Hà Nội. Mỗi người đều cố vắt ra những tinh hoa nhất có thể để đóng góp vào tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Vẽ tiền đòi hỏi sự chính xác cao nhưng ai cũng muốn trong tác phẩm đó phải có cái hồn Việt. Có ba người được phân công vẽ tờ 100 đồng: kiến trúc sư Lương Văn Tuất, cán bộ cũ ở sở Địa đồ Đào Văn Trung và họa sĩ Nguyễn Huyến. Hình mặt trước là con trâu cày. Mặt sau là hình người nông dân vác cuốc và người thợ nề cầm cái bay, tượng trưng nông nghiệp và xây dựng. Mẫu tờ bạc này phải to gấp ba lần kích thước thật. Ba màu xanh, vàng, nâu là chủ đạo. Tâm điểm của đồng bạc chính là con trâu.
Là họa sĩ phong cảnh, vẽ con trâu là việc quá quen thuộc, thậm chí rất đơn giản đối với hoạ sĩ Nguyễn Huyến. Tuy vậy, ở tác phẩm này, ông vẫn muốn nó thật có thần, thật thanh thoát và sống động. Ông Huyến quyết định bỏ xưởng vẽ chạy ra cánh đồng làng Láng (nay là quận Cầu Giấy) để quan sát một con trâu thật đang gặm cỏ. Khi tờ giấy bạc 100 đồng được lưu hành, nó đã truyền tải được cái tâm người vẽ nên người dân lúc ấy gọi đồng bạc đó là “con trâu xanh”. Nếu lấy kính lúp soi kỹ thì những cái xoáy lông trâu hiện lên ở đầu và mình con trâu rất tự nhiên và sống động… Khi vẽ gần xong, mấy ông bàn nhau đánh dấu bằng một chấm nhỏ góc phải và cùng màu với tờ bạc để có thể phân biệt tiền thật, tiền giả. Sau này, các ông mới biết đó chỉ là một dấu chấm ngây thơ, nghĩ thật buồn cười. Nhưng mọi người cũng rất tự hào bởi câu chuyện đó đánh dấu tấm lòng chân thành của mỗi người Việt Nam với đồng tiền độc lập bấy giờ.
Theo: edu.goonline.vn
Ngày 31/1/1946, Sắc lệnh phát hành tiền giấy trên toàn quốc được ban hành.
Ngày 30/11/1946, sau một thời gian chuẩn bị nghiêm túc, công phu, tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam trong tư thế một quốc gia độc lập chính thức bước vào cuộc sống...
Lúc đó, bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng và phó giám đốc nhà in ngân hàng Nguyễn Khắc Cư là những người chịu trách nhiệm chính về việc in ấn tiền giấy. Để in tiền cần ba phần chính là mẫu vẽ, giấy mực và nhà in. Hà Nội lúc đó có năm nhà in. Hai nhà in lớn nhất là Taupin và Viễn Đông IDEO đều do các nhà tư bản Pháp làm chủ nên họ quản lý rất nghiêm ngặt. Ông Cư đành xuống nhà in Quốc Hoa mượn một chiếc máy in li-tô đem đặt ở nhà một cơ sở tin cậy tại ấp Thái Hà, quận Đống Đa ngày nay. Tiêu chí tìm người vận hành máy là có trình độ, kỹ thuật và phải đặc biệt tin cậy. Ông đã tìm gặp một số công nhân từng làm việc ở nhà in Nguyên Ninh, hiện đang sinh sống ở Sơn Tây...
Nhưng in tiền bắt buộc phải có bản kẽm. Thợ in không tự làm được. Con đường duy nhất có thể lại là nhà in IDEO. Thông qua Tổ chức công nhân cứu quốc, ông Cư đã gặp được một thợ làm bản kẽm “siêu sao” ở đây. Một buổi chiều đông lặng lẽ và thanh khiết, trong căn gác tầng hai của ngôi nhà số 10 phố Lê Lai, có 16 họa sĩ chia tốp ngồi quanh những chiếc bàn gỗ. Họ chăm chú vẽ. Bên họ là những dụng cụ rất bình thường như bút chì, bút sắt, bút lông, hòn tẩy, mực nho, compa, thước kẻ… Bàn lớn ngồi bốn người, bàn nhỏ ngồi hai. Tất cả đều im lặng, miệt mài. Đó là tổ họa sĩ được giao nhiệm vụ vẽ những đồng tiền giấy đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai tờ tiền quan trọng được vẽ trước là tờ 5 đồng và tờ 10 đồng. Tờ 5 đồng do ông Mai Văn Hiến vẽ. Tờ 10 đồng do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đảm nhận.
Công việc vẽ rất khó khăn. Mọi người chợt nhớ đến những bác thợ vẽ ở sở vẽ bản đồ Đà Lạt chuyên thực hiện những tác phẩm có nét vẽ tinh vi. Mấy hôm sau, bốn bác thợ vẽ bản đồ đã có mặt ở Hà Nội. Mỗi người đều cố vắt ra những tinh hoa nhất có thể để đóng góp vào tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Vẽ tiền đòi hỏi sự chính xác cao nhưng ai cũng muốn trong tác phẩm đó phải có cái hồn Việt. Có ba người được phân công vẽ tờ 100 đồng: kiến trúc sư Lương Văn Tuất, cán bộ cũ ở sở Địa đồ Đào Văn Trung và họa sĩ Nguyễn Huyến. Hình mặt trước là con trâu cày. Mặt sau là hình người nông dân vác cuốc và người thợ nề cầm cái bay, tượng trưng nông nghiệp và xây dựng. Mẫu tờ bạc này phải to gấp ba lần kích thước thật. Ba màu xanh, vàng, nâu là chủ đạo. Tâm điểm của đồng bạc chính là con trâu.
Là họa sĩ phong cảnh, vẽ con trâu là việc quá quen thuộc, thậm chí rất đơn giản đối với hoạ sĩ Nguyễn Huyến. Tuy vậy, ở tác phẩm này, ông vẫn muốn nó thật có thần, thật thanh thoát và sống động. Ông Huyến quyết định bỏ xưởng vẽ chạy ra cánh đồng làng Láng (nay là quận Cầu Giấy) để quan sát một con trâu thật đang gặm cỏ. Khi tờ giấy bạc 100 đồng được lưu hành, nó đã truyền tải được cái tâm người vẽ nên người dân lúc ấy gọi đồng bạc đó là “con trâu xanh”. Nếu lấy kính lúp soi kỹ thì những cái xoáy lông trâu hiện lên ở đầu và mình con trâu rất tự nhiên và sống động… Khi vẽ gần xong, mấy ông bàn nhau đánh dấu bằng một chấm nhỏ góc phải và cùng màu với tờ bạc để có thể phân biệt tiền thật, tiền giả. Sau này, các ông mới biết đó chỉ là một dấu chấm ngây thơ, nghĩ thật buồn cười. Nhưng mọi người cũng rất tự hào bởi câu chuyện đó đánh dấu tấm lòng chân thành của mỗi người Việt Nam với đồng tiền độc lập bấy giờ.
Theo: edu.goonline.vn