• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Sự phát triển kinh tế tại duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam

Tongthieugia

New member
Xu
0
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM

Đặc trưng nổi bật của vùng là kinh tế lúa nước gắn với quần cư nông nghiệp ở đồng bằng; kinh tế nương rẫy và khai thác lâm sản với quần cư miền núi; kinh tế đánh bắt hải sản với quần cư ven biển; kinh tế thương mại sản xuất tiểu thủ công gắn với quần cư đô thị. Vùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Chăm pa, chế độ tư hữu về ruộng đất được hình thành từ thế kỷ XVII. Làng xóm hình thành dọc theo các trục giao thông theo kiểu "cấu trúc mở" cũng có từ thế kỷ XVII khi chúa Nguyễn có chính sách mở cửa cho phép người nước ngoài nhập cư (đông nhất là người Trung Quốc và Nhật Bản) tạo thành những tụ điểm dân cư - tiền thân của làng xóm hiện nay.

Hội An với chức năng là buôn bán và sản xuất nông nghiệp đã trở thành một thương cảng sầm uất, cửa ngõ giao lưu của miền Trung với nước ngoài cùng với Phố Hiến, cửa ngõ của miền Bắc thời đó. Cùng với sản xuất nông nghiệp, ở ven biển đều có nghề đánh bắt hải sản, làm muối, khai thác đặc sản trên đảo với công cụ thô sơ. Ngày nay đã từng bước hiện đại hóa, ngành CB' hải sản cũng phát triển mạnh (đông lạnh xuất khẩu), ngành nuôi trồng thủy sản cũng đang được đẩy mạnh. Về đô thị: Do địa hình bị cắt xẻ theo các lưu vực sông và trình độ sản xuất thấp kém, sự giao lưu giữa các lưu vực sông không đáng kể. Vì vậy các đô thị thường bó hẹp theo các lưu vực sông, mang tính chất đa trung tâm.

Như vậy có thể tóm tắt một số nét cơ bản của các tỉnh DH Nam Trung Bộ:
Đây là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam; Có hoạt động kinh tế trồng lúa nước, CNCB' và tiểu thủ công nghiệp, kinh tế lâm nghiệp và đánh bắt hải sản; Tuy nhiên trình độ phát triển thấp hơn, CSVC - KT nghèo hơn, sức mua thấp hơn, kinh tế hàng hóa chậm phát triển hơn. Bắt đầu từ sau 1986 và đặc biệt là từ 1991-1994, vùng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng những tiến bộ của KH - KT, phát huy tính năng động của các thành phần kinh tế, từng bước tiếp cận với thị trường.
Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2012 đạt 7,9%. Tổng GDP 21.004 tỉ đồng, đóng góp 6,9% GDP cả nước. GDP/người/tháng (2005) đạt 414.900 đồng (85,65% TB cả nước).

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch: từ 1990 đến 2002: N - L - N giảm từ 47,53% xuống 38,70%; CN - XD tăng từ 22,66% lên 23,90%; Dịch vụ từ 29,81% lên 37,40%

- Các ngành kinh tế chủ yếu:
▪ Công nghiệp: Hiện tại, nền công nghiệp của vùng chỉ chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong tổng SLCN cả nước. Mới bước đầu hình thành và tập trung theo thế mạnh của vùng; đó là CNCB' N – L - TS; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp khai thác và SX VLXD. Công nghiệp phát triển mạnh ở Đà Nẵng đến Khánh Hòa và Quảng Ngãi, vì ở đây có VTĐL thuận lợi để trao đổi với các vùng và quốc tế, có nguồn lực để phát triển (đặc biệt là các hải cảng có tầm cỡ quốc gia - quốc tế như Đà Nẵng, Cam Ranh, Qui Nhơn).

Các ngành công nghiệp chủ yếu là: CNCB' TP, khai thác và CB' lâm sản, dịch vụ vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, đường, giấy và các ngành công nghiệp nhẹ khác; công nghiệp cơ khí, năng lượng và các ngành công nghiệp nặng khác chưa phát triển. Gần đây mới có một số cơ sở khai thác khoáng sản đi vào hoạt động và có một số dự án liên doanh với nước ngoài khai thác: vàng Bông Miêu (Quảng Nam), cát (Cam Ranh), ti tan ở ven biển và than Nông Sơn (Quảng Nam). Một số KCN đã được hình thành dựa vào lợi thế về VTĐL, địa hình, địa chất, khả năng cấp điện, nước, GT, bưu chính, khả năng hình thành các điểm dân cư đô thị, nguồn lao động công nghiệp.

Đến 11/2003, vùng đã hình thành một số KCN sau: KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng), diện tích 374 ha; KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng), diện tích 424 ha; KCN Điện Ngọc nằm ở phía Đông tuyến Đà Nẵng - Hội An (Quảng Nam), diện tích 145 ha, do nằm cạnh khu du lịch, dọc theo bờ biển phía đông và phía nam, giáp đô thị cổ Hội An cho nên loại hình công nghiệp ở đây dự kiến là CNSX và lắp ráp điện tử, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, thiết bị TTLL, thiết bị dân dụng, công nghiệp CB'TP phục vụ khu du lịch Non Nước - Hội An; KCN Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) là khu lọc - hóa dầu đầu tiên ở nước ta, ở đây sẽ tập trung nhiều ngành công nghiệp có qui mô lớn, gắn với cảng nước sâu Dung Quất và sân bay Chu Lai, qui mô 10.300 ha (đã hoạt động 3/2009); Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) diện tích 3.700 ha. Ngoài ra, còn có các KCN khác: Quảng Ngãi có KCN Tịnh Phong (142 ha) và KCN Quảng Phú (100 ha), Khánh Hòa có KCN Suối Dầu (78 ha), Bình Định có KCN Phú Tài (328 ha) và KCN Phú Tài mở rộng (140 ha), Phú Yên có KCN Hòa Hiệp (102 ha), Bình Thuận có KCN Phan Thiết (66 ha)

Nông nghiệp:
Trong thời kỳ 1991 - 1997, nông nghiệp phát triển chậm, không ổn định, tốc độ tăng bình quân 3,6% (cả nước 4,7%). Tuy nhiên, cơ cấu bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của cây công nghiệp và chăn nuôi.; năm 2008, diện tích trồng cây lương thực là 604,5 ngàn ha, SLLT đạt 2,92 triệu tấn, BQLT/ng 324,2 kg (bằng 64,6% mức TB của cả nước); cây công nghiệp (dài và ngắn ngày) chiếm 15% diện tích cây trồng. Đã hình thành những vùng cây công nghiệp tập trung như mía (28.000 ha, sản lượng 1,0 triệu tấn), dứa (18.000 ha, cho thu hoạch 13.000 ha), lạc (20.000 ha) và gần đây là chè, dâu tắm, đào, cao su, ca cao, cà phê...

Chăn nuôi (năm 2008): đàn trâu 175,3 ngàn con (6,0%), đàn bò 1,43 triệu con (22,70% cả nước), đàn lợn 2,32 triệu con (8,70%). Chương trình Sin hóa đàn bò và nuôi lớn theo hướng lấy thịt nạc phát triển tốt. Chăn nuôi bò sữa và đặc sản phát triển (chủ yếu ở phụ cận Tp Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn qui mô nhỏ).

Lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp của vùng là 2143,2 ngàn ha (đất có rừng 1797,4 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên 1,40 triệu ha), độ che phủ rừng 40,5%; đất trống của vùng còn rất lớn (345,8 ngàn ha), rừng trồng BQ/năm khoảng 2.500 - 3.000 ha (chưa kể cây phân tán), từ nguồn vốn PAM và chương trình 327 đã đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ, tạo việc làm cho người làm nghề rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng còn rất nhỏ so với ĐTĐNT, rừng đầu nguồn của nhiều công trình thủy điện, thủy lợi chưa được quản lý tốt như Phú Ninh (Quảng Nam), Thạch Nham (Quảng Ngãi), Vĩnh Sơn (Bình Định), Đồng Cam (Phú Yên), Đá Bàn (Khánh Hòa); rừng trồng với mục tiêu kinh tế (rừng quế, nguyên liệu giấy, sợi) chưa phát triển.

Sản lượng gỗ khai thác 669,0 ngàn m[SUP]3[/SUP] (18,8% cả nước), đứng thứ 2 (sau Đông Bắc – 29,5% cả nước). Sản phẩm CB' chủ yếu là dạng thô như gỗ xẻ, gỗ ghép, ván sơ chế, đồ dùng gia đình cấp thấp. Công nghệ CB' còn lãng phí, chưa tận dụng cành ngọn.

▪ Ngư nghiệp: Khai thác hải sản là nghề chính của vùng (đây cũng là thế mạnh nổi bật nhất của vùng). Năm 2008, sản lượng thuỷ sản đạt 676,25 ngàn tấn (14,7% cả nước), cá biển đạt 448,9 ngàn tấn (30,42%cả nước), tôm nuôi 37,49 ngàn tấn (9,65% cả nước), cá nuôi 15,2 ngàn tấn (0,82% cả nước). Như vậy, có thể khẳng định vùng có thế mạnh về khai thác cá biển và tôm nuôi (chỉ đứng sau ĐB sông Cửu Long), ngoài ra vùng đang phát triển nghề nuôi đặc sản khác như cá nuôi, rau câu, cua, hải sâm..., hình thức nuôi trồng ở đây tồn tại nhiều kiểu như quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh (trong đó chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh), hình thức nuôi đặc sản xuất khẩu đang phát triển ở các vùng vịnh, nuôi tôm hùm trong lồng cho năng suất khá cao ~ 85kg/lồng/năm, đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tôm sú phát triển ở các vùng ven biển.

Vùng có 700 trại tôm giống, công suất 1,7 - 1,8 tỉ con. Giống P15 là nguồn quan trọng. Ngành CB' nước mắm là ngành truyền thống, mỗi năm sản xuất 47,0 - 48,0 triệu lít/năm (30% cả nước), mắm cá (40 tấn/năm), cá khô (5.000 - 6.000 tấn/năm), moi khô (75 tấn/năm), tôm khô (291tấn/năm), mực khô (900 - 1.000 tấn/năm), bột cá chăn nuôi (1.000 tấn/năm). Vùng có 32 nhà máy đông lạnh QD và 10 cơ sở CB' tư nhân, công suất CB' 140-150 tấn/ngày. Vùng có 15 mặt hàng XK (chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh và các đặc sản khác)

Dịch vụ du lịch: Đây là một trong những thế mạnh của vùng, do điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp nhưng thực chất vẫn chưa khai thác hết. Hiện tại chỉ mới được khai thác ở khu vực Nha Trang và Đà Nẵng, các khu vực khác đều còn ở dạng tiềm năng, hoặc cơ sở hạ tầng thấp kém.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top