Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa các thế kỉ XVI – XVIII.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa các thế kỉ XVI – XVIII.

1 Bối cảnh:

* Trong nước

Sự phát triển của ruộng đất tư hữu đẫn tới quan hệ hàng hóa tiện tệ thâm nhập vào trong đời sống kinh tế xã hội vì nó gắn liền với việc mua bán. Ở Việt Nam ruộng đất tư hữu phát triển từ rất sớm vào thế kỉ XII_ XIII, và đăc biệt phát triển mạnh vào thế kỉ XV _ XVI.

Sự phát triển vượt bậc của các nghề thủ công: xưởng thủ công nhà nước, nghề thủ công truyền thống ở các làng, các phường thủ công và các làng thủ công xuất hiện, sx ra các hàng thủ công, là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa là cá sản phẩm thủ công được đem ra buôn bán, trao đổi.

Các loại tiền trong nước được sử dụng rộng rãi, ngoài tiền trong nước còn có tiền trung quốc nhật bản.

* Quốc tế

- Sau các cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ 15, đến thế kỉ 16 nền thương mại đường biển quốc tế xuyên đại dương hình thành. Bồ Đào Nha là nước tiên phong thực hiện các cuộc thám hiểm vào phương đông, qua ấn độ dương, qua Malacca tới thái bình dương.Tiếp theo là hà lan, anh, pháp cũng nối chân thâm nhập vào thị trường đông nam á để tìm kiếm thị trường và nguyên liêu.

- Ở châu á: Ngoại thương quốc tế đã có từ lâu với vai trò của người trung quốc, Ba Tư, Ấn độ, Ả Rập tới giữa tk 15-17, những hoạt động của người trung quốc, NB, Gia va đã tạo nên hệ thông mạu dịch châu á.

2. Biểu hiện của sự phát triểm kinh tế hàng hóa

- Buôn bán trong nước.

Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp ở nông thôn và thành thị đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Vật phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được sản xuất với số lượng lớn, vượt ngưỡng cửa tự cấp tự túc tìm đến các thị trường để trao đổi và buôn bán thông qua mạng lưới chợ, làng buôn và các tuyến buôn bán liên vùng: đường sông, đường biển dần được xuất hiện.

+Chợ: Chợ Việt Nam có từ lâu đời, quy mô nhỏ nhất là chợ làng. Với sự phát triểm của nền kinh tế hàng hóa, ở các làng hình thành nhiều chợ mới họp theo phiên, xuất hiện một số chợ có quy mô cấp huyện hay phủ nên có tên gọi là chợ huyện, chợ phủ. Theo Phan Huy Chú, ở Đàng ngoài có 8 chợ có quy mô lớn, nộp thuế cho nhà nước. Việc buôn bán rất phát đạt, "những bọn hào phú và kẻ tiểu dân lại nhân cơ hội mà phần nhiều đua nhau làm nghề dễ ăn, ít kẻ chuyên vụ nghề nông"..

+Xuất hiện các làng buôn: Cùng với các làng nghề thủ công thì các làng buôn xuất hiện: Ở Đàng ngoài có làng Trúc Lâm và Đào Lâm (Hải Dương) chuyên làm thuộc da và đóng giày dép, làng Đa Ngưu (Hưng Yên) chuyên bán thuốc bắc, làng Báo Đáp (Nam Định) chuyên buôn bán vải mộc và vải thâm, nghề dệt vải ở Thạch Thất, nghề dệt sa lĩnh ở La Khê (Hà Đông), làng gốm Bát Tràng (Bắc Ninh),làng Đình Bảng, làng Phù Ninh,…Ở Đàng trong tuy thủ công nghiệp không phát triển bằng Đàng ngoài nhưng cũng đã xuất hiện rất nhiều làng buôn như lành Phù Trạch làm chiếu và cánh buồm, làng Triều Sơn chuyên dệt nón, làng Đốc Sơn chuyên làm giấy, làng La Dễ chuyên làm mui thuyền,…

+Buôn bán liên vùng đường sông và đường biển phát triển mạnh mẽ: Đây là loại hình buôn bán đường dài lớn nhất Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII trong điều kiện có một nền ngoại thương buôn bán ra bên ngoài.

Tuyến buôn bán liên vùng giữa các địa phương thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình ở đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm là Phố Hiến và Kẻ Chợ tỏa ra 4 nơi: Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Dương với những mặt hàng thóc, gạo,..

Tuyến khứ hồi hai chiều: Kẻ Chợ - Thượng Du mang muối sắt, Thượng Du – Kẻ Chợ mang lâm sản miền núi về.

Nhà nước Lê – Trịnh có thái độ nửa vời giữa ức thương hay phát triển thương nghiệp. Ở Đàng trong, các Chúa Nguyễn có chính sách cởi mở hơn.

- Buôn bán với nước ngoài: ở Đàng trong cũng có bước phát triển mạnh từ thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII.

+ Buôn bán với Phương Đông: Các thương nhân Trung Quốc, Giava, Nhật Bản, Xiêm buôn bán ở nước ta rất tập nập. Trung Quốc là nước có quan hệ buôn bán lâu đời với nước ta. Thuyền buôn Trung Quốc thường ra vào Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thuận Hoá). Đầu thế kỷ XVII, các thuyền buôn Trung Quốc thường đến buôn bán ở sông Thu Bồn. Các thuyền buôn Trung Hoa thường sang nước ta vào đầu màu gió bắc. Những mặt hàng họ bán ở nước ta chủ yếu là quân dụng và hàng sa sỉ phẩm như đồ sứ, chè, gấm vóc,..Đến khi gió nồm thì họ trở về, mang theo tơ và hương liệu quý như quế, hương sa,trầm hương, vây cá, yến sào, hồ tiêu,....

Ở Hội An, các thương nhân Nhật Bản cũng đến đây buôn bán rất tấp nập. Hội An từ một chợ địa phương đã phát triển thành thương cảng nổi tiếng ở Đàng trong. Giáo sĩ Cristôphơ Bôri (Cristoforo Borrỉ) đến Đàng trong năm 1618 đã mô tả Hội An "là thành phố rất lớn, mà người ta có thể nói là có hai thành phố, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản. Mỗi thành phố có phố xá, quan cai trị riêng". Đến cuối thế kỷ XVII, Hoa kiều ở Hội An chiếm địa vị thương mại quan trọng nhất. Theo Pie Poavơrơ (Pierre Poivre) thì ở Hội An vào năm 1748 có tới 6000 người Hoa đều là những nhà buôn lớn. Người Nhật đến buôn bán ở Đàng trong khá sớm. Trong khoảng năm 1604-1616 có tới 42 tàu buôn của Nhật đã đến Đàng trong. Cũng đã có thời, người Nhật chiếm được ưu thế thương mại ở Hội An.

+ Buôn bán với phương Tây: Trong các thế kỉ XVI- XVIII, thương nhân phương Tây tới nước ta buôn bán tấp nập, nhất là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

Đầu thế kỷ XVI đã có những người Bồ Đào Nha đặt chân đến Hội An. Việc buôn bán giữa các thương nhân Bồ Đào Nha với Đàng trong vẫn tiếp tục ở thế kỷ XVII. Cùng thời gian này, thuyền buôn của người Hà Lan, người Anh, Pháp cũng ra vào buôn bán ở đây. Tháng 3-1637, tàu Hà Lan cập bến ở Đường ngoài. Năm 1643, tàu Hà Lan mang theo 10 vạn lạng bạc để nộp thuế mới được chúa Trịnh cho tiếp tục buôn bán. Từ đó cho đến năm 1651, hàng năm người Hà Lan đã bỏ 25.000 lạng bạc mua tơ của chúa Trịnh, 10.000 lạng bạc mua tơ của các thế tử và của các đại thần. Tháng 6-1651, Công ty Đông ấn cử đại diện đến Đàng ngoài đặt lại quan hệ buôn bán, Chúa Nguyễn đã ký hiệp ước thương mại với người Hà Lan, cho phép các tàu buôn Hà Lan được ra vào buôn bán ở các hải cảng. Năm 1654 thương điếm của Hà Lan ở Hội An đóng cửa. Năm 1699, thấy việc buôn bán ngày càng ít lợi, giám đốc thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ quyết định đóng cửa. Từ đó thỉnh thoảng tàu buôn Hà Lan mới qua lại Đàng trong.

Những năm 1616-1617 người Anh cũng vào buôn bán. Năm 1672, tàu buôn Anh chở thương đoàn Anh đến Đàng ngoài xin được buôn bán. Chúa Trịnh đã cho phép người Anh được mở thương điếm ở phố Hiến (Hưng Yên).Năm 1683, người Anh xây thương điếm ở phía bắc Kẻ Chợ (Thăng Long).Hàng hoá thương nhân Anh chở vào là len dạ, hàng xa xỉ, súng đạn, đại bác, v.v., mua về tơ lụa và một số sản phẩm khác. Năm 1697, thương điếm Anh đóng cửa ở Đàng ngoài và đến năm 1720 thì các thuyền buôn của người Anh chấm dứt hẳn việc buôn bán.

Từ năm 1669, Công ty Đông Ấn của người Pháp đến Đường ngoài xin được buôn bán và xin cho được mở thương điếm ở Phố Hiến. Trong chuyến đi này, có nhiều giáo sĩ Pháp khoác áo thương nhân. Năm 1680, tàu buôn Pháp từ Ấn Độ đến Đường ngoài, thuyền trưởng Sáppơ biếu chúa nhiều lễ vật, bán hàng hoá với giá rẻ hơn thương nhân các nước khác nên được nhà chúa đón tiếp niềm nở và được nhà nước tạo nhiều thuận lợi. Năm 1681, người Pháp được mở thương điếm ở Phố Hiến. Từ cuối thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn của Pháp ngừng hoạt động, nhưng các giáo sĩ Pháp thì lại hoạt động mạnh hơn.

Nhìn chung, quan hệ ngoại thương giữa Đàng trong với các nước phương Tây cũng giống như ở Đàng ngoài, chỉ được phát triển khá mạnh mẽ ở thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, sau đó thuyền buôn các nước thưa thớt dần và chấm dứt hẳn.

- Sự hưng khởi của các thành thị.

Sự phát triển của công thương nghiệp đã làm xuất hiện một số thành thị mới và làm hưng thịnh, phồn vinh các trung tâm kinh tế hàng hoá cũ. Kẻ Chợ và Phố Hiến là hai đô thị nổi tiếng bấy giờ ở Đàng ngoài.

Dân ta có câu: Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến. Kẻ Chợ (hay Kinh Kỳ) là đất Thăng Long nổi tiếng với 36 phố phường với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phong phú, đa dạng. Ngoài các phường, Kẻ Chợ còn có 8 chợ lớn: Cửa Đông, Cửa Nam, Chợ Huyện, Đình Ngang, Bà Đá, Văn Cử, Bác Cử, Đống Mác (ông Nước). Một thương nhân tên là X.Bêrơn mô tả Kẻ Chợ vào năm 1685 như sau: Thành phố Kẻ Chợ có thể so với nhiều thị trấn ở châu Á nhưng lại đông dân hơn. Những ngày mồng một, năm âm lịch là những ngày phiên chợ, nhân dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá đến, đông đúc vô cùng. Tất cả hàng hoá trong thành phố, mỗi thứ bán ở một phố riêng và các chợ đó còn chia ra làm nhiều khu là nơi mà chỉ người trong khu mới được phép mở cửa hàng, chẳng khác gì các hội, nghiệp đoàn trong các thành phố của châu âu. Kẻ Chợ là một thành phố vừa buôn bán vừa sản xuất hàng thủ công nghiệp, là trung tâm trao đổi hàng hoá ở Đàng ngoài và buôn bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.

Phố Hiến cũng là một thành thị sầm uất của Đàng ngoài thời bấy giờ. Nhiều thương nhân các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đều có mặt và buôn bán ở Phố Hiến.

Ở Đàng trong có Hội An là thành phố cảng lớn nhất, từ thế kỷ XVI đã có thương nhân nước ngoài đến buôn bán, ngoài ra còn có Thanh Hà ở tả ngạn Huế.

- Sự phát triển của quan hệ tiền tệ.

+ Sự phát triển của ruộng đất, hàng hóa đã thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ, quan hệ tiền tệ dẫn tới sự phân cực xã hội diễn ra nhanh chóng, bên cạnh tiền trong nước còn sử dụng tiền trung quốc, nhật bản..

* Nguyên nhân sự phát triển nền kinh tế hàng hóa các thế kỉ XVI-XVIII

- Về khách quan:

+ Do chính sách, mở cửa của triều đình vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn: cho phép thương nhân nước ngoài lập các khu phố buôn bán, các thương điếm trên đất nước ta: phố của người Hoa, người Nhật ở Hội An, thương điếm của người Anh, Hà Lan ở phố Hiến…

+ Do kết quả của các cuộc phát kiến địa lí tìm ra con đường buôn bán Đông – Tây thuận lợi thúc đẩy giao thương đường biển phát triển.

+ Đặc biệt thế kỉ XVI – XVIII, trên thế giới CNTB ngày càng mở rộng và phát triển tiêu biểu là Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… là những nước tư bản sớm hình thành ở phương tây và phát triển mạnh về kinh tế. Do đó nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra là hết sức cần thiết vì thế các nước này sớm đã tìm đến thị trường Đông Nam Á để phục vụ nền kinh tế của mình, điều này cũng góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển.

-Về chủ quan: do sự cát cứ của các tập đoàn phong kiến hai đàng và do các cuộc Nam-Bắc phân tranh nên của Vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều thấy mối lợi của thông thương về nhiều mặt: Trước hết là thuế thương cảng và mối lợi độc quyền buôn bán có thể giúp chính quyền hai đàng bồi đắp nền tài chính cần để xây dựng binh lực, Thứ hai là nhu cầu cấp thiết về nhiều vật liệu quân dụng và vũ khí phải nhờ tàu buôn ngoại quốc bán cho, Thứ ba là dụng ý muốn lợi dụng người phương tây về quân sự để dành ưu thế. Đó là các nguyên nhân khiến chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn đã có chính sách thông thương rộng rãi. Sang đầu thế kỉ XVIII cuộc chiến tranh hai miền kết thúc, điều kiện hòa bình lặp lại, nhà nước có điều kiện quan tâm đến sản xuất. Hơn nữa hai Đàng lại tập trung phát triển kinh tế để đối phó với nhau nên kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp thời kì này rất phát triển. Chính vì nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển nên đời sống nhân dân ổn định, nhu cầu ngày càng tăng, sản phẩm nông sản và thủ công làm ra nhiều không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn dư thừa à trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền là hết sức cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng thúc đẩy kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

Qua đây ta thấy nền kinh tế hành hóa thế kỷ XVI – XVIII đã có những bước phát triển nhất định.

Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa thế kỷ XVI –XVIII đã tác động trở lại nền kinh tế thủ công nghiệp.

Làm xuất hiện mầm mống của CNTB trong một số nghành như khai thác mỏ, dệt…

Làm xuất hiện thêm một số đô thị mới, các đô thi trước đây ngày càng phồn thịnh như Kinh kỳ, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà…

Quan hệ hàng hóa tiền tệ thâm nhập vào đời sống xã hội: nạn mua quan bán tước ( dùng tiền để mua chức tước), phân cực xã hội.

Sự giao lưu văn hóa với các vùng đặc biệt với phương Tây đã làm xuất hiện một tôn giáo mới đó là Thiên chúa giáo và sự ra đời của chữ Quốc ngữ.


NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top