vanchuong83
New member
- Xu
- 0
SỰ NHẬN THỨC LÀ KHÔNG ĐÍCH THỰC
(Trích "Sự thật và diễn giải)
Nếu như, trong số tất cả các từ, có một từ không đích thực thì từ đó chính là từ đích thực.(Trích "Sự thật và diễn giải)
Để tìm kiếm cái đích thực nhà văn đã viết những tiểu thuyết về cái thiếu đích thực. Và tính đích thưc ở nhà văn nữ này là gì? Đó là “ý muốn sống và diễn giải trong một mối quan hệ chính xác với các sự vật, sự việc và chính mình”, “hòa hợp với chính mình trong sự hài hòa và nỗi đau, tính đích thực chỉ xuất hiện trong những khoảnh khắc ngắn ngủi và hiếm hoi khi một nhân cách xuất hiện trong sự hợp nhất của sáng tạo và tình yêu, giữ được điều kì diệu mong manh này ở ngoài cái thực thể không có hình dạng xác định”. Những khoảnh khắc ngắn ngủi và mong manh đó được gọi là “ giây phút của sự thật”. Nathalie sarraute tìm cách phát hiện ra tung tích của cái thiếu đích thực để theo đuổi cái đích thực được biểu hiện trong những sự việc không thể diễn đat nổi, không tên, đang hình thành trong hướng động, trong sự tăm tối. Như vậy đó là cái đích thực của nhân cách mong manh dễ vỡ, hình thành và tan rã trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, trong những giây phút của sự thật mà đôi khi ngôn ngữ có thể nắm bắt được.
Chính trong quan hệ giữu “tôi’ với “tôi’ va người khác mà người ta cần xác định tính đích thực và tính thiếu đích thực.Ở Nathale sarraute, đó là một cái tôi không tồn tại nhưng lại rất lắm lời trong khoảng trống nội tâm:
“Ai đang nói đây?Nó tư duy,vậy thì tôi không tồn tại. Tôi là một kẻ khác. Tôi là tất cả mọi người.Tôi không là ai cả. Một vật liệu tinh thần tắm đẫm mọi ý thức và không đến từ bất kì một ý thức nào, nó choán đầy các tác phẩm của Beckett, jonesco, Pinget, Claude Smon.”
Tóm lại, ở Nathalie Sarraute, dù tính đích thực là không thể nắm bắt, vô hình và luôn lẩn trốn, nó vẫn tồn tại như cái gì đó có thật, cái gì đó rất sâu sắc, riêng biệt và nó được phân biệt với cái không đích thực.
Những gì diễn ra trong tác phẩm Robbe-Grillet không hẳn như vậy. Cái thiếu đích thực có thể trở thành cái đích thực và ngươc lại.Sự hòa hợp với chính mình trong hài hòa và trong nỗi đau hoàn toàn xa lạ đối với ông. Ông không quan tâm đến cái đích thực để khám phá cái đích thực, mà đúng hơn là để phủ định nó bằng việc tạo ra một kiểu không đích thực có quan hệ chặt chẽ với quan niệm của ông về sự thật.Ông tìm kiếm các sự thật của bản thân, chứ không phải Chân lý tuyệt đối. Nhân vật của Robbe Grillet không có cái tôi đích thực .
TỰ DO VÀ SỰ THẬT
Sau khi đã nhận thấy rằng tính đích thực không phải là mối bận tâm ở Robbe Grillet, có lẽ cũng cần phải xem xét lại mối quan hệ về tự do và sự thật trong quan niệm của ông. Theo Sarraute : “ Không có tự do khi không có sự thật”. Robbe Grillet phủ nhận hoàn toàn mệnh đề này khi tuyên bố: “Tôi không cần đến sự thật để có thể tự do”. Với ông tự do không phải là nơi chốn cũng không phải là điều kiện của sự thật, cũng không phải là điều kiện của tính đích thực.
Trong thế giới của không- sự - thật như thế giới của Robbe Grillet, dường như chỉ có tự do, ngụy tín không tồn tại. Đó cũng là thế giới kiểu Nietzsche, nơi mà “không có gì thật, mọi điều đều có thể”. Robbe-Grillet không tìm cách nắm bắt cái đích thực, cũng không tìm cách phát hiện cái không đích thực để từ chối nó. Ông cũng không tìm kiếm một cái tôi thuần tuy và duy nhất. Ông theo đuổi cuộc truy tìm nội tâm để khai thác những khả thể của cái tôi của ông. Câu hỏi đặt ra là: “tôi là ai?” chứ không phải: “tôi thực sự là ai?”. Chẳng hạn trong “ Tái diễn” cung cấp cho chúng ta một ví dụ về trường hợp này: “ Tôi thường xuyên nói về năng lượng sáng tạo tràn trề vui sướng mà con người cần không ngừng phô trương để tái dựng lại thế giới đổ nát bằng những cấu trúc mới. Chính vì thế mà tôi lại tiếp tục bản thảo này sau trọn bộ năm viết kịch bản điện ảnh, bị ngắt quảng do quá nhiều chuyến đi, chỉ vài ngày sau khi một phần quan trọng của đời tôi bị tàn phá, vậy là tôi có mặt ở Berlin sau một tai biến khác, một lần nữa lại mang một tên khác, những tên khác, làm một nghề giả mạo được cung cấp nhiều hộ chiếu giả và một nhiệm vụ bí ẩn lúc nào cũng sẵn sang bị giải tán, tuy nhiên tôi tiếp tục chiến đấu một cách bướng bỉnh giữa những nhị hóa nhân cách, giữa những hiện hình khó nắm bắt nhưng hình ảnh tái diễn trong những tấm gương trở về.”
Robble- Grillet từng nói: “ Tôi không cần sự thật để tự do.Nếu sự sóng đôi giữa sự thật và tự do, từng là tư tưởng tư sản ở thế kỉ XX, đã phá sản, thì chính là vì dần dần người ta nhận thấy rằng, trong thế giới của chúng ta sự thật chỉ phục vụ một điều duy nhất: đàn áp, dù đó là đan áp về đạo đức, chính trị hay văn học”
Nếu như Sarrau cho rằng sự thật và tự do không thể tách rời, chúng gắn bó với sự hiểu, thi Roobbe hoàn toàn đối lập ở điểm này. Theo ông tự do không phải là cơ sở của chân lí.Nếu với triết gia, ta đi từ không biết để đạt tới sự thật, thì với nhà văn, ta tìm thấy sự thật trong những điều không biết và trong sự dối trá. Vì thế mà khó có thể phân biệt được không- sự –thật va sự thật.
SỰ THẬT VÀ XÓA BỎ
Đối lập với thái độ khám phá của Sartre cung cấp cho một tầm quan trọng cho đi tìm sư thật, Robbe- Grileet lựa chon thái độ xóa bỏ và nó trở thành kĩ thuật tiểu thuyết của ông.Xóa bỏ thời gian, xóa bỏ chủ thể, xóa bỏ bản sắc…Ông tạo cho độc giả cơ hội để họ cùng ông tạo nên một thế giới mới từ thế giới mà ông đã tạo lập.
Thời gian là yếu tố quan trọng của tiểu thuyết Robbe.Ông đã hư vô hóa ba yếu tố của thời gian bằng cách biểu hiện chúng dưới hình thức một hiện tại vĩnh cửu.Vậy ông làm điều đó như thế nào?
Biện pháp thứ nhất mà ông sử dụng trong “ những viên tẩy” là sự xóa bỏ cơ học của hiện tại.Ông xóa bỏ thời gian 24h trên đồng hồ. Cho nên, không phải là hiện tại lùi vào quá khứ mà quá khứ có thể chuyển dịch tới hiện tại và chiếm chỗ trong hiện tại. Ranh giới của hai thời điểm trên rất mong manh.
Phương diện thứ hai của sự xóa bỏ thời gian thể hiện trong đặc trưng mê cung hóa thời gian trong tiểu thuyết Robbe, đặc biệt là trong “ Ghen” Thời gian trong ghen hoàn toàn ngừng tiến triển. Không gian hóa thời gian trong “ghen” được thực hiện dưới hình thức mê cung hóa của cấu trúc “ bây giờ”. Chẳng hạn: Bây giờ bóng cây cột…, Bây giờ là giọng của người phụ lái. Bây giờ căn nhà trống rỗng…, Bây giờ bóng cây cột…Toàn bộ câu chuyện do vậy đươc đưa vào cái “ Bây giờ”.
Robbe đã thành công trong việc loại bỏ chủ thể- người kể chuyện cũng như là chủ thể thông báo. Tiếp theo chúng ta có thể dễ dàng nhân thấy không hề có chủ thể trong tư cách là chủ thể nhận thức hoặc chủ thể tư duy. Ông đã xóa bỏ bằng cách biến các chủ thể thành hư vô còn có nhiều hình thức khác: xóa bỏ bằng cách bội số hóa chủ thể, bằng cách lặp lại, hoặc tái diễn, theo cách nói của tác giả, và bằng sự khẳng định cái không thật và sự không biết.
Xóa bỏ vừa là dấu hiệu của tổn thất, vừa là dấu hiệu của năng lực tái tạo. Sự tái tạo này dựa trên những yếu tố bị xóa bỏ, không đồng nghĩa với sự lấp đầy hay lấp chỗ trống. Thế giới Robbe là một thế giới hỗn độn, nhưng là một sự hỗn độn có cân nhắc, có tính toán. Và xóa bỏ không phải để làm iêu vong vĩnh viễn, mà trong sự tương liên với tái diễn và sự qui hồi vĩnh cửu, nó là điều kiện cho hành động tái lập,nó chứa đựng khả năng kiến thiết những thế giơí mới.Như vậy, xóa bỏ là một cơ chế kép thực sự: vừa tạo sinh vừa tái tạo sinh văn bản.
(Sưu tầm)