Sự khác nhau về bối cảnh quốc tế của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và chống Mĩ ( 1954-1

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954 ) và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là 2 cuộc kháng chiến vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam nó minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của nhân dâu và quân đội Việt Nam. Thắng lợi của 2 cuốc kháng chiến này là một trong những chiến công lớn nhất của nhân dân ta nó “ mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách của thế kỉ XX, là những sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc. Cuộc khác chiến chống Pháp và Chống Mĩ nằm trong quá trình vận động chung của lịch sử thế giới và nó bị chi phối và tác động bởi bối cảnh thế giới. Thời gian của 2 cuộc kháng chiến là khác nhau nên sự tác động của bối cảnh quốc tế của kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chông Mĩ là khác nhau. Vậy sự khác nhau về bối cảnh quốc tế giữa kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ là gì ?

1.Để hiểu rõ sự khác nhau trước hết chúng ta tìm hiểu bối cảnh quốc tế của kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mĩ là gì?

1.1 Bối cảnh quốc tế của Kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

* Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn. Năm 1949 được coi là năm quyết định của quá trình thay đổi căn bản tình hình thế giới sau đại chiến với việc Liên Xô phá vỡ độc quyền hạt nhân của Mỹ, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Cán cân so sánh lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn về phía các nước chốngchống chủ nghĩa đế quốc

Bước vào thập kỷ 50, Liên Xô tiếp tục triển khai những “Kế hoạch 5 năm” xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh từng đè nặng lên nền kinh tế - xã hội Xô Viết với bao tổn thất về người và của. Nhưng chỉ 7 năm sau, Liên Xô đã đủ sức làm nên “Sự kiện Sputnich” khiến các thế lực đối địch phải sửng sốt. Một khả năng bảo vệ hòa bình thế giới đãxuất hiện trong thực tế. Trong khi đó các nước Đông Âu cũng bước vào thực hiện công cuộc kiến thiết đất nước với những kế hoạch dài hạn để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

ð Sau 1950 hàng loạt các nước Xã hội chủ nghĩa đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam điều này cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, sự giúp đỡ của các nước là một chỗ dựa , là một nguồn cổ vũ động viên lớn.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình thế giới vô cùng căng thẳng xoay quanh cuộc chạy đua giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa của chiến cuộc chiến tranh lạnh. Các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã triển khai chiến tranh lạnh toàn diện thông qua mạng lưới và liên minh quân sự của mình ở châu Âu và châu Á với việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử năm 1949 khiến Mỹ mất độc quyền về hạt nhân và nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, Mỹ mở rộng chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản từ châu Âu sang châu Á. Ở Châu Á Mỹ tập trung vào Đông Nam Á vì ở đây phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ và đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng sâu rộng nhất của cách mạng Trung Quốc . Đầu thập kỉ 50 Mĩ đã xây dựng tuyến bao vây quân sự thông qua các hiệp ước với hầu hết các đồng minh ở châu Á như “ Hiệp định viện trợ quân sự Thái Lan – Mỹ” ( 17-10-1950), “ hiệp ước phòng thủ chung Mỹ- Philippin (30-8-1951) , “Hiệp ước phòng thủ chung Hàn –Mi” (17-10-1953), “ Hiệp định viện trợ phòng thủ chung Mỹ -Đài (2-12-1954) . Cùng với sự có mặt của thực dân Pháp ở Việt Nam những hiệp ước này uy hiếp an ninh quốc gia của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc.Hệ thống xã hội chủ nghĩa bất chấp sự ngăn cản của Mỹ hình thành từ châu Á sang châu Âu. Nếu như trong 30 năm từ 1917-1945 chỉ có Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới thì từ 1945-1950 đã có hàng loạt các nước ra đời dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên , Việt Nam…. Sau khi kết thúc chiến tranh chống phát xít Liên Xô nhanh chóng khôi phục nền kinh tế quốc dân. Hệ thống XHCN đứng đầu là Liên Xô là lực lượng đối trọng nhất với các nước đế quốc trong sự nghiệp chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

=> Cuộc kháng chiến Chống Pháp của nhân dân ta cũng phải xoay quanh quỹ đạo của cuộc chiến tranh lạnh, về thực chất đây là sự đối đầu của chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa nhưng nó ở mức độ thấp

* Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng tiến và cách mạng chiếm ưu thế trong dân tộc, xu hướng độc lập - dân chủ - hòa bình - trung lập… Đó là những nét mới trong tiến trình phát triển của phong trào.

Dù được “Trao trả độc lập” hay đấu tranh giành độc lập, các nước thuộc địa sau khi thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang đều đi theo con đường phi đế quốc; trong số các nước này có một số nước đã đi gần hoặc đi thẳng vào con đường chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc từ năm 1953 bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nước Việt Nam, Cu Ba là những ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, sau khi giành được độc lập đã tiến thẳng lên CNXH không qua giai đọan phát triển TBCN.

=> sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ có sự cổ vũ lớn về tinh thần cho nhân dân ta, nó tạo niềm tin về một ngày mai tất thắng, ngày mai Pháp sẽ phải thất bại.

* Chiến tranh thế giới qua đi, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, nhiều nước đế quốc, cả thắng trận và bại trận bị tàn phá nghiêm trng, nhưng đế quốc Mỹ lại trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Là một trong những nước lớn góp phần quyết định vào thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh, lại là nước giàu mạnh nhất sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã giương lên ngọn cờ sen đầm quốc tế và muốn áp đặt tự do kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.

Chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh một tham vọng muốn xác lập sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ trên tất cả mọi khu vực của thế giới. Mục tiêu trong các kế hoạch chiến lược của Mỹ lúc này là:

- Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (trọng tâm là Liên Xô và các nước Đông Âu)

- Dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh (trọng tâm là Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Cu Ba trong khu vực Mỹ La-tinh).

- Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh (trọng tâm là Tây Âu - Nhật Bản).

Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực mới… Chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trang tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa thực dân mới sẽ thay thế lối thống trị thuộc địa mà phương Tây nay đã lỗi thời.

Ba chỗ dựa trọng yếu của chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc này là: Viện trợ kinh tế - quân sự - xây dựng hệ thóng liên minh phòng thủ - củng cố lực lượng quân sự mạnh. Sau kế hoạch Marshall chi 50 tỷ dollar vào việc phục hồi các nước tư bản, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh viện trợ cho các nước, tính bình quân mỗi năm trong thời kỳ 8 năm 1953 - 1960 là 5 tỷ dollar. Trong đó số viện trợ quân sự gần 3 tỷ dollar với tỷ lệ theo ưu tiên cho các khu vực là: Tây Âu 54%, Đông Nam Á và Viễn Đông 24,2%, Trung Cận Đông 14,9%, các nơi khác 6%. Những khối liên minh song phương và đa phương do Mỹ đứng đầu hoặc bảo trợ lần lượt ra đời như: khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập năm 1949, khối Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954, khối Trung Cận Đông (CENTO) hình thành năm 1955, khối Nam Thái Bình Dương (ANZUC) lập ra năm 1951… Ngoài ra còn các Hiệp ước tay đôi giữa Mỹ và một số nước ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Về lực lượng quân sự, những năm 1953 - 1960 Mỹ cũng đề ra nhiều ý nghĩa chính trị và kinh tế cho Mỹ lúc này. Quân số giảm đi nhưng căn cứ quân sự ở nước ngoài lại được tăng cường. Sau chiến tranh Mỹ có hơn 2.200 căn cứ quân sự có mặt ở khắp các châu lục, 7 hạm đội trải ra khắp các đại dương, phái đoàn quan sự và cố vấn Mỹ hoạt động ở 45 nước trên thế giới, nhiều loại vũ khí rang bị mới được ra đời như máy bay ném bom chiến lược B52, B47, tên lửa vượt đại châu có đầu đạn hạt nhân, tên lửa tầm trung, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hạt nhân chiến thuật…

=> Sự núp sau Pháp của Mĩ cũng làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vô cùng khó khăn và luôn trong tình trạng căng thẳng.

1.2. Bối cảnh quốc tế trong kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)

a. Chủ nghĩa xã hôi đã hình thành một hệ thống và các nước đều trong quá trình khôi phục đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của mình tạo chỗ dựa vững chắc cho nhân dân Việt Nam.

Liên Xô đạt được những thành tựu đáng kể, từ năm 1956-1961 gần 6000 xí nghiệp lớn được xây dựng và đi vào hoạt động như nhà máy thủy điện sông Voonga. Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp có bước phát triển lớn, mặc dù trong chiến tranh có sự tàn phá nặng nề. về khai thác than 1957 Liên Xô chiến 20 % tổng sản lượng thế giới. Liên Xô đi đầu trong việc sử dụng năng lượng bom nguyên tử vào mục đích hòa bình…Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật Liên Xô cũng đạt nhiều thành tựu to lớn, tháng 10-1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, tháng 4-1961 Liên xô phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Hè 1955 chính phủ các nước Liên Xô – Anh – Pháp họp ở Giownevo, Liên Xô góp phần tích cực làm cho hội nghị nhất trí tuyên bố cùng nhau làm dịu tình hình thế giới, gạt bỏ mọi đe dọa chiến tranh. Tình hữu nghị Liên Xô với nhiều nước Á –Phi được củng cố. Đối với vấn đề an ninh tập thể ở Châu Âu và châu Á. Liên Xô chủ trương tạo ra ở châu Âu những đảm bảo vững chắc cho hòa bình. Liên Xô hoan nghênh hội nghị Băng Đung và coi đó là một cống hiến quý báu cho nền hòa bình thế giới.

Bên cạnh Liên Xô các nước Đông Âu ( Tiệp Khắc, Ba lan, Nam Tư, Rumani……) sau khi hoàn thành các mạng dân chủ nhân dân đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 8/8/1949 hội đồng tương trợ kinh tê SEV với sự tham gia của của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sau đó mở rộng nhằm hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước Đông Âu với sự giúp đỡ của Liên Xô đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế với tốc độ khá nhanh. Ở Tiệp Khắc tổng sản lượng công nghiệp tằn gấp 4 lần so với năm 1937. Ở Ba Lan sau khi thực hiện kế hoạch 6 năm phát triển kinh tế (1950-1955) sản lượng công nghiệp tăng gấp 2,8 lần so với năm 1949 và gấp 5 lần so với trước chiến tranh.

Trung Quốc sau cách mạng thành công ( tháng 10-1949) nhân dân Trung Quốc đã triển khai kế hoạch phục hồi đất nước. Đến năm 1954 giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 2,2 lần so với năm 1949. Công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả, năm 1950 chỉ có 11% thì năm 1955 có 60% số hộ vào hợp tác xã... Chính quyền nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã đoàn kết được toàn dân hướng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được. Ngoài ra đảng chính phủ nhân dân Trung Hoa còn tích cực giúp đỡ các anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ( trong đó có Việt Nam ), ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình thế giới. Vì thế ưu thế quốc tế của Trung Quốc được nâng lên rất nhiều.

ð Thắng lợi trong xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật đã tạo cho các nước này một vị thế mơi, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới theo chiều hướng có lợi cho hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự tồn tại và từng bước lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô là một nhân tố vô cùng quan trọng giúp cho nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mĩ cứa nước, chốn chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mĩ dành thắng lợi lớn

b. Mặt trận thế giới phản đối Mĩ, ủng hộ Việt Nam

Thật hấp dẫn đối với Mĩ trong âm mưu mở rộng không gian chiến lược vẫn là hướng Đông Nam Á, khu vực của nhiều nước vừa thoát khỏi chế độ thực dân cũ, đông công nhân rẻ tiền, giàu nguyên liệu chiến lược. Từ khía cạnh đó giới cầm quyền Mĩ đã nhìn Việt Nam như một miếng mồi béo bở, một đầu cầu lục địa đầy hứa hẹn. Nên ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ đã có âm mưa xâm chiếm Đông Dương. Cho đến năm 1954 lợi dụng cơ hội Pháp bị thất bại, đế quốc Mĩ nhảy vào thay chân Pháp ở Miền Nam Việt Nam, Mĩ vào Việt Nam với mưa đồ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở thuộc địa, đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản xuống Đông Nám Á và hòng đè bẹp chủ nghĩa cộng sản, dùng miền Nam Việt Nam làm bàn đạp để thôn tính toàn bán đảo Đông Dương. Do đó cuộc chiến tranh Mĩ gây ra là cuộc chiến tranh Phi nghĩa, còn Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa nên nhân dân thế giới đã có hành động kiên quyết phản đối Mĩ can thiệp và xâm lược Việt Nam.

Ngày 4/7/1959, ban thư kí hội đồng đoàn kết nhân dân Á – Phi họp ở Cario đã kêu gọi các ủy ban đoàn kết nhân dân Á, Phi và toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới lấy ngày 20-7 là “ Ngày Việt Nam” nội dung hoạt động trong ngày Việt Nam là ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đòi thì hành đầy đủ hiệp định Giownevo, đòi Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam, đòi Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng của 2 miền, đòi chính quyền Diệm chấm dứt khủng bố, tàn sát nhân dân miền Nam, hủy bỏ luật lệ phát xít, đòi hiệp thương tổng tuyển cử để hòa bình thống nhất nước Việt Nam. Hưởng ứng “ Ngày Việt Nam” các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới đều tổ chức nhiều hình thức ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Ngày 20-7 “ Ngày Việt Nam” đầu tiên được 20 nước tổ chức trọng thể. Trong nhiều năm sau “ Ngày Việt Nam” vẫn được nhân dân nhiều nước tổ chức để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đi đầu trong việc ủng hộ, giúp đỡ ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc Việt Nam , phản đối Mĩ xâm lược, đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhâ dân Việt Nam. Khi đế quốc Mĩ phát động chiến tranh phá hoại miền Nam mở đầu bằng sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”(5-8-1964), ngày 6-8-1964 chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố lên án hành động xâm lược của Mĩ , đồng tình ủng hộ nhân dân Việt Nam và khẳng định tình đoàn kết và trách nhiệm với nhân dân Việt Nam..... Trung Quốc luôn ủng hộ và viện trợ về Vũ khí lương thực giúp nhân dân Việt Nam và là một hậu phương lớn của nhân dân Việt Nam

Liên Xô cũng giúp đỡ ta rất nhiều về vật chất và tinh thần, Liên Xô hoàn toàn đồng tìm và giúp đỡ đảng ta đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà trên cơ sở hiệp đinh Gionevo về Việt Nam, Liên Xô giúp đỡ ta rất nhiều về vật chất tinh thần, tính đến năm 1962 Liên Xô đã giúp đỡ ta 1400 triệu đồng rúp, giúp xây dựng 34 nhà máy lớn, một số trường đại học, bệnh viện và giúp đào tạo chuyên gia, các cán bộ chuyên môn....

Trong tuyên bố chung Việt Nam-Liên Xô ngày 17-4- 1965 phía Liên Xô cũng đã bày tỏ sự đồng tình ủng hộ lập trường 5 điểm của mật trận dân tộcgiải phóng miền Nam Việt Nam và tuyên bố “ Nếu mĩ tăng cường xâm lược nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ Liên Xô sẽ đồng ý cho những người công dân Liên Xô sang Việt Nam, những người công dân Liên Xô này với tinh thần quốc tế vô sản đã bày tỏ nguyện vọng được chiến đấu cho sự nghiệp của nhân dân Việt Nam, cho việc giữ gìn thành quả xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa... Liên Xô từ nay về sau vẫn sẵn sàng có sự giúp đỡ cần thiết cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để đánh bại sự xâm lược của đế quốc Mĩ” . Và thể hiện thiện chí đó ngày 23-9-1969, Liên Xô kí hiệp định viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam.

ð Sự đoàn kết giúp đỡ toàn diện có hiệu quả của các nước trên thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa nhất là của Trung Quốc vá Liên Xô từ vũ khí trang phục chiến tranh, lương thực, ngoại tệ đến cả vật tư kĩ thuật và hàng tiêu dùng thông dụng đã góp phần quan trọng tăng cường khả năng và sức mạnh chiến đấu của quân đội ta và nhân dân ta. Sự ủng hộ và cổ vũ của nhân dân trên thế giới đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân ta, nó cũng góp một phần làm lên thắng lợi của nhân dân ta.

c. Sự bất đồng và cấu kết giữa các nước lớn Liên Xô – Trung Quốc –Mĩ

Từ giữa những năm 50, Liên Xô thực hiện chiến lược cùng tồn tai hòa bình và hòa hoãn với Mĩ và phương Tây để tập trung xây dựng kinh tế. Ngược lại Mĩ và phe đế quốc cũng muốn hòa hoãn với Liên xô để tập trung đối phó với phong trào cách mạng thế giới. Năm 1955 tại Gionevo và 1959 tại Mĩ đã diễn ra các các cuộc gặp gỡ cao cấp Xô- Mĩ. Cả Liên Xô và Mĩ đều lên án cuộc chiến tranh Xâm lược của Anh , Pháp. Liên Xô và Mĩ đều thúc đẩy kí hiệp ước Gionevo của Lào 1962. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Beclin năm 1962 và cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba 1962. Tất cả chứng tỏ Liên Xô và Mĩ đều muốn tránh một cuộc chiến Tranh giữa 2 nước và giải quyết hòa bình các xung đột..

Chiến lược hòa hoãn Xô- Mĩ đã làm nổ ra công khai sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô – và Trung Quốc vào đầu những năm 60. Từ cuối những năm 60 Trung Quốc ra sức hoạt động trên trường quốc tế hy vọng xóa bỏ thế 2 cực Xô- Mĩ để trở thành cực thứ 3.

Sự bất đồng trên đã dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc 2 nước coi nhau là thù. Điều này thiệt hại lớn cho chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Điều đáng chú ý là Xô – Trung xung đột trong khi Mĩ đang bị yếu thế và sa lầy trong chiến tranh Việt Nam và trong tình thế có mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nhất là giữa Pháp – Mĩ – Anh. Chính từ đó đế quốc Mĩ đã lợi dụng sự thù địch giữa Liên Xô và Trung Quốc để chơi con bài Trung Quốc, đồng thời Mĩ cũng hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép cho Việt Nam.

=.> Cuộc kháng chiến chỗng Mĩ cứu nước của nhân dân ta diễn ra ở khu vực nóng bỏng, tập trung nhiều mâu thuẫn gay gắt của thời đại. Trên thực tế Việt Nam đã trở thành một trong những tiêu điểm của sự kết hợp các trào lưu cách mạng thế giới, là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản và mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, là nơi diễn ra cuộc đụng đầu giữa một bên chủ nghĩa xã hội độc lập dân tộc với một bên là các thế lực xâm lược đứng đầu là đế quốc Mĩ. Cho nên mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mỗi thất bại của đế quốc Mĩ ở nơi đây đều tác động mạnh mẽ đến chiến lược toàn cầu của Mĩ nói rieng và đến tình hình thế giới nói chung, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực của tình hình thế giới. Đó là một cuộc chiến tranh âm lược thực dân mới của tên đế quốc đầu sở có tiền lực kinh tế hùng mạnh với kĩ thuật hiện đại nhất chống lại một dân tộc không rộng người không đông. Việt Nam xa cách vạn dặm nước Mĩ, thế mà Mĩ vẫn tiến tới xâm lược Việt Nam.

2. Nhận xét đánh giá

Như vậy chúng ta có thế thấy cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đều bị chi phối bổi bối cảnh quốc tế như : chiến tranh lạnh, phong trào cộng sản công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, sự lớn mạnh của xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Trung Quốc… nhưng do thời gian khác nhau mà mức độ ảnh hưởng của nó khác nhau.

* Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh: Kháng chiến chống Pháp là giai đoạn khởi đầu chiến tranh lạnh, giai đoạn khởi đầu sự đối đầu Xô- Mĩ tính chất của nó chưa quyết liệt và nó chưa chi phối ảnh hưởng nhiều. Còn kháng chiến chống Mĩ chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn phát triển Mĩ đã thay đổi chiến lược của mình gây lên mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc gây khó khắn lớn cho nhân dân Việt Nam. Sự thắng lợi của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng chi phối lớn đến cục diện thế giới.

* Trong sự giúp đỡ của xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đều có sự ủng hộ và giúp đỡ chúng ta một mặt. Tuy nhiên có sự khác biệt đó là trong kháng chiến chống Pháp các nước luôn đồng nhất cùng nhau giúp đỡ Việt Nam còn trong kháng chiến chống Mĩ thì ở một giai đoạn Liên Xô và Trung Quốc đã đối đầu với nhau gây ảnh hưởng khó khăn lớn cho Việt Nam.

* Để hiểu rõ sự khác nhau chúng ta phải nắm rõ từng bối cảnh quốc tế của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ và cần phải đánh giá nó trong bối cảnh riêng.

* Sự khác nhau này là một điều dễ lý giải bởi nó diễn ra trong thời gian khác nhau và cực diện thế giới luôn thay đổi theo thời gian. Sự khác nhau đó nó tạo lên màu sắc riêng của kháng chiến chống Pháp so với kháng chiến chống Mĩ. Sự khác nhau của bối cảnh quốc tế trong 2 cuộc kháng chiến cũng cho thấy sự nhạy bén, sáng tạo của nhân dân Việt Nam, ở mỗi điều kiện hoàn cảnh khác nhau luôn có sự thay đổi và đối phó kịp thời để đưa đến một thắng lợi nhất định cho mình.Sự thắng lợi oanh liệt của cả 2 cuộc kháng chiến là một minh chứng cho điều đó.

Kết luận.

Chín năm trường kì chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã để lại những trang sử hào hùng chói lọi của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đế quốc Pháp và Mĩ hùng mạnh như vậy nhưng đều phải thất bại trước một Việt Nam Kiên cường dũng cảm. Điều nhân dân Việt Nam đã là được là một sự vĩ đại, cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân thế giới sự thắng lợi của Việt Nam không chỉ là thắng lợi riêng của nhân dân Việt Nam mà nó là thắng lợi chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Tình hình thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam và tình hình Việt Nam cũng ảnh hưởng đến thế giới, Việt Nam luôn nằm trong quỹ đạo chung của thế giới và hòa nhập với thế giới.

nguồn : Nguyễn Thị Huyền Trang- diendankienthucw.net*
 
Sửa lần cuối:
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954 ) và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là 2 cuộc kháng chiến vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam nó minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của nhân dâu và quân đội Việt Nam. Thắng lợi của 2 cuốc kháng chiến này là một trong những chiến công lớn nhất của nhân dân ta nó “ mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách của thế kỉ XX, là những sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc. Cuộc khác chiến chống Pháp và Chống Mĩ nằm trong quá trình vận động chung của lịch sử thế giới và nó bị chi phối và tác động bởi bối cảnh thế giới. Thời gian của 2 cuộc kháng chiến là khác nhau nên sự tác động của bối cảnh quốc tế của kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chông Mĩ là khác nhau. Vậy sự khác nhau về bối cảnh quốc tế giữa kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ là gì ?

1.Để hiểu rõ sự khác nhau trước hết chúng ta tìm hiểu bối cảnh quốc tế của kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mĩ là gì?

1.1 Bối cảnh quốc tế của Kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

* Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn. Năm 1949 được coi là năm quyết định của quá trình thay đổi căn bản tình hình thế giới sau đại chiến với việc Liên Xô phá vỡ độc quyền hạt nhân của Mỹ, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Cán cân so sánh lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn về phía các nước chốngchống chủ nghĩa đế quốc

Bước vào thập kỷ 50, Liên Xô tiếp tục triển khai những “Kế hoạch 5 năm” xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh từng đè nặng lên nền kinh tế - xã hội Xô Viết với bao tổn thất về người và của. Nhưng chỉ 7 năm sau, Liên Xô đã đủ sức làm nên “Sự kiện Sputnich” khiến các thế lực đối địch phải sửng sốt. Một khả năng bảo vệ hòa bình thế giới đãxuất hiện trong thực tế. Trong khi đó các nước Đông Âu cũng bước vào thực hiện công cuộc kiến thiết đất nước với những kế hoạch dài hạn để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

ð Sau 1950 hàng loạt các nước Xã hội chủ nghĩa đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam điều này cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, sự giúp đỡ của các nước là một chỗ dựa , là một nguồn cổ vũ động viên lớn.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 tình hình thế giới vô cùng căng thẳng xoay quanh cuộc chạy đua giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa của chiến cuộc chiến tranh lạnh. Các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã triển khai chiến tranh lạnh toàn diện thông qua mạng lưới và liên minh quân sự của mình ở châu Âu và châu Á với việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử năm 1949 khiến Mỹ mất độc quyền về hạt nhân và nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, Mỹ mở rộng chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản từ châu Âu sang châu Á. Ở Châu Á Mỹ tập trung vào Đông Nam Á vì ở đây phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ và đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng sâu rộng nhất của cách mạng Trung Quốc . Đầu thập kỉ 50 Mĩ đã xây dựng tuyến bao vây quân sự thông qua các hiệp ước với hầu hết các đồng minh ở châu Á như “ Hiệp định viện trợ quân sự Thái Lan – Mỹ” ( 17-10-1950), “ hiệp ước phòng thủ chung Mỹ- Philippin (30-8-1951) , “Hiệp ước phòng thủ chung Hàn –Mi” (17-10-1953), “ Hiệp định viện trợ phòng thủ chung Mỹ -Đài (2-12-1954) . Cùng với sự có mặt của thực dân Pháp ở Việt Nam những hiệp ước này uy hiếp an ninh quốc gia của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc.Hệ thống xã hội chủ nghĩa bất chấp sự ngăn cản của Mỹ hình thành từ châu Á sang châu Âu. Nếu như trong 30 năm từ 1917-1945 chỉ có Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới thì từ 1945-1950 đã có hàng loạt các nước ra đời dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên , Việt Nam…. Sau khi kết thúc chiến tranh chống phát xít Liên Xô nhanh chóng khôi phục nền kinh tế quốc dân. Hệ thống XHCN đứng đầu là Liên Xô là lực lượng đối trọng nhất với các nước đế quốc trong sự nghiệp chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

=> Cuộc kháng chiến Chống Pháp của nhân dân ta cũng phải xoay quanh quỹ đạo của cuộc chiến tranh lạnh, về thực chất đây là sự đối đầu của chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa nhưng nó ở mức độ thấp

* Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng tiến và cách mạng chiếm ưu thế trong dân tộc, xu hướng độc lập - dân chủ - hòa bình - trung lập… Đó là những nét mới trong tiến trình phát triển của phong trào.

Dù được “Trao trả độc lập” hay đấu tranh giành độc lập, các nước thuộc địa sau khi thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang đều đi theo con đường phi đế quốc; trong số các nước này có một số nước đã đi gần hoặc đi thẳng vào con đường chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc từ năm 1953 bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nước Việt Nam, Cu Ba là những ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, sau khi giành được độc lập đã tiến thẳng lên CNXH không qua giai đọan phát triển TBCN.

=> sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ có sự cổ vũ lớn về tinh thần cho nhân dân ta, nó tạo niềm tin về một ngày mai tất thắng, ngày mai Pháp sẽ phải thất bại.

* Chiến tranh thế giới qua đi, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, nhiều nước đế quốc, cả thắng trận và bại trận bị tàn phá nghiêm trng, nhưng đế quốc Mỹ lại trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Là một trong những nước lớn góp phần quyết định vào thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh, lại là nước giàu mạnh nhất sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã giương lên ngọn cờ sen đầm quốc tế và muốn áp đặt tự do kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.

Chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh một tham vọng muốn xác lập sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ trên tất cả mọi khu vực của thế giới. Mục tiêu trong các kế hoạch chiến lược của Mỹ lúc này là:

- Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (trọng tâm là Liên Xô và các nước Đông Âu)

- Dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh (trọng tâm là Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Cu Ba trong khu vực Mỹ La-tinh).

- Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh (trọng tâm là Tây Âu - Nhật Bản).

Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực mới… Chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trang tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa thực dân mới sẽ thay thế lối thống trị thuộc địa mà phương Tây nay đã lỗi thời.

Ba chỗ dựa trọng yếu của chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc này là: Viện trợ kinh tế - quân sự - xây dựng hệ thóng liên minh phòng thủ - củng cố lực lượng quân sự mạnh. Sau kế hoạch Marshall chi 50 tỷ dollar vào việc phục hồi các nước tư bản, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh viện trợ cho các nước, tính bình quân mỗi năm trong thời kỳ 8 năm 1953 - 1960 là 5 tỷ dollar. Trong đó số viện trợ quân sự gần 3 tỷ dollar với tỷ lệ theo ưu tiên cho các khu vực là: Tây Âu 54%, Đông Nam Á và Viễn Đông 24,2%, Trung Cận Đông 14,9%, các nơi khác 6%. Những khối liên minh song phương và đa phương do Mỹ đứng đầu hoặc bảo trợ lần lượt ra đời như: khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập năm 1949, khối Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954, khối Trung Cận Đông (CENTO) hình thành năm 1955, khối Nam Thái Bình Dương (ANZUC) lập ra năm 1951… Ngoài ra còn các Hiệp ước tay đôi giữa Mỹ và một số nước ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Về lực lượng quân sự, những năm 1953 - 1960 Mỹ cũng đề ra nhiều ý nghĩa chính trị và kinh tế cho Mỹ lúc này. Quân số giảm đi nhưng căn cứ quân sự ở nước ngoài lại được tăng cường. Sau chiến tranh Mỹ có hơn 2.200 căn cứ quân sự có mặt ở khắp các châu lục, 7 hạm đội trải ra khắp các đại dương, phái đoàn quan sự và cố vấn Mỹ hoạt động ở 45 nước trên thế giới, nhiều loại vũ khí rang bị mới được ra đời như máy bay ném bom chiến lược B52, B47, tên lửa vượt đại châu có đầu đạn hạt nhân, tên lửa tầm trung, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hạt nhân chiến thuật…

=> Sự núp sau Pháp của Mĩ cũng làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vô cùng khó khăn và luôn trong tình trạng căng thẳng.

1.2. Bối cảnh quốc tế trong kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)

a. Chủ nghĩa xã hôi đã hình thành một hệ thống và các nước đều trong quá trình khôi phục đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của mình tạo chỗ dựa vững chắc cho nhân dân Việt Nam.

Liên Xô đạt được những thành tựu đáng kể, từ năm 1956-1961 gần 6000 xí nghiệp lớn được xây dựng và đi vào hoạt động như nhà máy thủy điện sông Voonga. Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp có bước phát triển lớn, mặc dù trong chiến tranh có sự tàn phá nặng nề. về khai thác than 1957 Liên Xô chiến 20 % tổng sản lượng thế giới. Liên Xô đi đầu trong việc sử dụng năng lượng bom nguyên tử vào mục đích hòa bình…Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật Liên Xô cũng đạt nhiều thành tựu to lớn, tháng 10-1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, tháng 4-1961 Liên xô phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Hè 1955 chính phủ các nước Liên Xô – Anh – Pháp họp ở Giownevo, Liên Xô góp phần tích cực làm cho hội nghị nhất trí tuyên bố cùng nhau làm dịu tình hình thế giới, gạt bỏ mọi đe dọa chiến tranh. Tình hữu nghị Liên Xô với nhiều nước Á –Phi được củng cố. Đối với vấn đề an ninh tập thể ở Châu Âu và châu Á. Liên Xô chủ trương tạo ra ở châu Âu những đảm bảo vững chắc cho hòa bình. Liên Xô hoan nghênh hội nghị Băng Đung và coi đó là một cống hiến quý báu cho nền hòa bình thế giới.

Bên cạnh Liên Xô các nước Đông Âu ( Tiệp Khắc, Ba lan, Nam Tư, Rumani……) sau khi hoàn thành các mạng dân chủ nhân dân đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 8/8/1949 hội đồng tương trợ kinh tê SEV với sự tham gia của của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sau đó mở rộng nhằm hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước Đông Âu với sự giúp đỡ của Liên Xô đã đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế với tốc độ khá nhanh. Ở Tiệp Khắc tổng sản lượng công nghiệp tằn gấp 4 lần so với năm 1937. Ở Ba Lan sau khi thực hiện kế hoạch 6 năm phát triển kinh tế (1950-1955) sản lượng công nghiệp tăng gấp 2,8 lần so với năm 1949 và gấp 5 lần so với trước chiến tranh.

Trung Quốc sau cách mạng thành công ( tháng 10-1949) nhân dân Trung Quốc đã triển khai kế hoạch phục hồi đất nước. Đến năm 1954 giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 2,2 lần so với năm 1949. Công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả, năm 1950 chỉ có 11% thì năm 1955 có 60% số hộ vào hợp tác xã... Chính quyền nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã đoàn kết được toàn dân hướng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được. Ngoài ra đảng chính phủ nhân dân Trung Hoa còn tích cực giúp đỡ các anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ( trong đó có Việt Nam ), ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình thế giới. Vì thế ưu thế quốc tế của Trung Quốc được nâng lên rất nhiều.

ð Thắng lợi trong xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật đã tạo cho các nước này một vị thế mơi, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới theo chiều hướng có lợi cho hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự tồn tại và từng bước lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô là một nhân tố vô cùng quan trọng giúp cho nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mĩ cứa nước, chốn chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mĩ dành thắng lợi lớn

b. Mặt trận thế giới phản đối Mĩ, ủng hộ Việt Nam

Thật hấp dẫn đối với Mĩ trong âm mưu mở rộng không gian chiến lược vẫn là hướng Đông Nam Á, khu vực của nhiều nước vừa thoát khỏi chế độ thực dân cũ, đông công nhân rẻ tiền, giàu nguyên liệu chiến lược. Từ khía cạnh đó giới cầm quyền Mĩ đã nhìn Việt Nam như một miếng mồi béo bở, một đầu cầu lục địa đầy hứa hẹn. Nên ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ đã có âm mưa xâm chiếm Đông Dương. Cho đến năm 1954 lợi dụng cơ hội Pháp bị thất bại, đế quốc Mĩ nhảy vào thay chân Pháp ở Miền Nam Việt Nam, Mĩ vào Việt Nam với mưa đồ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở thuộc địa, đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản xuống Đông Nám Á và hòng đè bẹp chủ nghĩa cộng sản, dùng miền Nam Việt Nam làm bàn đạp để thôn tính toàn bán đảo Đông Dương. Do đó cuộc chiến tranh Mĩ gây ra là cuộc chiến tranh Phi nghĩa, còn Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa nên nhân dân thế giới đã có hành động kiên quyết phản đối Mĩ can thiệp và xâm lược Việt Nam.

Ngày 4/7/1959, ban thư kí hội đồng đoàn kết nhân dân Á – Phi họp ở Cario đã kêu gọi các ủy ban đoàn kết nhân dân Á, Phi và toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới lấy ngày 20-7 là “ Ngày Việt Nam” nội dung hoạt động trong ngày Việt Nam là ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đòi thì hành đầy đủ hiệp định Giownevo, đòi Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam, đòi Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng của 2 miền, đòi chính quyền Diệm chấm dứt khủng bố, tàn sát nhân dân miền Nam, hủy bỏ luật lệ phát xít, đòi hiệp thương tổng tuyển cử để hòa bình thống nhất nước Việt Nam. Hưởng ứng “ Ngày Việt Nam” các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới đều tổ chức nhiều hình thức ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Ngày 20-7 “ Ngày Việt Nam” đầu tiên được 20 nước tổ chức trọng thể. Trong nhiều năm sau “ Ngày Việt Nam” vẫn được nhân dân nhiều nước tổ chức để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đi đầu trong việc ủng hộ, giúp đỡ ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc Việt Nam , phản đối Mĩ xâm lược, đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhâ dân Việt Nam. Khi đế quốc Mĩ phát động chiến tranh phá hoại miền Nam mở đầu bằng sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”(5-8-1964), ngày 6-8-1964 chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố lên án hành động xâm lược của Mĩ , đồng tình ủng hộ nhân dân Việt Nam và khẳng định tình đoàn kết và trách nhiệm với nhân dân Việt Nam..... Trung Quốc luôn ủng hộ và viện trợ về Vũ khí lương thực giúp nhân dân Việt Nam và là một hậu phương lớn của nhân dân Việt Nam

Liên Xô cũng giúp đỡ ta rất nhiều về vật chất và tinh thần, Liên Xô hoàn toàn đồng tìm và giúp đỡ đảng ta đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà trên cơ sở hiệp đinh Gionevo về Việt Nam, Liên Xô giúp đỡ ta rất nhiều về vật chất tinh thần, tính đến năm 1962 Liên Xô đã giúp đỡ ta 1400 triệu đồng rúp, giúp xây dựng 34 nhà máy lớn, một số trường đại học, bệnh viện và giúp đào tạo chuyên gia, các cán bộ chuyên môn....

Trong tuyên bố chung Việt Nam-Liên Xô ngày 17-4- 1965 phía Liên Xô cũng đã bày tỏ sự đồng tình ủng hộ lập trường 5 điểm của mật trận dân tộcgiải phóng miền Nam Việt Nam và tuyên bố “ Nếu mĩ tăng cường xâm lược nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ Liên Xô sẽ đồng ý cho những người công dân Liên Xô sang Việt Nam, những người công dân Liên Xô này với tinh thần quốc tế vô sản đã bày tỏ nguyện vọng được chiến đấu cho sự nghiệp của nhân dân Việt Nam, cho việc giữ gìn thành quả xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa... Liên Xô từ nay về sau vẫn sẵn sàng có sự giúp đỡ cần thiết cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để đánh bại sự xâm lược của đế quốc Mĩ” . Và thể hiện thiện chí đó ngày 23-9-1969, Liên Xô kí hiệp định viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam.

ð Sự đoàn kết giúp đỡ toàn diện có hiệu quả của các nước trên thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa nhất là của Trung Quốc vá Liên Xô từ vũ khí trang phục chiến tranh, lương thực, ngoại tệ đến cả vật tư kĩ thuật và hàng tiêu dùng thông dụng đã góp phần quan trọng tăng cường khả năng và sức mạnh chiến đấu của quân đội ta và nhân dân ta. Sự ủng hộ và cổ vũ của nhân dân trên thế giới đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân ta, nó cũng góp một phần làm lên thắng lợi của nhân dân ta.

c. Sự bất đồng và cấu kết giữa các nước lớn Liên Xô – Trung Quốc –Mĩ

Từ giữa những năm 50, Liên Xô thực hiện chiến lược cùng tồn tai hòa bình và hòa hoãn với Mĩ và phương Tây để tập trung xây dựng kinh tế. Ngược lại Mĩ và phe đế quốc cũng muốn hòa hoãn với Liên xô để tập trung đối phó với phong trào cách mạng thế giới. Năm 1955 tại Gionevo và 1959 tại Mĩ đã diễn ra các các cuộc gặp gỡ cao cấp Xô- Mĩ. Cả Liên Xô và Mĩ đều lên án cuộc chiến tranh Xâm lược của Anh , Pháp. Liên Xô và Mĩ đều thúc đẩy kí hiệp ước Gionevo của Lào 1962. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Beclin năm 1962 và cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba 1962. Tất cả chứng tỏ Liên Xô và Mĩ đều muốn tránh một cuộc chiến Tranh giữa 2 nước và giải quyết hòa bình các xung đột..

Chiến lược hòa hoãn Xô- Mĩ đã làm nổ ra công khai sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô – và Trung Quốc vào đầu những năm 60. Từ cuối những năm 60 Trung Quốc ra sức hoạt động trên trường quốc tế hy vọng xóa bỏ thế 2 cực Xô- Mĩ để trở thành cực thứ 3.

Sự bất đồng trên đã dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc 2 nước coi nhau là thù. Điều này thiệt hại lớn cho chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Điều đáng chú ý là Xô – Trung xung đột trong khi Mĩ đang bị yếu thế và sa lầy trong chiến tranh Việt Nam và trong tình thế có mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nhất là giữa Pháp – Mĩ – Anh. Chính từ đó đế quốc Mĩ đã lợi dụng sự thù địch giữa Liên Xô và Trung Quốc để chơi con bài Trung Quốc, đồng thời Mĩ cũng hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép cho Việt Nam.

=.> Cuộc kháng chiến chỗng Mĩ cứu nước của nhân dân ta diễn ra ở khu vực nóng bỏng, tập trung nhiều mâu thuẫn gay gắt của thời đại. Trên thực tế Việt Nam đã trở thành một trong những tiêu điểm của sự kết hợp các trào lưu cách mạng thế giới, là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản và mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, là nơi diễn ra cuộc đụng đầu giữa một bên chủ nghĩa xã hội độc lập dân tộc với một bên là các thế lực xâm lược đứng đầu là đế quốc Mĩ. Cho nên mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mỗi thất bại của đế quốc Mĩ ở nơi đây đều tác động mạnh mẽ đến chiến lược toàn cầu của Mĩ nói rieng và đến tình hình thế giới nói chung, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực của tình hình thế giới. Đó là một cuộc chiến tranh âm lược thực dân mới của tên đế quốc đầu sở có tiền lực kinh tế hùng mạnh với kĩ thuật hiện đại nhất chống lại một dân tộc không rộng người không đông. Việt Nam xa cách vạn dặm nước Mĩ, thế mà Mĩ vẫn tiến tới xâm lược Việt Nam.

2. Nhận xét đánh giá

Như vậy chúng ta có thế thấy cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đều bị chi phối bổi bối cảnh quốc tế như : chiến tranh lạnh, phong trào cộng sản công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, sự lớn mạnh của xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Trung Quốc… nhưng do thời gian khác nhau mà mức độ ảnh hưởng của nó khác nhau.

* Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh: Kháng chiến chống Pháp là giai đoạn khởi đầu chiến tranh lạnh, giai đoạn khởi đầu sự đối đầu Xô- Mĩ tính chất của nó chưa quyết liệt và nó chưa chi phối ảnh hưởng nhiều. Còn kháng chiến chống Mĩ chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn phát triển Mĩ đã thay đổi chiến lược của mình gây lên mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc gây khó khắn lớn cho nhân dân Việt Nam. Sự thắng lợi của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng chi phối lớn đến cục diện thế giới.

* Trong sự giúp đỡ của xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đều có sự ủng hộ và giúp đỡ chúng ta một mặt. Tuy nhiên có sự khác biệt đó là trong kháng chiến chống Pháp các nước luôn đồng nhất cùng nhau giúp đỡ Việt Nam còn trong kháng chiến chống Mĩ thì ở một giai đoạn Liên Xô và Trung Quốc đã đối đầu với nhau gây ảnh hưởng khó khăn lớn cho Việt Nam.

* Để hiểu rõ sự khác nhau chúng ta phải nắm rõ từng bối cảnh quốc tế của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ và cần phải đánh giá nó trong bối cảnh riêng.

* Sự khác nhau này là một điều dễ lý giải bởi nó diễn ra trong thời gian khác nhau và cực diện thế giới luôn thay đổi theo thời gian. Sự khác nhau đó nó tạo lên màu sắc riêng của kháng chiến chống Pháp so với kháng chiến chống Mĩ. Sự khác nhau của bối cảnh quốc tế trong 2 cuộc kháng chiến cũng cho thấy sự nhạy bén, sáng tạo của nhân dân Việt Nam, ở mỗi điều kiện hoàn cảnh khác nhau luôn có sự thay đổi và đối phó kịp thời để đưa đến một thắng lợi nhất định cho mình.Sự thắng lợi oanh liệt của cả 2 cuộc kháng chiến là một minh chứng cho điều đó.

Kết luận.

Chín năm trường kì chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã để lại những trang sử hào hùng chói lọi của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đế quốc Pháp và Mĩ hùng mạnh như vậy nhưng đều phải thất bại trước một Việt Nam Kiên cường dũng cảm. Điều nhân dân Việt Nam đã là được là một sự vĩ đại, cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân thế giới sự thắng lợi của Việt Nam không chỉ là thắng lợi riêng của nhân dân Việt Nam mà nó là thắng lợi chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Tình hình thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam và tình hình Việt Nam cũng ảnh hưởng đến thế giới, Việt Nam luôn nằm trong quỹ đạo chung của thế giới và hòa nhập với thế giới.

nguồn : Nguyễn Thị Huyền Trang- diendankienthucw.net*
Đế quốc nào ta cũng đánh thắng. Tự Hào Việt Nam
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top