Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 43,5 triệu km2, gấp 4,35 lần diện tích châu Âu . Châu Á nằm ở nửa cầu bắc và nửa cầu đông, tiếp giáp với châu Âu, tiếp xúc với châu Phi qua biển Đỏ, cách châu Mỹ bởi Thái Bình Dương, được bao bọc bởi hai đại dương : Ân Độ Dương và Thái Bình Dương.
Châu Á với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên với những mái nhà bằng vàng,cung điện, đền miếu nguy nga , tráng lệ, những sản vật quý (hương liệu, gốm, tơ tằm…) vô cùng phong phú từ lâu đã kích thích trí tò mò và cơn thèm khát của các nước phương Tây và là một động lực mạnh mẽ nhất để người châu Âu thực hiện các cuộc phát kiến địa lý để tìm đường sang phương Đông từ nửa sau thế kỷ XV.
Hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lý hình thành thị trường thương mại mối liền từ châu Âu sang châu Á, khởi đầu cho quá trình các nước chấu Âu biến sự thèm khát của mình thành hành động. Xâm lược các nước chấu Á là một biện pháp quan trọng để các nước châu Âu tiến hành tích lũy tư bản nguyên thủy thông qua việc cướp bóc thuộc địa.
Quá trình xâm lược châu Á bắt đầu từ thế kỷ XVI với nhiều hình thức và mức độ khác nhau kéo dài đến đầu thế kỷ XX. Đi tiên phong trong quá trình xâm lược này là thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan tiến hành lập các thương điếm , rồi tiến dần từng bước thôn tính các quốc gia châu Á làm thuộc địa. Đến thế kỷ XVII – XVIII thực dân phương Tây đã chiếm được rất nhiều thuộc địa ở châu Á. Từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước Châu Âu về căn bản đã hoàn thành xong cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp và bước vào thời kỷ chủ nghĩa đế quốc với sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ ( những yếu tố ở trong các nước tư bản đang thiêu). Do đó các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước châu Á.
Thực dân phương Tây xâm lược châu Á, họ đã biết khéo léo tận dụng sức mạnh quân sự hiện đại, lợi dụng tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Á, lấy chiêu bài “khai hóa văn minh” cho các quốc gia lạc hậu. Hơn nữa các nước Phương Tây còn dùng ngọn cờ thiên chúa giáo làm mũi tiên phong dọn đường cho chiên tranh xâm lược : đầu tiên người ta gửi đên một vài giáo sĩ, sau đó gửi đến tàu chiến, vũ khí và binh lính. Những cuộc mua bán, thỏa thuận và tranh giành thuộc địa giữa các nước thực dân cũng thường xuyên xảy ra.
Đững trước nguy cơ nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng, lịch sử đặt ra cho các quốc gia phong kiến châu Á trước hai sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục duy trì các chính sách thủ cựu để đối phó với phương Tât hiện đại và hung mạnh hoặc tiến hành canh tân đất nước để nâng cao tiềm lực quốc phòng.
Và trên thực tế các quốc gia châu Á tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước đã lựa chọn con đương đi khác nhau:
Con đường thứ nhất: chấp nhận dễ dàng ách chiếm đòng của chủ nghĩa thự dân phương Tây. Đây là con đường được thủ lĩnh một số đảo ở các quần đảo ngày nay là Philipin, Indonesia; quốc vương Campuchia và một số Sultan ở các Sultante miền trungbán đảo Mã Lai lựa chọn . Ở Campuchia, năm 1863 khi thực dân Phapscho chiến thuyền ngược dòng Mekong đến Phnom Penh thì nhà vua Norodon đã tự nguyện xin thuần phục, hi vọng từ cách đó có thể thoát khỏi sưc ép từ 2 nước láng giềng là Xiêm và Việt Nam. Khi nhận ra rằng chủ quyền của vương quốc vì vậy đã bị rơi vào tay một thế lực thống trị ngoại bang mới , Norodon mới tìm cách chống trả thì đã quá muộn.
Con đường thứ hai: kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến. Đây là con đường được nhiều các quốc gia châu Á lựa chọn tiêu biểu như cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, Miến Điện chống thực dân Anh và cuộc kháng chiến của nhà Mãn Thanh chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa thực dân phương Tây trong hai cuộc “chiến tranh thuốc phiện” ( 1839-1842 và 1856-1860). Các cuộc kháng chiến này dù có quyết liệt tời đâu nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục trước quân đội viễn chinh nhà nghế của thực dân phương Tây. Sự thất bại của phổ biến của các cuộc kháng chiến chống thực dân phương Tây đã chứng tở rằng chỉ với phương thức kháng chiến truyền thống không thể bảo vệ được chủ quyền đất nước.
Con đường thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây. Đây là con đường đặc biệt không những để đối phỏ với nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây mà còn giúp cho các dân tộc ở châu Á thay đổi mô hình và quỹ đạo phát triển , tự giải thoát mình khỏi bế tắc lịch sử.
Châu Á với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên với những mái nhà bằng vàng,cung điện, đền miếu nguy nga , tráng lệ, những sản vật quý (hương liệu, gốm, tơ tằm…) vô cùng phong phú từ lâu đã kích thích trí tò mò và cơn thèm khát của các nước phương Tây và là một động lực mạnh mẽ nhất để người châu Âu thực hiện các cuộc phát kiến địa lý để tìm đường sang phương Đông từ nửa sau thế kỷ XV.
Hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lý hình thành thị trường thương mại mối liền từ châu Âu sang châu Á, khởi đầu cho quá trình các nước chấu Âu biến sự thèm khát của mình thành hành động. Xâm lược các nước chấu Á là một biện pháp quan trọng để các nước châu Âu tiến hành tích lũy tư bản nguyên thủy thông qua việc cướp bóc thuộc địa.
Quá trình xâm lược châu Á bắt đầu từ thế kỷ XVI với nhiều hình thức và mức độ khác nhau kéo dài đến đầu thế kỷ XX. Đi tiên phong trong quá trình xâm lược này là thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan tiến hành lập các thương điếm , rồi tiến dần từng bước thôn tính các quốc gia châu Á làm thuộc địa. Đến thế kỷ XVII – XVIII thực dân phương Tây đã chiếm được rất nhiều thuộc địa ở châu Á. Từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước Châu Âu về căn bản đã hoàn thành xong cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp và bước vào thời kỷ chủ nghĩa đế quốc với sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ ( những yếu tố ở trong các nước tư bản đang thiêu). Do đó các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước châu Á.
Thực dân phương Tây xâm lược châu Á, họ đã biết khéo léo tận dụng sức mạnh quân sự hiện đại, lợi dụng tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Á, lấy chiêu bài “khai hóa văn minh” cho các quốc gia lạc hậu. Hơn nữa các nước Phương Tây còn dùng ngọn cờ thiên chúa giáo làm mũi tiên phong dọn đường cho chiên tranh xâm lược : đầu tiên người ta gửi đên một vài giáo sĩ, sau đó gửi đến tàu chiến, vũ khí và binh lính. Những cuộc mua bán, thỏa thuận và tranh giành thuộc địa giữa các nước thực dân cũng thường xuyên xảy ra.
Đững trước nguy cơ nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng, lịch sử đặt ra cho các quốc gia phong kiến châu Á trước hai sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục duy trì các chính sách thủ cựu để đối phó với phương Tât hiện đại và hung mạnh hoặc tiến hành canh tân đất nước để nâng cao tiềm lực quốc phòng.
Và trên thực tế các quốc gia châu Á tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước đã lựa chọn con đương đi khác nhau:
Con đường thứ nhất: chấp nhận dễ dàng ách chiếm đòng của chủ nghĩa thự dân phương Tây. Đây là con đường được thủ lĩnh một số đảo ở các quần đảo ngày nay là Philipin, Indonesia; quốc vương Campuchia và một số Sultan ở các Sultante miền trungbán đảo Mã Lai lựa chọn . Ở Campuchia, năm 1863 khi thực dân Phapscho chiến thuyền ngược dòng Mekong đến Phnom Penh thì nhà vua Norodon đã tự nguyện xin thuần phục, hi vọng từ cách đó có thể thoát khỏi sưc ép từ 2 nước láng giềng là Xiêm và Việt Nam. Khi nhận ra rằng chủ quyền của vương quốc vì vậy đã bị rơi vào tay một thế lực thống trị ngoại bang mới , Norodon mới tìm cách chống trả thì đã quá muộn.
Con đường thứ hai: kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến. Đây là con đường được nhiều các quốc gia châu Á lựa chọn tiêu biểu như cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, Miến Điện chống thực dân Anh và cuộc kháng chiến của nhà Mãn Thanh chống lại cuộc tấn công của chủ nghĩa thực dân phương Tây trong hai cuộc “chiến tranh thuốc phiện” ( 1839-1842 và 1856-1860). Các cuộc kháng chiến này dù có quyết liệt tời đâu nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục trước quân đội viễn chinh nhà nghế của thực dân phương Tây. Sự thất bại của phổ biến của các cuộc kháng chiến chống thực dân phương Tây đã chứng tở rằng chỉ với phương thức kháng chiến truyền thống không thể bảo vệ được chủ quyền đất nước.
Con đường thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân, hiện đại hóa đất nước theo mô hình phát triển của phương Tây. Đây là con đường đặc biệt không những để đối phỏ với nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây mà còn giúp cho các dân tộc ở châu Á thay đổi mô hình và quỹ đạo phát triển , tự giải thoát mình khỏi bế tắc lịch sử.
Sửa lần cuối: