Sự cám dỗ - hãy học tập cách khắc phục

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Sự cám dỗ - hãy học tập cách khắc phục

1. Sự lôi cuốn của Một viên kẹo – kìm hãm sự thèm muốn trong lúc học bài

Đại học Tư Thản Phúc nổi tiếng với thuyết “thực nghiệm dấu vết của sự trưởng thành”.

Trong phòng học gồm có mấy đứa trẻ mười tuổi với đứa trẻ 4 tuổi, trước mặt mỗi đứa trẻ đều đặt một viên kẹo.

Thầy giáo nói: Sau khi thầy đặt viên kẹo xuống bàn, các em có thể ăn viên kẹo đó. Nhưng, nếu ai đợi thầy làm xong việc đã rồi mới ăn thì sẽ được thêm một viên kẹo nữa. Ý của thầy là nếu trẻ con có thể đủ kiên nhẫn đợi thầy giáo làm xong mới ăn thì có nghĩa là chúng sẽ được ăn đến hai viên kẹo.

Với sự cám dỗ của viên kẹo, một số trẻ quyết tâm đợi qua một lúc nữa mới ăn. Để kiềm chế sự cám dỗ đó, chúng sẽ nhắm hai mắt lại hoặc úp mặt xuống bàn tay để đợi, cũng có đứa nói chuyện luôn mồm, hát hò, chơi vật tay, hoặc sẽ cố gắng ngủ…Chúng sẽ sử dụng một số kĩ xảo đơn giản như vậy, một số trẻ nhỏ mới có đủ dũng khí chiến thắng chính bản thân mình, cuối cùng chúng sẽ được những hai viên kẹo. Nhưng số khác tính nóng vội hơn nên thấy thầy vừa ra khỏi lớp đã lập tức ăn viên kẹo. Khoảng 12 – 14 năm sau, khi chúng đã bước vào tuổi thanh niên, những đứa trẻ con ngày ấy đối diện xã giao vô cùng mẫn tiệp. Những đứa trẻ đã cố gắng đợi được hai viên kẹo, hiển nhiên có đầy đủ năng lực để cạnh tranh, cũng như có lòng tự tin rất cao. Chúng có đầy đủ năng lực cần thiết để tin cậy, chúng không muốn làm loạn, rất sợ sự bất an, không coi nhẹ tình cảm. bởi vì chúng là người có trách nhiệm và lòng tự tin, có thể tin cậy trong công việc, cho nên có thể giành được sự tín nhiệm của những người khác.

Thế nhưng những đứa trẻ không kìm hãm được sự cám dỗ của viên kẹo, trong số đó có khoảng 1/3 hiển nhiên là thiếu những phẩm chất tốt, gặp nhiều vấn đề về tâm lí. Lúc xã giao, chúng hơi e dè nhút nhát, cố chấp, có thành kiến, thiếu sự quyết đoán; khi gặp sự cố thì hoảng loạn, bản thân nghĩ tới những việc sai trái hay những đồng tiền bất chính; gặp việc thường tìm cách thoát lui hoặc không biết dựa vào đâu.

Đối với những đứa trẻ 4 tuổi đó mà nói, đây là sự khảo nghiệm dưới góc độ tinh thần, đó là sự xung động và sự khống chế dục vọng, tức là mức độ của sự ham muốn giữa cái ngay lập tức được thỏa mãn với khoảng thời gian chờ đợi để có được sự thỏa mãn.
Đây chính là “thực nghiệm dấu vết của sự trưởng thành”. Nhà tâm lí học Mễ Thiết Nhĩ trong những năm 60 của thế kỉ 20 bắt đầu tiến hành phân tích và nghiên cứu những căn cứ về những đứa trẻ trong vườn trẻ của trường đại học Tư Thản Phúc, từ khi chúng 4 tuổi cho đến khi chúng tốt nghiệp trung học. Kết quả thực nghiệm cuối cùng cho thấy khi đứa trẻ còn nhỏ sự lựa chọn của chúng sẽ phản ánh lại đặc trưng tính cách, hơn nữa nó cũng biểu hiện một phần nhất định con đường nhân sinh sau này của chúng.

View attachment 9842

Trong sinh hoạt hằng ngày, những trẻ con thường có nhiều nhu cầu quá mức. Những nhu cầu quá mức này có hai hình thức: thứ nhất nhu cầu chính là đối tượng quá mức. Vừa ăn một que kem lại muốn ăn thêm một que nữa; vừa mới mua một cặp xách lại muốn mua thêm cái nữa. Thứ hai thời gian nhu cầu quá mức. Bất kể là nhu cầu gì, một khi đã nảy sinh thì lập tức phải được thỏa mãn. Nhìn qua cửa tiệm thấy nhiều đồ chơi, lập tức muốn mua ngay, tức là làm cho bố hoặc mẹ phải về nhà lấy tiền để mua về ngay, nếu không được thì la khóc loạn lên.

Vấn đề khi trẻ nảy sinh “nhu cầu quá mức”, mặt biểu hiện của nó có thể là chính bản thân đứa trẻ; trên thực tế căn nguyên còn là do những người lớn trong gia đình. Tức là người lớn có hành vi khi “có nhu cầu thì được đáp ứng ngay”, vì vậy, lơn lên trẻ cũng có thói quen như vậy.

Khi trẻ còn rất nhỏ, chúng hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của bố mẹ như đói, khát, chúng thường rất gấp gáp vội vàng khi những nhu cầu này chưa được đáp ứng ngay, đây cũng là điều dễ hiểu. Ví dụ như một đứa trẻ dùng tiếng khóc lớn hơn để biểu hiện nhu cầu muốn uống sữa, đó cũng là một việc bình thường, nhân vì khi trẻ có biểu hiện như vậy thì sẽ có sự phản ứng lại đối với nhu cầu thực tế đó. Nhưng sau khi được tuổi rưỡi, bố mẹ nên giải thích cho chúng hiểu: sữa vẫn còn nóng, đợi một phút nữa mới uống được. Không nên cho rằng trẻ không hiểu, nghe nhiều lần trẻ sẽ hiểu ra. Khi trẻ con khóc, hãy để chúng khóc một lúc, chớ bận tâm quá. Khi trẻ lớn hơn một chút, mối lo lắng đó là chúng đã học được ngôn ngữ để biểu đạt được yêu cầu của mình, bố mẹ lại càng nên có ý thức ren luyện chúng, nên có lòng kiên nhẫn, hiểu được sự chờ đợi, lợi dụng sự chờ đợi đó mà bồi dưỡng khả năng kiềm chế trước những cám dỗ của dục vọng.

Ở phương Tây trong ngày lễ Noel, mọi nhà đều ở nhà bày biện cây thông Noel. Tôi có một anh bạn người Mỹ, trước mấy ngày tới ngày Chúa giáng sinh, đều phải gói quà tặng, đặt lên cây. Cả gia đình ai cũng có quà nhưng phải đợi đến buổi sáng của ngày lễ Giáng sinh mới được mở. Đưa con chưa đầy 3 tuổi của bạn tôi, nó biết quà của nó được đặt ở đâu, nó liền chạy đến, nhìn xem, nó nói rất thích thú với cả nhà: đây là quà của con! Và nó cũng không kìm lại để đợi đến lúc mở ra xem. Đứa trẻ này thật không đơn giản, dù mỗi năm gia đình đều tổ chức lễ như vậy. Nó bắt đầu khóc, muốn ngay lập tức được mở quà, nhưng bố mẹ nó vẫn kiên quyết: khóc cũng không có tác dụng, món quà phải tới buổi sáng Giáng sinh mới được nhận. Món quà dù có được đặt ở đâu cũng chẳng thể chạy mất được, nó đều là của con. Bố mẹ đã giúp nó kiên nhẫn chờ đợi thêm mấy ngày nữa, ví dụ, giúp nó tính thời gian, hoặc để cho nó ngày ngày đi xem món quà. Tóm lại, nguyên tắc là nguyên tắc, con trẻ phải tuân theo, thế nhưng bố mẹ cũng hết sức giúp đỡ để chúng vượt qua mà không cảm thấy phải khổ sở. Trai qua sự rèn luyện như vậy, đứa trẻ sẽ biến thành người có lòng kiên trì, có thể khống chế được dục vọng bản thân.

2. Sự kiên nhẫn và kiềm chế không phải tự nhiên mà có, nó là cái phải được bồi dưỡng.

Có cậu bé thường rất dễ nổi cáu. Một hôm, bố cho chúng một bao đinh, nói với nó rằng, mỗi khi con tức giận lúc đó sẽ đóng nó lên sau hàng rào.

Ngày đầu tiên, đứa bé dùng hết 37 cái đinh. Dần dần, mỗi ngày số lượng đinh giảm dần, bởi vì đứa trẻ phát hiện ra rằng mình ít nổi giận thì số đinh sẽ dễ dàng được giảm đi.

Cuối cùng vào một ngày nọ, đứa trẻ đã thay đổi được thói quen nổi cáu, bố lại nói với nó rằng, từ bây giờ trở đi, mỗi khi con kiềm chế được sự tức giận của mình, con hãy nhổ một cái đinh ra.

Ngày qua ngày, cậu bé cuối cùng đã nhổ hết số đinh trên hàng rào.

Lúc này ông bố dẫn đứa con trai ra sau vườn nói rằng: bây giờ, con đã thành một đứa trẻ ngoan. Nhưng con hãy nhìn xem, vẫn còn những vết đinh trên hàng rào, những vết đinh này sẽ mãi mãi chẳng bao giờ mất đi cả. Nếu như con cầm dao đâm người khác một nhát, bất kể con nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, thì vết thương đó vĩnh viễn tồn tại. Khi con tức giận, lời nói của con cũng giống như những vết đinh còn lưu lại này, lời nói có thể khiến người khác bị tổn thương không gì có thể làm lành được.

Người bố đã dạy cho đứa con trai một bài học sinh động về việc “tự khống chế hành động của bản thân”. Nó giống như một câu chuyện ngụ ngôn sinh động có sức tác động mạnh, nó là một ví dụ cho các bậc làm bố mẹ. Tính cách là một loại năng lực, có rất nhiều người mẹ không phủ nhận cách nói này, nhưng đồng thời họ cũng phát hiện việc bồi dưỡng tính cách còn khó hơn cả việc dạy con biết chữ, họ thường cảm thấy bất lực. Kì thực, chỉ cần bố mẹ để tâm chú ý chắc chắn sẽ có cơ hội.

Vào một ngày nọ, mẹ đang nấu ăn trong bếp, bé Anh nghe thấy mùi thơm liền chạy vào.

“Mẹ ơi! Con muốn ăn trứng rán.”

“Trứng vẫn chưa rán xong, đợi mẹ 5 phút nữa nhé.”

“Con không muốn đợi, con muốn ăn ngay bây giờ!” Yêu cầu của bé gái 3 tuổi không được đáp ứng.

“Trứng rán chưa chín làm sao mà ăn được? Nếu con đói thì hãy ăn bánh bao trước đi nhé”.

“Không, không, con muốn ăn trứng rán”.

Người mẹ không hiểu tâm ý của đứa con gái nhỏ, biết rằng khả năng kiềm chế của nó rất kém, khó lòng kìm được ham muốn trong lòng với sự cám dỗ bên ngoài. Để cho nó hiểu rằng vì sao phải đợi, mẹ liền bế nó vào bếp, cho nó thấy.

Qua 5 phút đứa trẻ liền chạy lại, vội vàng nói với mẹ “Đã 5 phút rồi, con muốn ăn trứng rán”.

Lúc này đúng là trứng rán xong, thế nhưng vì để cho đứa trẻ có lòng kiên nhẫn, người mẹ không mang cho nó ăn ngay mà để nó phải bình tĩnh chờ thêm chút nữa.

“Đợi chốc nữa, trứng tuy rán xong, nhưng bây giờ còn rất nóng, chưa thể ăn ngay được.”

“Không, con không sợ nóng, bây giờ con muốn ăn rồi”, bé Anh lại khóc lên.

“Con phải học cách chờ đợi chứ, nếu con cứ vòi vĩnh như vậy mẹ sẽ không cho con ăn nữa đâu”.

Đứa trẻ tức giận, một lúc sau nó vùng vằng chạy ra khỏi bếp, vào phòng mình khóc nấc lên.

Một lát sau, mẹ đem trứng rán đặt lên bàn, nói với bé rằng: “Nào, trứng rất thơm đây, bây giờ có thể ăn được rồi.”

Thấy bé chẳng có phản ứng gì, mẹ biết rằng nó vẫn còn giận, cũng không dỗ dành, tiếp tục làm việc. Lúc này, bé Anh mới từ phòng khách rón rén bước ra, đến bên bàn ăn trứng rán.

Mẹ của bé Anh lợi dụng phương pháp chờ đợi, có ý rèn luyện cho bé khả năng kiềm chế bản thân.

Rất nhiều bậc cha mẹ không đủ lí tính để nhìn thấy được những yêu cầu quá mức của trẻ, thường hữu ý hay vô tình dung túng, bồi dưỡng thói quen và thái độ này của chúng. Lập tức thỏa mãn nhu cầu uống nước, bố mẹ đã phải đổ nước trong bình thủy tinh ra cho vào cốc lớn rồi từ cốc lớn cho vào cốc nhỏ, cuối cùng không ngừng nhấp thử, xem nước đã nguội chưa. Để lập tức thỏa mãn nhu cầu uống nước của trẻ, bố mẹ dùng tới 5-6 món đồ, không ngừng nghỉ giải quyết sự tình, đứa trẻ bên cạnh vẫn không ngừng giãy giụa, người lớn thì loạn lên tìm cách dỗ dành: “Được rồi, được rồi, xong rồi đây”. Nếu như bố mẹ bị động thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ, vậy thì bố mẹ sẽ biến thành nô lệ của chúng, khoa chân múa tay cả ngày không kịp đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Điều tối quan trọng là chúng ta phải tìm cách để trẻ hiểu được: sự cám dỗ bên ngoài không tồn tại, tùy theo dục vọng của mình mà sản sinh ra, thế nên, con cái không phải là trung tâm của thế giới, cho nên phải học cách chờ đợi, học cách không chế hành vi và tình cảm của mình.

3. Bố mẹ nhẫn nại thì mới có thể bồi dưỡng rèn luyện cho trẻ thành người với lòng kiên nhẫn.

Để rèn luyện trẻ có lòng nhẫn nại và năng lực không chế, cha mẹ trước tiên phải có sự nhẫn nại, có thể kiềm chế bản thân.

Một ngày Tiểu Duy Ni nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con muốn đi chơi công viên”.

Khi ấy mẹ đang viết luận văn, mẹ nói với bé rằng: “Đợi mẹ viết xong chương này rồi đi nhé”.
“Không, con muốn đi bây giờ cơ”.

“Duy Ni, chương này rất quan trọng, mẹ phải viết cho xong. Con chơi một ít, đợi mẹ làm xong nhất định sẽ đi, được không?”
Được 15 phút, bé lại giục mẹ: “Mẹ ơi, vẫn còn lâu thế à?”

Khi mẹ nói với trẻ là hãy đợi mẹ một lúc nữa, Duy Ni lại càng giục mẹ đi.

Đến lúc mẹ đã viết xong bài luận đi gọi Duy Ni: “Mẹ đã xong việc rồi đây, đi nào, mẹ sẽ dẫn con đi chơi”.

“Không, đợi lát nữa, con đang đọc dở câu chuyện này rồi”, đứa bé ôm cuốn truyện, đáp lại mẹ.

Bởi vì hoàn thành bài luận xong, mẹ cũng rất muốn đi ngay, không chần chừ. Nhưng lúc này, người mẹ này cũng rất nhẫn nại, mẹ ngồi tại phòng khách đợi đứa con gái của mình. Cuối cùng, đợi đến khi Duy Ni đọc xong cuốn truyện, hai mẹ con mới rời khỏi nhà.
Có một số ông bố bà mẹ bắt con mình chờ đợi, mà không bao giờ biết nhẫn nại chờ đợi chúng, điều này làm cho trẻ có cảm giác không được tôn trọng, từ đó không muốn tiếp nhận yêu cầu của bố mẹ.

Cần ghi nhớ, cuộc sống hằng ngày có hiệu quả rất cao đối với việc hình thành đức tính tốt của con cái.

Đối với trẻ con mà nói, vườn trẻ chính là môi trường sinh hoạt xã hội rất tốt. Ví dụ, chúng ta khó có thể hướng đứa trẻ 3 tuổi đến những đức tính tốt như tính kìm chế và tính nhẫn nại, thế nhưng, kinh nghiệm xã hội lại có thể. Nếu như, một thứ đồ chơi nào đó đang được trẻ dùng đến, mà một đứa trẻ khác cũng muốn có, thì đứa trẻ chơi trước chơi xong rồi mới tới đứa trẻ sau chơi. Phẩm chất xã hội quan trọng được hình thành như vậy đó.

Trong một hoàn cảnh xã hội tốt, trẻ có thể dần dần hình thành được những đức tính tốt. Trẻ sẽ phải biết tôn trọng công việc của người khác, chứ không cần người khác phải dạy rồi mới biết điều này, hơn nữa vì hằng ngày trẻ đều trải qua những việc tương tự như vậy. Nếu như trong vòng vài năm, mà lúc nào cũng đều như thế, vậy thì tôn trọng người khác, dần dần biến thành một bộ phận trong nếp sống nếp nghĩ hằng ngày của đứa trẻ, và qua thời gian sẽ thành thục. Xã hội không hề dựa vào bất cứ người nào, chỉ có dựa vào sự hài hòa của các hoạt động. Đây là một phương pháp ức chế, nó xuất hiện khi phủ định một xung đột nào đó, trong kinh nghiệm của trẻ, nhẫn nại và tự khống chế mình là một đức tính tốt cần được phát huy.

Vì vậy, các bậc làm cha mẹ nên bồi dưỡng rèn luyện cho con mình có được những thói quen tốt này, không những có khả năng tự chịu trách nhiệm về mình mà còn có thể chịu trách nhiệm trước xã hội.

Khi giúp trẻ phát triển tinh thần, các ông bố bà mẹ cũng nên làm như vậy. Khi trẻ đang tập trung tinh thần vào một việc nào đó, chúng ta tuyệt đối không nên can thiệp vào. Nhưng nếu như, trẻ hy vọng đến sự tán thành của chúng ta, chúng ta cũng nên đồng tình ủng hộ. Chủ nhân mà bố mẹ phục vụ đó chính là chủ thể tinh thần của trẻ, khi nó có biểu hiện về một yêu cầu nào đó, bố mẹ phải nhanh chóng đáp ứng.

Theo Sách Thói quen dạy con thành đạt*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top