rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Quan niệm sai: Nếu bạn đang ở trong một hoàn cảnh tồi tệ thì bạn sẽ làm bất kỳ việc gì bạn có thể để thoát khỏi nó.
Sự thật: Nếu bạn cảm thấy bạn không kiểm soát được số phận của bạn thì bạn đầu hàng và chấp nhận bất kỳ hoàn cảnh nào của bạn.
Năm 1965, nhà tâm lý học Martin Seligman bắt đầu cho điện giật những chú chó.
Ông đang cố gắng mở rộng nghiên cứu của Pavlov – người có thể làm những chú chó chảy nước bọt khi nghe một tiếng chuông. Seligman muốn đi theo hướng khác, và khi ông rung chuông, thay vì cung cấp thức ăn, ông cho điện giật những chú chó. Để giữ cho chúng không nhúc nhích, ông giam chúng trong một cái áo giáp suốt buổi thực nghiệm. Sau khi chúng được điều kiện hóa, ông đưa chúng vào 1 cái hộp lớn với một hàng rào nhỏ ngăn cái hộp làm hai. Ông giả định rằng nếu con chó nghe tiếng chuông thì nó sẽ nhảy qua hàng rào để trốn thoát, nhưng nó không nhảy. Nó chỉ ngồi đó. Ông quyết định thử cho điện giật con chó sau tiếng chuông. Con chó vẫn chỉ ngồi đó và chịu đựng. Khi họ đặt một con chó vào trong một cái hộp chưa bao giờ bị điện giật trước đó hoặc trước đó cho phép con chó trốn thoát và thử cho điện giật nó thì con chó đã nhảy qua hàng rào.
Bạn cũng giống như những chú chó đó.
Nếu trong quá trình sống, bạn từng trải qua thất bại liểng xiểng hoặc bị bạo hành, đánh đập dữ dội hoặc đánh mất sự kiểm soát thì bạn tự thuyết phục bản thân theo thời gian rằng không có lối thoát, và nếu lối thoát được đem đến cho bạn thì bạn vẫn sẽ không hành động – bạn trở thành một người theo thuyết hư vô, tin vào sự vô ích hơn là niềm lạc quan.
Các nghiên cứu về người trầm cảm cho thấy họ thường đầu hàng trước thất bại và dừng cố gắng. Người bình thường sẽ tìm kiếm những yếu tố bên ngoài để đổ lỗi khi anh/cô ấy thi trượt. Con người sẽ nói rằng thầy giáo của họ là thằng khốn hoặc họ không ngủ đầy đủ. Nhưng người trầm cảm thường sẽ đổ lỗi cho bản thân họ và cho rằng họ ngu ngốc. Seligman gọi đây là kiểu giải thích của bạn. Bạn xem các sự kiện ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn qua 3 khuynh độ: cá nhân, sự kéo dài mãi mãi và tính xâm nhập. Nếu bạn đổ lỗi cho bản thân hoặc đổ lỗi cho những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của bạn thì nó gây tổn thương nhiều hơn. Nếu bạn tin rằng hoàn cảnh sẽ không bao giờ thay đổi thì nỗi buồn trở nên mạnh mẽ hơn là nếu bạn tin rằng ngày mai sự việc sẽ tốt hơn. Nếu bạn nghĩ rằng những vấn đề của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc đời bạn thay vì chỉ một khía cạnh cụ thể thì bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn. Sự bi quan nằm ở một phía của khuynh độ và sự lạc quan nằm ở phía khác. Kiểu giải thích của bạn càng bi quan thì bạn càng dễ dàng trượt đến sự bất lực.
Bạn có đi bầu cử không?
Nếu không, có phải vì bạn nghĩ rằng nó không quan trọng vì sự việc không bao giờ thay đổi? Đó là sự bất lực do học được.
Khi những phụ nữ bị đánh đập hoặc trẻ em bị bạo hành hoặc những tù nhân bị nhốt lâu từ chối trốn thoát, họ không trốn thoát vì họ đã chấp nhận tính vô ích của sự cố gắng. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể dẫn bạn đến chỗ tuyệt vọng và chấp nhận số phận của bạn. Nếu bạn sống cô đơn trong một thời gian dài thì bạn sẽ cho rằng cô đơn là một thực tế của cuộc sống và bỏ qua nhiều cơ hội làm quen với mọi người. Sự mất kiểm soát trong bất kì tình huống nào có thể dẫn đến tình trạng này.
Trong nghiên cứu khác, Seligman cấy những tế bào ung thư vào những chú chuột để chúng sẽ phát triển thành những khối u gây tử vong. Sau đó những chú chuột bị cho điện giật, nhưng một số chú chuột có một cơ hội để trốn thoát bằng cách ấn lên một đòn bẩy. Nhóm khác thì không bị điện giật. 1 tháng sau, 63% số chuột có thể trốn thoát đã từ chối. Ở nhóm không bị điện giật thì 54% từ chối. Tỷ lệ sống sót của nhóm chuột bị buộc chịu đựng điện giật chỉ có 23%. Những chú chuột bị ung thư sẽ chết sớm hơn nếu bị đặt trong một tình huống không thể trốn thoát.
Một nghiên cứu năm 1976 bởi Ellen Langer và Judith Rodin cho thấy ở những nhà chăm sóc khuyến khích tính thụ động thì sức khỏe và hạnh phúc của các bệnh nhân giảm xuống nhanh chóng. Nếu thay vào đó các bệnh nhân ở những nhà chăm sóc được cho sự lựa chọn và trách nhiệm thì họ vẫn giữ được sự năng động và khỏe mạnh. Nghiên cứu này được lặp lại ở các tù nhân. Chỉ cần cho phép các tù nhân di chuyển đồ đạc và kiểm soát cái tivi đã giúp họ ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe và sự nổi loạn. Ở những người vô gia cư họ không thể lựa chọn ăn cái gì thì những người đó ít cố gắng để tìm một công việc hoặc tìm một căn hộ. Khi bạn có thể thành công ở những nhiệm vụ dễ dàng thì bạn cảm thấy có thể làm được những nhiệm vụ khó khăn. Khi bạn không thể thành công ở những nhiệm vụ nhỏ thì mọi việc dường như khó khăn hơn.
Nhà tâm lý Charisse Nixon cho các sinh viên của bà thấy sự bất lực do học được hoạt động như thế nào bằng cách yêu cầu họ hoàn thành những bài test sắp xếp lại từ. Bà yêu cầu các sinh viên sắp xếp lại những chữ cái trong các từ để tạo ra các từ mới. Bà yêu cầu lớp làm việc này: “whirl”, “slapstick”, “cinerama”. Bạn hảy thử làm. Nếu bạn đang ở lớp của Nixon, khi bạn đang làm từ đầu tiên, bà ấy sẽ hỏi ai đã hoàn thành thì giơ tay và sau đó bạn thấy một nửa lớp giơ tay. Sau đó Nixon yêu cầu họ làm từ tiếp theo và một lần nữa, tất cả mọi người trong lớp giơ tay, trừ bạn và vài người khác. Bà lặp lại yêu cầu này với từ thứ ba, và lần nữa, một nửa lớp giơ tay rất nhanh trong khi những người còn lại ngồi nhìn một cách kinh ngạc. Chiêu của Nixon trong nghiên cứu là một nửa lớp nhận được các từ ở trên và nửa còn lại nhận được các từ “bat”, “lemon”, “Cinerama”. “Bat” dễ dàng chuyển thành “tab” và “lemon” chuyển thành “melon”. Do đó khi một nửa lớp được làm với hai từ dễ chuyển sang từ “cinerama” thì họ thấy đơn giản để xếp lại thành “American”. Nếu bạn giống phần lớn mọi người, bạn sẽ cảm thấy kì lạ và cảm thấy mình bất tài khi thấy những cánh tay giơ lên trong khi bạn đang nhìn “whirl”. Nếu điều này quá dễ thì có gì sai ở tôi?” Và sau đó tiếp tục với từ “slapstick” và bây giờ bạn thậm chí cảm thấy mình ngu hơn khi một nửa lớp không gặp vấn đề gì với nó. Và bây giờ khi sự bất lực do học được đạt hiệu quả trọn vẹn, bạn thấy “Cinerama” khác biệt với những người tự tin kia. Ngay cả khi nó không quá khó thì sự bất lực do học được nói bạn nên đầu hàng. Trong lớp của Nixon, một nửa lớp được giao những từ họ không thể sắp xếp lại được đã đầu hàng trước từ thứ ba.
Lý thuyết cho rằng làm thế nào mà một hành vi kì lạ sẽ tiến hóa đó là nó bắt nguồn từ khao khát giữ gìn các nguồn lực của mọi sinh vật. Nếu bạn không thể trốn thoát khỏi một nguồn gây stress, bạn nghĩ rằng nếu bạn tiếp tục vật lộn, nỗ lực thì bạn có thể chết. Nếu bạn dừng nỗ lực, thì có khả năng điều tồi tệ sẽ biến mất.
Hằng ngày, bạn cảm thấy như thể bạn không thể kiểm soát được những lực tác động đến số phận của bạn – công việc của bạn, sự nghiện ngập của bạn, bệnh trầm cảm của bạn, tiền của bạn.
Tuy nhiên, những sự lựa chọn, dù là những lựa chọn nhỏ bé, có thể ngăn sự bất lực. Bạn phải chống lại hành vi của bạn và học cách thất bại với lòng kiêu hãnh. Thất bại thường là cách duy nhất để đạt được thứ bạn muốn từ cuộc đời. Trừ cái chết, số phận của bạn không phải là không tránh được.
Bạn không thông minh lắm, nhưng bạn thông minh hơn những chú chó và những chú chuột.
Nguồn: Dịch từ cuốn “You are not so smart” – David McRaney.
Sự thật: Nếu bạn cảm thấy bạn không kiểm soát được số phận của bạn thì bạn đầu hàng và chấp nhận bất kỳ hoàn cảnh nào của bạn.
Năm 1965, nhà tâm lý học Martin Seligman bắt đầu cho điện giật những chú chó.
Ông đang cố gắng mở rộng nghiên cứu của Pavlov – người có thể làm những chú chó chảy nước bọt khi nghe một tiếng chuông. Seligman muốn đi theo hướng khác, và khi ông rung chuông, thay vì cung cấp thức ăn, ông cho điện giật những chú chó. Để giữ cho chúng không nhúc nhích, ông giam chúng trong một cái áo giáp suốt buổi thực nghiệm. Sau khi chúng được điều kiện hóa, ông đưa chúng vào 1 cái hộp lớn với một hàng rào nhỏ ngăn cái hộp làm hai. Ông giả định rằng nếu con chó nghe tiếng chuông thì nó sẽ nhảy qua hàng rào để trốn thoát, nhưng nó không nhảy. Nó chỉ ngồi đó. Ông quyết định thử cho điện giật con chó sau tiếng chuông. Con chó vẫn chỉ ngồi đó và chịu đựng. Khi họ đặt một con chó vào trong một cái hộp chưa bao giờ bị điện giật trước đó hoặc trước đó cho phép con chó trốn thoát và thử cho điện giật nó thì con chó đã nhảy qua hàng rào.
Bạn cũng giống như những chú chó đó.
Nếu trong quá trình sống, bạn từng trải qua thất bại liểng xiểng hoặc bị bạo hành, đánh đập dữ dội hoặc đánh mất sự kiểm soát thì bạn tự thuyết phục bản thân theo thời gian rằng không có lối thoát, và nếu lối thoát được đem đến cho bạn thì bạn vẫn sẽ không hành động – bạn trở thành một người theo thuyết hư vô, tin vào sự vô ích hơn là niềm lạc quan.
Các nghiên cứu về người trầm cảm cho thấy họ thường đầu hàng trước thất bại và dừng cố gắng. Người bình thường sẽ tìm kiếm những yếu tố bên ngoài để đổ lỗi khi anh/cô ấy thi trượt. Con người sẽ nói rằng thầy giáo của họ là thằng khốn hoặc họ không ngủ đầy đủ. Nhưng người trầm cảm thường sẽ đổ lỗi cho bản thân họ và cho rằng họ ngu ngốc. Seligman gọi đây là kiểu giải thích của bạn. Bạn xem các sự kiện ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn qua 3 khuynh độ: cá nhân, sự kéo dài mãi mãi và tính xâm nhập. Nếu bạn đổ lỗi cho bản thân hoặc đổ lỗi cho những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của bạn thì nó gây tổn thương nhiều hơn. Nếu bạn tin rằng hoàn cảnh sẽ không bao giờ thay đổi thì nỗi buồn trở nên mạnh mẽ hơn là nếu bạn tin rằng ngày mai sự việc sẽ tốt hơn. Nếu bạn nghĩ rằng những vấn đề của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc đời bạn thay vì chỉ một khía cạnh cụ thể thì bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn. Sự bi quan nằm ở một phía của khuynh độ và sự lạc quan nằm ở phía khác. Kiểu giải thích của bạn càng bi quan thì bạn càng dễ dàng trượt đến sự bất lực.
Bạn có đi bầu cử không?
Nếu không, có phải vì bạn nghĩ rằng nó không quan trọng vì sự việc không bao giờ thay đổi? Đó là sự bất lực do học được.
Khi những phụ nữ bị đánh đập hoặc trẻ em bị bạo hành hoặc những tù nhân bị nhốt lâu từ chối trốn thoát, họ không trốn thoát vì họ đã chấp nhận tính vô ích của sự cố gắng. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể dẫn bạn đến chỗ tuyệt vọng và chấp nhận số phận của bạn. Nếu bạn sống cô đơn trong một thời gian dài thì bạn sẽ cho rằng cô đơn là một thực tế của cuộc sống và bỏ qua nhiều cơ hội làm quen với mọi người. Sự mất kiểm soát trong bất kì tình huống nào có thể dẫn đến tình trạng này.
Trong nghiên cứu khác, Seligman cấy những tế bào ung thư vào những chú chuột để chúng sẽ phát triển thành những khối u gây tử vong. Sau đó những chú chuột bị cho điện giật, nhưng một số chú chuột có một cơ hội để trốn thoát bằng cách ấn lên một đòn bẩy. Nhóm khác thì không bị điện giật. 1 tháng sau, 63% số chuột có thể trốn thoát đã từ chối. Ở nhóm không bị điện giật thì 54% từ chối. Tỷ lệ sống sót của nhóm chuột bị buộc chịu đựng điện giật chỉ có 23%. Những chú chuột bị ung thư sẽ chết sớm hơn nếu bị đặt trong một tình huống không thể trốn thoát.
Một nghiên cứu năm 1976 bởi Ellen Langer và Judith Rodin cho thấy ở những nhà chăm sóc khuyến khích tính thụ động thì sức khỏe và hạnh phúc của các bệnh nhân giảm xuống nhanh chóng. Nếu thay vào đó các bệnh nhân ở những nhà chăm sóc được cho sự lựa chọn và trách nhiệm thì họ vẫn giữ được sự năng động và khỏe mạnh. Nghiên cứu này được lặp lại ở các tù nhân. Chỉ cần cho phép các tù nhân di chuyển đồ đạc và kiểm soát cái tivi đã giúp họ ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe và sự nổi loạn. Ở những người vô gia cư họ không thể lựa chọn ăn cái gì thì những người đó ít cố gắng để tìm một công việc hoặc tìm một căn hộ. Khi bạn có thể thành công ở những nhiệm vụ dễ dàng thì bạn cảm thấy có thể làm được những nhiệm vụ khó khăn. Khi bạn không thể thành công ở những nhiệm vụ nhỏ thì mọi việc dường như khó khăn hơn.
Nhà tâm lý Charisse Nixon cho các sinh viên của bà thấy sự bất lực do học được hoạt động như thế nào bằng cách yêu cầu họ hoàn thành những bài test sắp xếp lại từ. Bà yêu cầu các sinh viên sắp xếp lại những chữ cái trong các từ để tạo ra các từ mới. Bà yêu cầu lớp làm việc này: “whirl”, “slapstick”, “cinerama”. Bạn hảy thử làm. Nếu bạn đang ở lớp của Nixon, khi bạn đang làm từ đầu tiên, bà ấy sẽ hỏi ai đã hoàn thành thì giơ tay và sau đó bạn thấy một nửa lớp giơ tay. Sau đó Nixon yêu cầu họ làm từ tiếp theo và một lần nữa, tất cả mọi người trong lớp giơ tay, trừ bạn và vài người khác. Bà lặp lại yêu cầu này với từ thứ ba, và lần nữa, một nửa lớp giơ tay rất nhanh trong khi những người còn lại ngồi nhìn một cách kinh ngạc. Chiêu của Nixon trong nghiên cứu là một nửa lớp nhận được các từ ở trên và nửa còn lại nhận được các từ “bat”, “lemon”, “Cinerama”. “Bat” dễ dàng chuyển thành “tab” và “lemon” chuyển thành “melon”. Do đó khi một nửa lớp được làm với hai từ dễ chuyển sang từ “cinerama” thì họ thấy đơn giản để xếp lại thành “American”. Nếu bạn giống phần lớn mọi người, bạn sẽ cảm thấy kì lạ và cảm thấy mình bất tài khi thấy những cánh tay giơ lên trong khi bạn đang nhìn “whirl”. Nếu điều này quá dễ thì có gì sai ở tôi?” Và sau đó tiếp tục với từ “slapstick” và bây giờ bạn thậm chí cảm thấy mình ngu hơn khi một nửa lớp không gặp vấn đề gì với nó. Và bây giờ khi sự bất lực do học được đạt hiệu quả trọn vẹn, bạn thấy “Cinerama” khác biệt với những người tự tin kia. Ngay cả khi nó không quá khó thì sự bất lực do học được nói bạn nên đầu hàng. Trong lớp của Nixon, một nửa lớp được giao những từ họ không thể sắp xếp lại được đã đầu hàng trước từ thứ ba.
Lý thuyết cho rằng làm thế nào mà một hành vi kì lạ sẽ tiến hóa đó là nó bắt nguồn từ khao khát giữ gìn các nguồn lực của mọi sinh vật. Nếu bạn không thể trốn thoát khỏi một nguồn gây stress, bạn nghĩ rằng nếu bạn tiếp tục vật lộn, nỗ lực thì bạn có thể chết. Nếu bạn dừng nỗ lực, thì có khả năng điều tồi tệ sẽ biến mất.
Hằng ngày, bạn cảm thấy như thể bạn không thể kiểm soát được những lực tác động đến số phận của bạn – công việc của bạn, sự nghiện ngập của bạn, bệnh trầm cảm của bạn, tiền của bạn.
Tuy nhiên, những sự lựa chọn, dù là những lựa chọn nhỏ bé, có thể ngăn sự bất lực. Bạn phải chống lại hành vi của bạn và học cách thất bại với lòng kiêu hãnh. Thất bại thường là cách duy nhất để đạt được thứ bạn muốn từ cuộc đời. Trừ cái chết, số phận của bạn không phải là không tránh được.
Bạn không thông minh lắm, nhưng bạn thông minh hơn những chú chó và những chú chuột.
Nguồn: Dịch từ cuốn “You are not so smart” – David McRaney.